Mụn nhọt, trứng cá - ngăn ngừa và trị tận gốc
Dân ta vẫn quan niệm mụn nhọt (bao gồm cả mụn trứng cá) là bệnh lành tính, nên phần lớn thường tự chữa trị mà không biết rằng nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới những thương tổn lâu dài trên da.
Dân ta vẫn quan niệm mụn nhọt (bao gồm cả mụn trứng cá) là bệnh lành tính, nên phần lớn thường tự chữa trị mà không biết rằng nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới những thương tổn lâu dài trên da, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nóng ấm và mức sống chưa cao như ở Việt Nam.
Nguyên nhân gây bệnh
Mụn nhọt cũng như các bệnh ngoài da khác rất khó chữa mà lại rất dễ phát sinh. Nhọt chủ yếu do tụ cầu (theo Đông y là do huyết nhiệt và nhiệt độc) gây nên, phổ biến ở mọi lứa tuổi.
Trứng cá, đặc biệt hơn là bệnh da thường thấy do viêm nang lông tuyến bã. Trong nang lông, các chất nhờn tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn tạo thành các nhân mụn, vi khuẩn tấn công vào các nhân mụn này gây nên tình trạng viêm nhiễm, tạo thành mụn mủ, mụn bọc.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng này là do chứng tích nhiệt gây nên. Trong cơ thể con người, lá gan đóng vai trò sống còn để điều hòa các quá trình trao đổi chất với chức năng chính giải độc và chuyển hoá các chất dinh dưỡng. Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến quá trình đào thải chất ra ngoài môi trường kém, từ đó gây nên hiện tượng viêm nang lông và hiện tượng tụ cầu nói ở trên.
Cách phòng và chữa trị
Không được dùng tay sờ, nặn các mụn lúc vừa phát sinh, nhất là các vùng quanh mũi (trong phạm vi bàn tay úp kín).
Người hay bị nhọt, có mụn trứng cá nên giảm những đồ ăn thức uống tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mủ phát triển như thức ăn chứa nhiều mỡ, cay, nóng; nước ngọt, bánh kẹo,... Tăng các loại thực phẩm có tính mát và nhuận tràng như rau sam, rau khoai lang, mồng tơi,...
Theo nghiệm của y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược có tác dụng trị mụn nhọt, trứng cá như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh, rau má, cỏ nhọ nồi. Diệp hạ châu là một vị thuốc quý có chức năng lợi tiểu, thanh thải các chất độc qua đường tiểu. Hơn nữa trong Diệp hạ châu còn chứa các alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal có tác dụng bảo vệ tế bào gan, khôi phục và tăng cường chức năng gan.
Biển súc là vị thuốc có tác dụng thanh thấp nhiệt, điều trị các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, giải độc cơ thể và khôi phục chức năng bình thường của gan. Bồ công anh, Cỏ nhọ nồi, Rau má, đều có tính mát, lợi tiểu, giúp thải chất độc ra ngoài theo đường tiểu, hỗ trợ gan thực hiện chức năng giải độc. Những loại thảo dược này đều có tác dụng thanh thải nhiệt độc ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp tăng cường chức năng gan và điều trị các bệnh bên ngoài như mụn nhọt, lở ngứa, vết thương, mụn trứng cá, đinh râu.
Thông tin cho bạn
Để điều trị mụn trứng cá, các bạn có thể sử dụng Dưỡng Can Linh, một sản phẩm chiết xuất từ 5 loại dược liệu trên, được bào chế dưới dạng viên nang rất tiện sử dụng mà công dụng các vị thuốc vẫn được phát huy tối đa. Hơn nữa khi phối hợp cả 5 vị thuốc tạo nên tác dụng bổ trợ nhau rất độc đáo, tăng cường công năng thanh thải nhiệt, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, và làm mát gan.
Sử dụng Dưỡng Can Linh hàng ngày giúp tăng cường và bảo vệ chức năng gan, nâng cao chức năng khử độc của gan, từ đó giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.