Chủ tịch Tổng LĐLĐVN:

“Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước”

(Dân trí) - Gần 70 câu hỏi liên quan đến quyền lợi của người lao động và hoạt động nghiệp đoàn đã được các lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệt tình trả lời trong gần 2 tiếng giao lưu trực tuyến "Chia sẻ cùng người lao động".

 
Toàn cảnh buổi Giao lưu trực tuyến “Chia sẻ cùng người lao động”.

Toàn cảnh buổi Giao lưu trực tuyến “Chia sẻ cùng người lao động”.

 
 Xin mời bạn đọc theo dõi toàn cảnh buổi giao lưu:
 

Thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 được quy định như thế nào? Mức lương cụ thể theo quy định ra sao? (Nguyễn Thị Phương Lan, phuonglanngt@yahoo.com, Cty Cresyn - cụm CN Yên Phong, Bắc Ninh)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định về thời gian thử việc như sau:

 

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

 

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

 

 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

 

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

 

Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:

 

 Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

 

Hiện nay, cán bộ công đoàn chuyên trách làm chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng khá nhiều quyền lợi hơn hẳn cán bộ không chuyên trách, dù trách nhiệm và số lượng công việc như nhau. Thực tế đó có được tổ chức công đoàn quan tâm, điều chỉnh sau Đại hội Công đoàn XI không? (Nguyễn Thị Hồng Phượng, hong_thiphuong@gmail.com, Chủ tịch CĐCS ở KCN Đồng Văn, Hà Nam)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Hiện nay, cán bộ công đoàn làm chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng khá nhiều quyền lợi hơn hẳn cán bộ không chuyên trách. Điều này là có thật. Chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ chuyên trách được tuyển dụng, giao nhiệm vụ và hưởng lương từ nguồn kinh phí của công đoàn, còn cán bộ không chuyên trách là do đơn vị sử dụng lao động trả lương cùng các quyền lợi khác và chỉ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Tuy vậy, để có được cán bộ công đoàn chuyên trách thì số đoàn viên phải được quy định từ 500 người trở lên, còn cán bộ không chuyên trách thì ở những doanh nghiệp có ít đoàn viên. Trong chương trình nội dung của Đại hội XI, vấn đề này cũng sẽ được thảo luận và quan tâm.

 

 
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính

Trường hợp người lao động làm việc ở hai nơi, họ sẽ tham gia BHXH như thế nào? (Vũ Thị Huyền Trang, , Cty may Tinh Lợi (Hải Dương))

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Căn cứ vào Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động qui định tại Khoản 1 và 2, Điều 4 như sau:

 

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

 

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

 

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

 

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

 

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

 

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lượng của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

b) Khi HĐLĐ mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

 

Trong các KCN, có nhiều DN thực hiện chế độ ưu đãi cho CN nữ mang thai được đi làm chậm hơn 1 tiếng, song cũng nhiều nơi không áp dụng chế độ này. Đây có phải là chính sách ưu đãi đối với DN đông LĐ nữ hay không? (Vũ Thị Thủy, VuThuy123@gmail.com, Cty Kyb VN (KCN-CX Hà Nội))

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Theo quy định tại Khoản 4 điều 155 Bộ Luật Lao động, thì lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Và thời gian nghỉ được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Quy định cho lao động nữ mang thai được đi làm chậm 1 tiếng ở doanh nghiệp của bạn, mặc dù trong quy định pháp luật không bắt buộc nhưng rất đáng được hoan nghênh và có thể đưa vào thỏa ước lao động tập thể nếu doanh nghiệp tạo điều kiện thu xếp được thời gian, bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Và hiện nay Bộ Luật Lao động cũng khuyến khích việc ký thỏa ước lao động tập thể trong đó có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn quy định của pháp luật.

 
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng
 

Tại công ty tôi có một số lao động là người nước ngoài, xin tổ chức công đoàn tư vấn: người lao động nước ngoài có được gia nhập tổ chức công đoàn hay không? (Nguyễn Văn Việt, viet_nguyenvan888@yahoo.com, Cty Zongshen, KCN Quang Minh, Hà Nội)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam chưa quy định kết nạp người lao động là người nước ngoài vào Công đoàn Việt Nam.

 

Nhà nước có quy định người sử dụng lao động không được bố trí lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế ban hành. (Đỗ Thị Ngọc Lan, , Cty may Tinh Lợi (Hải Dương))

 

Doanh nghiệp cũng không được bố trí lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa... Nếu doanh nghiệp vi phạm những quy định này thì xử lý nhý thế nào?

