Để thiếu máu không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân suy thận mạn

Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm…

Một trong những biến chứng tất yếu và nặng nề của suy thận mạn (STM) là thiếu máu. Thiếu máu có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, đột quỵ, thậm chí tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị thiếu máu hiện nay đối với đa số bệnh nhân STM không dễ dàng bởi chi phí và thời gian điều trị đã khiến người bệnh thấy lo ngại. Một khi việc điều trị trở nên thuận lợi hơn, chất lượng và cuộc sống của người bệnh cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều.

Thiếu máu do STM và những hệ lụy đáng tiếc

Một trong những ‘kẻ giết người thầm lặng” đáng sợ trong các bệnh lý về thận tiết niệu là suy thận. Theo nghiên cứu đã thực hiện vào năm 2006 của Khoa Thận tiết niệu - BV Bạch Mai Hà Nội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và điều trị y khoa quốc tế của trường đại học Kobe Nhật Bản trên 8.505 người trưởng thành tại khu vực Hoài đức - Hà Tây - Hà Nội cho thấy, tỉ lệ suy thận mãn (giai đoạn 3 đến 5) là 3.1%. Nếu ước tính theo dân số Việt Nam với tỉ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mãn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn, và ngày càng gia tăng.

Để thiếu máu không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân suy thận mạn

Thận sản xuất erythropoietin, là chất điều hòa tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu. Do đó, khi bị suy thận, người bệnh sẽ phái đối mặt với biến chứng thiếu máu. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn do nhiều nguyên nhân gây ra như: thận sản xuất thiếu Erythropoietin – chất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, mất máu trong quá trình lọc máu thận nhân tạo, dinh dưỡng thiêu chất…

Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Bên cạnh đó, thiếu máu còn làm gia tăng các biến chứng tim mạch, đột quỵ, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

Cần thiết phải điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể nói, nếu điều trị thiếu máu đúng cách, sẽ giúp làm giảm tiến triển của STM, từ đó, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật do STM gây ra, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn STM bảo tồn (giai đoạn sớm). Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

- Dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch có chứa sắt khi bệnh nhân được xác định thiếu chất sắt.

- Truyền máu

- Dùng thuốc Erythropoietin tác động vào quá trình tạo hồng cầu để điều trị thiếu máu , từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Có nhiều loại Erythropoietin, nhưng trong những năm gần đây, thuốc mới Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (Mircera) được xem là loại thuốc  để chỉ định điều trị thiếu máu cho bệnh nhân STM bao gồm cả bệnh nhân lọc máu và chưa lọc máu với tác dụng kéo dài..
 
Để thiếu máu không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân suy thận mạn
 
Để thiếu máu không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân suy thận mạn
 
Trước đây với các thuốc tạo máu tác dụng ngắn, bệnh nhân phải tiêm hàng tuần, thì với loại thuốc này, bệnh nhân chỉ cần tiêm mỗi tháng 1 lần do thuốc có thời gian bán thải dài hơn với cơ chế tác động chuyên biệt hơn. Do vậy, Mircera không những giúp nồng độ hemoglobin tăng đều và ổn định trong giới hạn khuyến cáo, mà còn giúp người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị tốt hơn, giảm thiểu chi phí đi lại, đồng thời còn giúp bệnh viện và nhân viên y tế tiết kiệm được 77-88% thời gian so với sử dụng các loại thuốc khác. Điều này rất phù hợp với tình trạng quá tải của các cơ sở y tế hiện nay.

Để thiếu máu không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân suy thận mạn

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.

PGS.TS.BS. Đinh Thị Kim Dung
Trưởng Khoa Thận Tiết Niệu – BV Bạch Mai Hà Nội