Quy tắc sống còn trong cấp cứu nhồi máu cơ tim

Theo số liệu của WHO năm 2013, trên thế giới đã có 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến tim mạch, trong đó có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim.

Tại Việt Nam, báo cáo của Viện Tim mạch Quốc Gia cho biết, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 27,4% số ca. Mỗi phút, mỗi giờ trong quá trình cấp cứu nhồi máu cơ tim đều vô cùng quý giá với bệnh nhân, vì đây là thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc” có thể phải trả giá bằng chính tính mạng bệnh nhân nếu không cấp cứu kịp thời. Do quy tắc sống còn về mặt thời gian này mà vấn đề “xác định tức thời nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm có độ chính xác cao” luôn được các bác sỹ đặt ra từ nhiều năm nay, trở thành yêu cầu hàng đầu trong cấp cứu nhồi máu cơ tim.

Những khoảnh khắc “ngàn cân treo sợi tóc”

Việc phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và cấp cứu kịp thời có thể quyết định sự sống chết của bệnh nhân. Đa số trường hợp tử vong đều liên quan đến yếu tố thời gian: phát hiện muộn, chủ quan với triệu chứng, người nhà đưa đến muộn. Ngoài ra, trước đây còn có một khó khăn lớn nằm ở chỗ các xét nghiệm nhằm xác định chính xác bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mất khá nhiều thời gian, độ chính xác cũng chưa cao.

Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, biểu hiện điển hình thường gặp là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau xương ức. Triệu chứng đi kèm bao gồm: tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.

Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm. Nguy hiểm nhất, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không triệu chứng rõ ràng và chỉ mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.

Lưu ý thêm một yếu tố quan trọng là trong nhồi máu cơ tim, nữ giới có tỷ lệ tử vong cao hơn, thậm chí gấp đôi nam giới. Thực trạng này tồn tại ở cả những nước có hệ thống y tế phát triển như Hoa Kỳ, Ý, Đức…

 

Quy tắc sống còn trong cấp cứu nhồi máu cơ tim - 1

Phát hiện tức thời nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm siêu nhạy

Nhồi máu cơ tim đáng lo ở chỗ khả năng tử vong đến nhanh và đột ngột. Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê sâu hay thậm chí đột tử. Để cứu sống bệnh nhân kịp thời, người nhà cần lưu tâm đến các triệu chứng bất thường, không chủ quan, đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, tại bệnh viện, thách thức cũng đặt ra cho đội ngũ y bác sĩ là: Làm thế nào nhanh chóng chẩn đoán chính xác đây có phải là nhồi máu cơ tim không hay biểu hiện của một bệnh lý không nghiêm trọng khác để có lộ trình điều trị chính xác.

Xét nghiệm hiện nay được đánh giá giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác nhất tình trạng nhồi máu cơ tim là xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy (hsTnI) của Abbott.

Tới nay, Troponin–I siêu nhạy (hsTnI) là xét nghiệm duy nhất đạt tiêu chí siêu nhạy của Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng Quốc tế (IFCC).

Đặc biệt, xét nghiệm này còn có ưu điểm là có “ngưỡng cắt theo giới tính”, tức cho phép định lượng chính xác nồng độ Troponin–I ở nam và nữ riêng biệt, giúp chẩn đoán chính xác hơn bệnh nhồi máu cơ tim ở nữ.

Xét nghiệm Troponin–I siêu nhạy được giới thiệu tại Việt Nam từ đầu năm 2014. Hiện nay, xét nghiệm này đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong cả nước, đây được xem là một bước tiến lớn trong việc giúp xác định tức thời và chuẩn xác nguy cơ nhồi máu cơ tim.

 

Quy tắc sống còn trong cấp cứu nhồi máu cơ tim - 2

Việc phát hiện nhanh chóng triệu chứng nhồi máu cơ tim (trong 3 giờ, thậm chí 1 giờ), độ chính xác cao cho nam và nữ, có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp người bệnh có cơ hội được cấp cứu kịp thời, có cơ hội được cứu sống cao hơn.

Để phòng tránh nhồi máu cơ tim, cần…

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.

- Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày.

- Từ bỏ thuốc lá, rượu bia vì đây đều là những “kẻ thù giấu mặt” làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Điều tiết công việc để giảm căng thẳng

- Đảm bảo ngủ sâu và đủ giấc.

- Đề phòng tăng huyết áp.

- Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm (và có hướng điều trị) những tình trạng như: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…

- Đặc biệt cần lưu tâm đến sức khỏe bản thân nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (dưới 55 tuổi), có người bị đái tháo đường.

 

Ngọc Linh