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng:

 

Theo quy định tại Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 6/5/2010, nếu người sử dụng lao động vi phạm một trong những quy định trên sẽ bị xử phạt như sau:

 

- Khoản 1 Điều 13: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm:

 

 a) Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ;

 

b) Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp;

 

 c) Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc;

 

 d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

 

đ) Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ;

 

e) Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại không theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

 

 g) Sử dụng người lao động nữ tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con hoặc làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;

 

- Tại khoản 2 Điều 13: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động tự ý sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh:
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh
Hiện nay NLĐ các DN rất muốn được Nhà nước có chính sách hỗ trợ nâng cao tay nghề và trình độ văn hóa, vậy tổ chức CĐ cần làm gì để NLĐ các DN được hưởng chính sách này? (Mai Văn Anh, maivananh@gmail.com, Bộ phận cơ khí sửa chữa dây chuyền 1, Xí nghiệp Supe phốt phát, Cty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh:

 

- Việc nâng cao trình độ là một nhu cầu rất cấp thiết. Hiện, tỷ lệ công nhân được qua đào tạo nâng cao tay nghề ở trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và một số nơi, trình độ văn hóa công nhân còn ở trình độ thấp, thậm chí có nơi còn có công nhân chưa biết chữ (như vùng sâu, vùng xa).

 

 Thực hiện NQ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, với sự vào cuộc của tổ chức công đoàn, đã có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện lao động, việc làm, công nhân không có điều kiện học thêm về văn hóa; các doanh nghiệp cũng chưa có đầu tư thỏa đáng để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Để đáp ứng được mục tiêu như NQ 20 đề ra, phấn đấu có đội ngũ công nhân tương xứng với nhu cầu phát triển của nước ta đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp, chúng tôi đề nghị:

 

Thứ nhất, đối với tổ chức công đoàn: Cần phải củng cố, nâng cao chất lượng trường dạy nghề trong hệ thống công đoàn; Có điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực trạng đào tạo nghề cũng như trình độ văn hóa trong công nhân lao động.

 

Thứ hai, có sự phối hợp với các trường của nhà nước để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư để tranh thủ nguồn kinh phí đào tạo và các kiến thức về dạy nghề, đào tạo nghề trong tình hình mới.

 

Thứ ba, đề nghị các doanh nghiệp cần phải quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tập trung mở và coi trọng việc kèm cặp dạy nghề tại chỗ (nhà máy), đồng thời liên kết đào tạo.

 

Thứ tư, những nơi có công nhân lao động trình độ văn hóa thấp, CĐCS cần tham gia với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động để tạo điều kiện về thời gian, kinh phí. chế độ đãi ngộ để công nhân được học tập văn hóa và nâng cao nghề nghiệp.

 

Thứ năm, về lâu dài, Chính phủ cần có chương trình mục tiêu để thực hiện việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho công nhân như NQ 20 đã đề ra.

 

CNLĐ phải làm gì để cùng CĐCS và DN xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại DN; khi CĐCS không thực hiện được chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ thì CNLĐ phải làm gì? (Nguyễn Ngọc Quang, , chi nhánh Cty TNHH MTV Hơi kỹ nghệ que hàn, xí nghiệp hơi kỹ nghệ Cần Thơ)

 

 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:

 

1. Để cùng CĐCS và DN xây dựng tốt QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN, CNLĐ phải:

 

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều 5 BLLĐ năm 2012;

 

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật lao động, nội quy, quy chế hợp pháp của DN

 

- Thực hiện các quy định về đối thoại tại nơi làm việc, quy chế dân chủ tại DN, tham gia ý kiến xây dựng TƯTT; tranh chấp lao động… không tham gia các cuộc đình công bất hợp pháp.

 

- Tích cực tham gia và hưởng ứng các hoạt động do CĐCS tổ chức, giúp CĐCS thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ.

 

2. Khi CĐCS không thực hiện được chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ thì CNLĐ phải:

 

- Đề nghị CĐ cấp trên trực tiếp của CĐCS hỗ trợ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2012.

 

- Tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo đúng các quy định của pháp luật lao động.

 

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân có được gia nhập tổ chức công đoàn hay không? Nếu có thì phải làm thủ tục gì? Công đoàn sẽ bảo vệ đoàn viên như thế nào? (Hà Thị Phương Anh, PhuongAnh2013@gmail.com, Cty TNHH Thương mại và đầu tư Minh Giang)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Người lao động làm việc ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam có đơn tự nguyện gửi công đoàn cơ sở sẽ được xem xét kết nạp vào Công đoàn Việt Nam.

