Hỏi đáp – cách xử trí khi bị sẹo

Các vết sẹo lõm, sẹo lồi, thâm hay rạn da… tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại mang đến sự phiền toái & khiến chúng ta mất tự tin. Hãy cùng tìm hiểu cách xử trí khi bị sẹo nhé.

1. Thời điểm nào nên tác động để cải thiện sẹo?

Khi vết thương khép miệng, bắt đầu hình thành da non là thời điểm tốt nhất để tác động lên việc điều trị sẹo. Việc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích tái tạo Collagen, hạn chế hình thành sắc tố melanin… sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn này, giúp vết sẹo mau đầy, màu sắc sẹo nhanh trở lại bình thường.

2.

2. Nguyên nhân làm chậm quá trình liền sẹo?

Các nghiên cứu cho thấy, thời gian liền sẹo nhanh hay chậm, vết sẹo xấu hay đẹp tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

a. Yếu tố tại chỗ:

- Nhiễm trùng làm chậm quá trình liền sẹo: vết thương được giữ vệ sinh sạch mau liền mặt hơn vết thương bị nhiễm bẩn (bởi đất cát, các dị vật khác…).

- Vị trí của vùng da bị tổn thương: vết thương ở các khớp nối sẽ chậm liền sẹo & dễ hình thành sẹo lồi hơn các vị trí khác.

- Diện tích da bị tổn thương.

- Độ ẩm của vết thương: vết thương để mở, đóng mài khô chậm liền sẹo hơn vết thương ẩm, được băng kín.

- Corticoide thoa tại chỗ làm chậm quá trình liền sẹo.

b. Yếu tố toàn thân: suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C, kẽm hoặc Uống Corticoide > 10mg/ngày sẽ khiến vết sẹo cải thiện chậm.

3. Cần làm gì để vết sẹo mau liền?

- Chăm sóc tốt vết thương ngay từ đầu, giữ vết thương luôn sạch sẽ.

- Không tự ý bóclớp da bị tổn thương, hãy đợi đến khi nó tự bong đi.

- Giữ ẩm và che phủ vết thương: giúp ngăn cản vi khuẩn, bụi bẩn, vết thương phục hồi nhanh hơn.

- Chọn dùng các sản phẩm giúp cải thiện sẹo hiệu quả.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt: ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng; thực phẩm chứa sắt, acid folic, vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, không nên ăn tôm, cua, cá biển, thịt bò, nếp, rau muống để tránh sẹo lồi và cảm giác ngứa.

4. ScarZ Solution được chỉ định cho các loại sẹo nào?

ScarZ được khuyên dùng cho các vết sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại và vết rạn da trên các vùng da trên cơ thể, bao gồm gương mặt. Có thể sử dụng ScarZ vào cả buổi sáng vì sản phẩm không bắt nắng. ScarZ dưới dạng gel trong thẩm thấu nhanh, không gây bết dính và bóng dầu nên không gây mất thẩm mỹ khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể thoa ScarZ trước khi đi ngủ và để qua đêm.

5.

5. Bỏng bô xe máy khoảng hơn 1 tuần, vết thương khá nặng. Dùng ScarZ kết hợp với nghệ được không?

Đối với vết bỏng bô xe máy, bạn nên chờ vết thương khô mặt thì thoa ngay ScarZ. Thoa đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, trong 6-8 tuần bạn sẽ thấy vết sẹo cải thiện rõ rệt.

ScarZ có thành phần chính Collaplus được thủy phân từ đậu nành giúp cải thiện mô sẹo. Bên cạnh đó, chiết xuất rau má và Allantoin giúp làm phẳng và hạn chế sẹo lồi. Các thành phần trên mang đến tác dụng tương tự như nghệ tươi. Vì thế, bạn yên tâm chọn dùng ScarZ nhé! Thêm vào đó, ScarZ còn bổ sung thành phần dưỡng ẩm Sodium Chondroitin Sulfate và Sodium Hyaluronate cải thiện vùng da tổn thương. Vitamin B3, C, E giúp sáng và đều màu da.