Hậu quả của bệnh loãng xương - “Trăm nghe không bằng một thấy”
“Phải tận mắt chứng kiến những hậu quả do bệnh loãng xương gây ra cho các bệnh nhân đang điều trị ở đây mới thấy được căn bệnh này đáng sợ đến thế nào”.
Những hậu quả khôn lường
Nhìn dáng người thấp nhỏ của cô Phan Thị Ngọ (Vĩnh Phúc), khó có thể tin rằng cách đây chỉ nửa năm, cô phải đi cấp cứu vì bệnh loãng xương. “Tôi cứ tưởng là mình bị đau do dây thần kinh chứ có nghĩ là bị loãng xương đâu. Các bác sĩ cho biết xương đã bị loãng rồi thì khó có khả năng hồi phục và tôi sẽ phải điều trị loãng xương suốt đời.” - cô Ngọ kể.
Cũng như nhiều bệnh nhân khác, khi bị đau nhức ở các khớp xương, cô Đinh Thị Lời (Hưng Yên) chỉ nghĩ mình bị bệnh khớp nên tự mua thuốc giảm đau về uống. Cô Lời buồn bã: “Đến giờ tôi gần như đã ‘thường trú’ ở bệnh viện này. Đây đã là đợt điều trị thứ ba, tốn kém biết bao nhiêu tiền bạc… Hiện giờ tôi không thể cúi người; các khớp ngón tay bị sưng; đứng lên, ngồi xuống hay đi lại đều phải có người giúp…”
Lắng nghe chia sẻ của các bệnh nhân, Thúy Hằng xúc động cho biết: “Trước giờ Hằng cứ nghĩ đã biết rõ về bệnh loãng xương rồi nhưng khi đến đây thì Hằng mới hiểu hết những hệ lụy và biến chứng nghiêm trọng của nó. Việc điều trị bệnh không chỉ bòn rút sức khỏe người bệnh mà còn gây ra gánh nặng kinh tế và những nỗi khổ vô hình khác cho gia đình họ. Vì vậy, hãy phòng bệnh loãng xương ngay từ sớm, đừng đợi đến khi quá muộn để phải chịu những hậu quả đáng tiếc như vậy.”
TS-BS Nguyễn Mai Hồng, Phó chủ tịch Hội loãng xương Hà Nội, Phó Trưởng khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Tỉ lệ bệnh nhân loãng xương đến điều trị tại bệnh viện Bạch Mai đang gia tăng trong những năm gần đây. Nhiều bệnh nhân không biết về bệnh loãng xương và những ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh này tới chất lượng cuộc sống, vì thế, hầu hết bệnh nhân khi nhập viện đều đã bước vào giai đoạn nặng với những biến chứng nặng nề như gãy xương tại cột sống và các vị trí xương khác như cổ tay, cổ xương đùi… Ở giai đoạn này, việc điều trị thường rất tốn kém do phải sử dụng những loại thuốc đặc trị, phải điều trị nhiều đợt liên tục và kéo dài trong nhiều năm.”
Theo TS-BS Nguyễn Mai Hồng, mặc dù bệnh loãng xương rất nguy hiểm nhưng điều may mắn là việc phòng ngừa căn bệnh này lại khá đơn giản như duy trì thói quen vận động, phơi nắng 15 phút/ngày, bổ sung can-xi và vitamin D qua chế độ dinh dưỡng và đặc biệt là uống sữa giàu can-xi... “Tuy nhiên, cần chủ động phòng ngừa loãng xương ngay từ độ tuổi 35 vì sau lứa tuổi này, mật độ xương bắt đầu suy giảm và bạn có thể có nguy cơ bị loãng xương nếu không chăm sóc xương đúng cách” - TS. BS Nguyễn Mai Hồng cho biết thêm.
Anlene là sữa có hàm lượng can-xi cao, được thử nghiệm lâm sàng giúp bắt đầu làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần. Trong nhiều năm qua, Anlene luôn đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trong hành trình phòng ngừa nguy cơ loãng xương với mục tiêu từng bước cải thiện sức khỏe xương của người Việt. |
H.H