 

Hiện nay những CNLĐ tại các KCN-CX rất thiếu thông tin về pháp luật. Khi cần tìm hiểu thì có thể gặp ai? (Nguyễn Văn Hùng, , Cty Vietsheng, Vĩnh Phúc)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho CNVCLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn tích cực chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác này, trong đó tập trung ưu tiến tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, CNLĐ trong các KCN, KCX.

 

 Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc 1 bộ phận CNLĐ tại các KCN, KCX thiếu thông tin về pháp luật vẫn còn là một thực tế. Công đoàn đã và sẽ tiếp tục nỗ lực, ưu tiên cho bộ phận công nhân này.

 

Cùng với đó, khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin, CNLĐ tại các KCN, KCX có thể tìm đến những nơi sau:

 

- Cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp CNLĐ đang làm việc (với những DN đã thành lập CĐ);

 

- Cán bộ CĐ của các KCN, KCX, Khu kinh tế

 

- Các chi nhánh, văn phòng tư vấn pháp luật của CĐ đặt trong hoặc gần KCN, KCX

 

- Các tổ tư vấn pháp luật lưu động, tổ công nhân tự quản (một số địa phương đã thành lập các mô hình này)

 

 - Các Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh, thành phố

 

- Cán bộ công đoàn các cấp

 

 - Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động, Báo Người Lao động, các Ban của Tổng Liên đoàn, các báo chí Công đoàn,...

 

Tại các KCN - KCX trên cả nước có rất ít cây rút tiền ( ATM ), do đó mỗi khi đến kỳ lương, thưởng, dịp cuối năm NLĐ gặp rất nhiều khó khăn ( hoặc không rút được tiền). Ai là người có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của NLĐ để phản ánh với cơ quan chức năng giải quyết việc này giúp NLĐ? (Lê Duy Tùng, tungmuto@yahoo.com, Cty MUTO, KCN Quang Minh, Hà Nội)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Đây là vấn đề rất cụ thể liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của CNLĐ, công đoàn là tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ CNLĐ, vì vậy khi gặp trường hợp này người lao động trước hết phản ánh với tổ chức công đoàn của cơ sở, công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất để can thiệp với cơ quan chức năng.

 

- Trường hợp doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, người lao động phản ánh với công đoàn cấp trên cơ sở hoặc người sử dụng lao động nơi đã trả lương, thưởng để can thiệp. Ngoài ra, có thể phản ảnh với LĐLĐ cấp quận, huyện hoặc LĐLĐ cấp tỉnh để được hỗ trợ can thiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.
 

 

Hiện nay, tôi thấy nhiều Liên đoàn Lao động cấp huyện chỉ có 3 cán bộ (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một chuyên viên lo mọi việc). Số lượng cán bộ như vậy chắc chắn là hơi ít. Tổng LĐLĐVN có kế hoạch rà soát lại đội ngũ và bổ sung nhân sự cho những nơi có ít cán bộ như vậy không? (Bùi Tiến Lợi, tienloibui@gmail.com, Tổ trưởng CĐ phân xưởng KCS – Cty CP Prieme Đại Việt, Vĩnh Phúc)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Hiện nay việc bố trí cán bộ công đoàn ở huyện do tỉnh ủy, thành ủy xác định số lượng biên chế. Hiện phần lớn các huyện mới có 3 cán bộ. Số lượng đó chưa phù hợp với điều kiện tổ chức phong trào cũng như các hoạt động của công đoàn. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh cần đề xuất cụ thể điều kiện để bố trí cán bộ mỗi huyện phù hợp với điều kiện của địa phương để có đội ngũ cán bộ đảm bảo nhu cầu hoạt động của công đoàn cấp huyện.
 

Hiện nay mức lương tối thiểu không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu đối với CNLĐ. Là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, Tổng LĐLĐVN đã tham gia với Chính phủ như thế nào về chính sách tiền lương? (Hoàng Anh Linh, hoanganhlinhky@yahoo.com, Cty KYOEI VN, KCN Sóc Sơn HN)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay được hơn 20 năm và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó không thể không nói đến thành công của các chính sách vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách tiền lương.

 

 Chính sách tiền lương của Việt Nam bao hàm:

- Hệ thống chính sách tiền lương áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp;

- Hệ thống chính sách tiền lương áp dụng cho khu vực hành chính, sự nghiệp.

