Nghiên cứu mới đem lại tin vui cho bệnh nhân gút

Mới đây, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Trưởng khoa Nội cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện một đề tài nghiên cứu về phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút hiện nay.

Đứng trước thực trạng ngày càng có nhiều người mắc bệnh gút, PGS đã nhiệt tình chia sẻ những thông tin hữu ích cho độc giả xung quanh nghiên cứu về căn bệnh này.

PV: Thưa PGS, xin ông cho biết biểu hiện của bệnh gút và các đối tượng hiện nay dễ mắc bệnh?

PGS: Bệnh gút là do sự lắng đọng axit uric ở khớp gây viêm khớp với biểu hiện đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, căng bóng, hay gặp ở khớp bàn ngón chân cái (tỷ lệ chiếm tới 70%), khớp bàn ngón tay (ít gặp). Bệnh khởi phát đột ngột, thường về đêm, sau những bữa ăn thịnh soạn, uống rượu bia, phẫu thuật sau chấn thương, stress… Bệnh hay gặp ở nam giới tuổi trung niên.

Nghiên cứu mới đem lại tin vui cho bệnh nhân gút - 1

PV: Các phương pháp điều trị gút hiện nay có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?

PGS: Phương pháp điều trị hiện nay vẫn là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và hạ axit uric máu. Thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu là Colchicin, song, thuốc này có tác dụng phụ là gây rối loạn tiêu hóa và không dùng được cho những bệnh nhân bị suy gan, suy thận. Người ta có thể kết hợp với các thuốc giảm đau không steroid khác như: Voltarel, Mobic….Có nhiều thuốc làm giảm axit uric, song, thuốc được dùng nhiều và ít tác dụng phụ là Allopurinol. Thuốc này có thể gây nên dị ứng, nổi mẩn ngứa, nên cần lưu ý khi dùng. Điều trị phẫu thuật bằng cách cắt hạt tophi, thậm chí là tháo khớp bàn ngón chân, nhưng chỉ sử dụng khi các hạt tophi lớn, bị vỡ hoặc rò rỉ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.

PV: Bệnh nhân gút cần có chế độ ăn uống, tập luyện như thế nào, thưa PGS?

PGS: Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân gút, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, tôm, cua, ốc, ếch, nội tạng động vật... Bệnh nhân cần uống nhiều nước (nước khoáng) giúp thận tăng đào thải axit uric, kiêng bia, rượu; Bên cạnh đó, nên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng. Nếu bệnh gút mà đã có hạt tophi thì không nên chọc, chích, dễ gây nhiễm trùng.

PV: Được biết, PGS đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của sản phẩm Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh gút”. Xin PGS cho biết kết quả như thế nào? Những ưu điểm của Hoàng Thống Phong ra sao?

PGS: Hoàng Thống Phong có nguồn gốc từ thảo dược mà nhân dân đã dùng để điều trị bệnh “Thống phong” như: Trạch tả, Nhọ nồi, Ba kích, Hạ khô thảo, Thổ phục linh, Nhàu… Nghiên cứu cho thấy, Hoàng Thống Phong đạt kết quả hỗ trợ điều trị rất tốt: hầu hết bệnh nhân đều thấy giảm đau khá nhanh và giảm axit uric; có tới 88,9% bệnh nhân tham gia nghiên cứu nồng độ axit uric máu trở về bình thường sau khi dùng kèm Hoàng Thống Phong, điều này có giá trị lớn trong dự phòng bệnh gút; mặt khác, không còn bệnh nhân nào bị tái phát cơn gút sau 6 tháng sử dụng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Hoàng Thống Phong không có tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng gì tới chức năng gan, thận hay cơ quan tạo máu, bởi vậy, bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Các thành phần dược liệu của Hoàng Thống Phong giúp cơ thể chuyển hóa tốt hơn, mà theo Đông y gọi là “bổ tỳ, bổ phế, mát gan, lợi tiểu” nên rất tốt cho người bệnh.

Xin cảm ơn PGS!

Kỳ Phong(thực hiện)