Làm thế nào để kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng đái tháo đường?
Đối với bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường), đặc biệt là người đái tháo đường type 2 thì việc chủ động chăm sóc và duy trì một chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc sao cho hiệu quả đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết và các biến chứng nguy hiểm. Phần hỏi đáp sau đây được tư vấn bởi BS. Lâm Đình Phúc – Nguyên trưởng khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương sẽ đem đến những kiến thức cần thiết giúp người đái tháo đường sống vui sống khỏe với căn bệnh này.
Tôi mới phát hiện mình bị tiền đái tháo đường, chưa phải dùng thuốc, tôi nên ăn uống và luyện tập như thế nào để ổn định đường huyết?
Đối với người tiểu đường, trong chế độ ăn cần chú ý: Nên chia nhỏ bữa ăn, tốt nhất nên chia thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ. Duy trì ăn đều đặn và đúng giờ giữa các bữa ăn, không được bỏ ăn ngay cả khi bệnh nặng hoặc không muốn ăn. Nên ăn lượng tinh bột ổn định và phù hợp với từng người bằng cách biết thay thế thức ăn giàu chất bột đường, sử dụng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp.
Vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tùy vào thể trạng của từng người, tốt nhất nên hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Ngoài ra, nên khám định kỳ chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường để được bác sĩ tư vấn và có sự điều chỉnh cần thiết về chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, cũng như phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp phải.
Tôi bị tiểu đường đã 2 năm nay. Tôi để ý thấy rằng nếu mình ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thì đường huyết của tôi sẽ ổn định hơn. Vậy tại sao lại như vậy?
Bởi vì chất xơ không được cơ thể hấp thu nên khi ăn vào sẽ làm chậm hấp thu các chất bột đường trong ruột, kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu chưa có thói quen ăn chất xơ, nên khởi đầu bằng lượng nhỏ sau đó tăng dần sẽ làm giảm đầy bụng, khó tiêu, đau bụng... Các loại rau lá xanh, trái cây có vỏ, các loại đậu (đậu hạt, đậu hà lan, đậu lăng), khoai lang có vỏ, gạo lứt… có chứa nhiều chất xơ. Quả Khổ qua (mướp đắng – tên khoa học là Mormodica charantia) là loại quả có chứa nhiều chất xơ, có giá trị dinh dưỡng cho người đái tháo đường. Các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể không những giúp làm giảm đường huyết, mà còn làm giảm chỉ số HbA1c, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là biến chứng trên thần kinh ngoại biên, tim mạch.
Tôi nghe người ta nhắc nhiều đến chỉ số HbA1c – chỉ số theo dõi đường huyết trung bình trong 3 tháng, giúp đánh giá mức độ các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Vậy có cách nào để kiểm soát tốt chỉ số này?
Đối với đái tháo đường, mục tiêu quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động hay tập luyện, và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Hiện nay, nhằm giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị, người ta đang tìm về các dược liệu thiên nhiên có ít tác dụng phụ như khổ qua, dây thìa canh, thêm các vị như linh chi, hoài sơn, sinh địa, thương truật…, những vị dược liệu này có tác dụng kết hợp, cộng hưởng làm tăng tác dụng hạ và ổn định đường huyết. Từ đó sẽ giúp làm giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh