Phương pháp đúng để đánh giá phát triển trí não của bé

Việc đánh giá sự phát triển trí não của trẻ phức tạp hơn nhiều so với đánh giá sự phát triển thể chất.

Chính vì vậy mẹ không thể chỉ dùng những phương pháp quan sát cảm tính, thói quen để đánh giá, mà cần phải có các phương pháp phù hợp được thành lập dựa trên các tiêu chí khoa học để đánh giá đúng con mình. Đặc biệt là cha mẹ phải hiểu rõ về các cột mốc phát triển vàng của con để giúp cha mẹ có phương pháp nuôi dạy hợp lí để trẻ có thể học hỏi nhanh, ghi nhớ tốt.

Đánh giá theo thói quen có chính xác không?

Chị Bích Phương (Chung cư Miếu Nổi, Bình Thạnh, TP HCM) phấn chấn kể chuyện: “Khu tôi ở có nhiều trẻ con, bố mẹ đa số là công chức, nên cháu nào cũng được quan tâm chăm sóc từ bé. Bé Su nhà tôi 3 tuổi, qua nhiều lần tiếp xúc, tôi thấy bé Su hiếu động và nhanh nhẹn hơn hẳn so với các bé cùng lứa. Bé có thể thuộc các bài hát thiếu nhi nhanh và nhớ các chi tiết trong truyện cổ tích lâu hơn các bạn. Bé còn thường xuyên là người dẫn đầu trong nhóm trẻ con vui chơi ở công viên chung cư nên tôi cảm thấy rất yên tâm về trí khôn của con mình”.

Còn chị Kim Uyên (Phú Mỹ Hưng) thì lại tỏ ra lo lắng: “Toby nhà tôi có vẻ chậm hơn các bạn trong lớp mẫu giáo, đặc biệt là các trò chơi xếp hình hoặc phân biệt màu sắc. Cô giáo của cháu cũng có cùng nhận xét như vậy, tuy nhiên khi về nhà để cháu chơi một mình thì cháu hoàn toàn có thể thực hiện rất nhanh và chính xác. Chính vì vậy tôi không biết thực ra con mình đang phát triển chậm hay là bình thường nữa”.

Dù vô tình hay cố ý, dù muốn hay không, thì cách thường thấy nhất để các bà mẹ đánh giá con mình, đó chính là so sánh với… con hàng xóm, hoặc là các bé khác cùng lứa tuổi của bạn bè, trong lớp mẫu giáo. Đây là một cách so sánh sinh động, nhanh chóng và dễ đánh giá tức thời. Tuy nhiên tất cả những sự so sánh với các trẻ khác chỉ là cảm tính, và mang tính tương đối, vì mỗi trẻ có một thế mạnh riêng và phương pháp nuôi dạy của bố mẹ cũng không giống nhau, dẫn đến việc kích thích trí não trẻ phát triển không đồng đều. Muốn đánh giá chính xác mức độ phát triển trí não của con trẻ, mẹ cần có một phương pháp đánh giá khoa học đáng tin cậy hơn.

So sánh con với những đứa trẻ cùng lứa chỉ là cảm tính và tương đối.
So sánh con với những đứa trẻ cùng lứa chỉ là cảm tính và tương đối.

Mẹ cần dựa vào khoa học để đánh giá con

Khi nói đến “phát triển trí não”, mẹ cần chú ý đến nhiều yếu tố mang tính quy chuẩn và khoa học hơn là các biểu hiện riêng lẻ của trẻ qua so sánh với các trẻ cùng lứa tuổi. Các nhóm biểu hiện phát triển trí não của trẻ có thể được phân theo: cách biểu lộ cảm xúc, khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng các giác quan, khả năng phối hợp tay-mắt và khả năng học tập… Sự phát triển về cấu trúc và chức năng của não bộ của trẻ được hình thành rất nhanh và rất sớm, ngay từ tháng thứ 3 trong bào thai và trong các năm đầu đời và thường được ghi nhận theo các thời điểm đặc biệt gọi là các cột mốc vàng cụ thể, để giúp mẹ theo dõi một cách khoa học và chính xác sự phát triển trí não của con.

Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sĩ Hoàng Trọng Kim (Chủ tịch Hội Nhi khoa TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Quốc gia Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Nhi, ĐH YD TP.HCM) khuyên: Cha mẹ cần quan tâm phát triển trí não cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt là tại các cột mốc vàng, bằng các phương pháp theo dõi và nuôi dạy khoa học để giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng trí não trong tương lai”.

Mẹ cần quan tâm phát triển trí não cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.

Mẹ cần quan tâm phát triển trí não cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.

Các chuyên gia nhi khoa có rất nhiều công cụ giúp đánh giá khả năng trí tuệ đầu đời của trẻ, chẳng hạn từ tháng thứ 3-4, bé đã có sự phát triển về thị giác, có khả năng ghi nhớ hình ảnh. Tiếp theo đó, từ tháng thứ 6 trở đi, bé phát triển mạnh về nhận thức và khả năng tiếp thu và xử lý thông tin… Nếu có điều kiện, thì mẹ nên kết hợp với các BS Nhi khoa để thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện, nhưng vẫn có tính khoa học cao và thường hay được sử dụng ở Âu Mỹ. Ví dụ như test Fagan có thể đánh giá sự phát triển về thị giác và khả năng ghi nhớ hình ảnh khi bé được 6-12 tháng tuổi. Ngoài ra, các BS chuyên khoa tâm lý nhi khoa còn sử dụng một số test khác để đánh giá sớm về từ vựng, khả năng xử lý thông tin, chỉ số thông minh (IQ), chỉ số phát triển trí tuệ (MDI), chỉ số phát triển tâm thần vận động (PDI), sự phát triển thị giác thông qua sự tinh nhạy của mắt (TACP), khả năng tiếp nhận từ vựng thông qua sự phản hồi về hình ảnh (PPVT-R)…;

Để giúp mẹ hiểu hơn và có những hỗ trợ kịp thời về phát triển của con, mẹ nên dựa vào thống kê chung về “cột mốc vàng” hoặc tham gia trắc nghiệm đơn giản và trao đổi với chuyên gia thông qua trang www.hocvieniq.com hoặc www.iqbaby.com.vn.

Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, bé đã bắt đầu những bước suy luận đầu tiên, có thể nói khoảng 40 từ, và biết chọn lựa áo quần mình muốn mặc. Khi bé 2 đến 3 tuổi, bé biết trả lời tên họ đầy đủ, có thể nhận biết chính xác các màu sắc, nhớ và hát được một số bài hát mà bé ưa thích… Khi lên 3 đến 4 tuổi, bé biết sắp xếp đồ vật theo hình dạng, biết đặt các câu hỏi tại sao và quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh...

Trở về 2 trường hợp bé Su của mẹ Bích Phương và bé Toby của mẹ Kim Uyên kể trên, chúng ta thấy về mặt thể chất và trí tuệ, bé Su phát triển rất tốt, rất đáng mừng; còn mẹ Kim Uyên cũng không nên lo lắng cho bé Toby, vì Toby vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên có thể do tính cách nhút nhát, nên ở chỗ đông người như trong lớp học, bé thực hiện được các trò chơi hơi chậm hơn ở nhà, mẹ Kim Uyên nên tìm hiểu, chia sẻ, hợp tác và hướng dẫn cho bé để bé có khả năng hòa nhập tốt hơn.

Tóm lại, hiểu được sự phát triển trí não qua các cột mốc quan trọng này, mẹ sẽ dễ dàng theo dõi và nuôi dạy con theo đúng phương pháp khoa học, giúp con phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ, góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho con.

Huyền Trang

Huyền Trang