Côn trùng cắn, đốt – mối đe dọa tiềm ẩn

Mối liên hệ giữa côn trùng và sức khỏe con người?

Trên thực tế các vết cắn, đốt của côn trùng như các loại ong, kiến lửa và nhện là nguyên nhân dẫn đến hơn nửa triệu ca cấp cứu mỗi năm và gây ra ít nhất 50 ca tử vong theo số liệu từ trường đại học ACAAI (Hoa Kỳ).

Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, chiếm gần ba phần tư số động vật trên khắp hành tinh. Theo thống kê, con người mới biết đến khoảng hơn một triệu loài côn trùng nhưng trên thực tế, con số này lớn hơn gấp nhiều lần và ước tính có khoảng sáu đến mười triệu loài cùng tồn tại. Do đó, việc con người tiếp xúc với côn trùng là điều không thể tránh khỏi.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng có thể gây ra các vết cắn, đốt. Chúng ta thường chủ quan với các vết cắn, đốt này vì nghĩ rằng chúng không nguy hiểm. Nhưng hãy cẩn thận!!! Trên thực tế các vết cắn, đốt của côn trùng như các loại ong, kiến lửa và nhện là nguyên nhân dẫn đến hơn nửa triệu ca cấp cứu mỗi năm và gây ra ít nhất 50 ca tử vong theo số liệu từ trường đại học ACAAI (Hoa Kỳ).

Bác sỹ Lê Hoàng San

Bác sỹ Lê Hoàng San

Bác sỹ Lê Hoàng San - Viện Pasteur, đã đưa ra lời khuyên dành cho phụ huynh của các bé, đó là nên chủ động tìm hiểu cách thức ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé được an toàn và khoẻ mạnh.

Phân biệt giữa côn trùng cắn và đốt

Rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa vết cắn/ vết đốt của côn trùng. Mặc dù côn trùng cắn/ đốt nhìn chung đều mang lại cảm giác đau nhức, ngứa rát, khó chịu, tuy nhiên có một sự khác biệt lớn những biểu hiện của cơ thể chúng ta khi phản ứng với các vết cắn/ đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

Côn trùng cắn:

· Thường là các loại côn trùng không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve…. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại.

· Nước bọt của các loại côn trùng này có thể gây ra một số phản ứng trên da như cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh, hay một sẩn nhỏ ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn. Sẩn này có thể tồn tại trong nhiều ngày trước khi mờ dần đi.
 
·
 
· Lưu ý khi bị côn trùng cắn: Với các vết cắn của côn trùng, cách xử trí tốt nhất là nhẹ nhàng làm sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, sau đó thoa các loại thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, chống ngứa để vết thương mau chóng hồi phục.

Côn trùng đốt:

· Thường là các loại côn trùng có nọc độc như Ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa….

· Chúng tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc thông qua ngòi vào cơ thể con người. Vết đốt thường gây ra cảm giác đau, rát dữ dội nhanh chóng ngay sau khi nạn nhân bị tấn công. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, ngứa rát và lan ra trong bán kính khoảng 1 cm xung quanh. Thông thường, cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ giảm dần đi sau vài giờ.
·
· Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu, khó thở, sốc phản vệ, tim đập nhanh, huyết áp tụt, có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời
 
· Lưu ý khi bị côn trùng đốt: Với các vết đốt này, khi xử lý chúng ta cần thao tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh khiến nọc độc lây lan. Do đặc tính nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên khi bị côn trùng đốt, chúng ta cần theo dõi phản ứng trong vòng 24 giờ đồng hồ, nếu có bất kì triệu chứng nào cho thấy nạn nhân có những phản ứng bất thường như nôn ói, chóng mặt, khó thở, mạch khó bắt hoặc huyết áp tụt thì cần ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
 
·