 

Trong đó, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp bao gồm: Chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách về thang lương, bảng lương, và cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

 

Là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, thời gian qua TLĐ đã tham gia với Chính phủ trong việc hoạch định, xây dựng, điều chỉnh chính sách tiền lương. Cụ thể:

 

- Cử cán bộ lãnh đạo và chuyên gia tham gia Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, tham gia Ban soạn thảo Đề án cải cách tiền lương, tham gia tổ chuyên viên giúp việc xây dựng Đề án tiền lương.

 

- Sau khi BLLĐ năm 2012 có hiệu lực, TLĐ đã cử các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm tham gia vào Hội đồng tiền lương quốc gia. Hiện nay, Hội đồng tiền lương quốc gia đang xây dựng phương án tiền lương tối thiểu năm 2014, cũng như xây dựng lộ trình tiền lương tối thiểu để tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ theo quy định tại Điều 91 BLLĐ.

 

Với trách nhiệm là thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia TLĐ đang xây dựng phương án tiền lương tối thiểu năm 2014 để đề xuất với Hội đồng. Đồng thời cũng kiến nghị với Chính phủ thực hiện lộ trình tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ theo quy định tại Điều 91 BLLĐ như Kết luận số 23 của BCH Trung ương là đến năm 2015 tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ (Hiện nay Bộ LĐ-TB-XH đang đề xuất kéo dài tới năm 2017).

 

- TLĐ cũng đang đề nghị Chính phủ sớm hướng dẫn Điều 90 của BLLĐ về tiền lương nhằm đảm bảo tiền lương thực tế của NLĐ làm cơ sở đóng BHXH.

 

- Ngay từ khi xây dựng Đề án cải cách chính sách Tiền lương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị nâng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở), mức lương tối thiểu vùng lên cao hơn mức đề ra trong Đề án.

 

- Về tiền lương trong DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, TLĐLĐVN cũng đề nghị nâng mức lương tối thiểu cho người lao động, vì người lao động làm việc trong các DN FDI thường có cường độ lao động cao, định mức lao động cao, làm thêm giờ nhiều nhưng không được trả lương thỏa đáng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp, lại dễ dàng bị sa thải, chưa kể nếu là lao động ngoại tỉnh lại càng khó khăn hơn. Vì vậy phải điều chỉnh mức lương tối thiểu theo chỉ số giá tăng và không thể khuyến khích đầu tư bằng bất cứ giá nào. Vì việc khuyến khích đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cải cách hành chính, xây dựng hạ tầng cơ sở, đất đai đến miễn giảm thuế, không chỉ có mức lương tối thiểu.

 

Đồng thời do mặt bằng tiền công trên thị trường, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ đều tăng làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm sút nên đã xảy ra nhiều cuộc đình công đòi tăng lương tối thiểu. Vì vậy, ngày 06/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2006/NĐ-CP tăng  mức lương tối thiểu đối với  lao động VN làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài với 3 mức 870.000 - 790.000 - 710.000 đồng/tháng và thi hành từ 01/02/2006. Qua các lần điều chỉnh mức lương tối thiểu từng năm, năm 2012 mức lương tối thiểu này được điều chỉnh tăng và áp dụng theo 4 vùng với các mức là 2.350.000 - 2.100.000 - 1.800.000 -  1.650.000 đồng.

 

 - Trong quá trình tham gia xây dựng đề án lương tối thiểu, Tổng Liên đoàn đề nghị phải có lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu đối với DNNN, DN ngoài nhà nước và DN FDI, để tạo bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Từ tháng 10/2011 đến nay tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp.

 

- Về quan hệ tiền lương, Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị hệ số trung bình cho đối tượng tốt nghiệp đại học là 2,6 đến 3,0 từ dự thảo Đề án cải cách tiền lương, vì hệ số 2,34 chưa thể hiện được mức độ phức tạp công việc đối với người hưởng mức lương trung bình. Hệ số này thấp và làm chèn ép rất nhiều ngạch từ lương trung bình đến lương tối thiểu, trong khi đó rất ít ngạch trên mức lương trung bình mà khoảng cách hệ số lại nhiều. Như vậy chưa thể hiện mối quan tâm đến người có mức lương thấp.

 

- Ngay từ khi tham gia ý kiến vào Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, TLĐLĐVN đã đề nghị mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn 10% so với mức lương tối thiểu trong DN FDI và DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng đề nghị này không được chấp thuận.

 

 Theo đuổi vấn đề này cho tới năm 2007, Tổng Liên đoàn đã có đề nghị: Việc quy định số bậc lương phải phù hợp với mức độ phức tạp về kỹ thuật của nghề, vì vậy không thể chia nhỏ kéo dài số bậc theo ý muốn người sử dụng lao động; khoảng cách giữa các bậc lương liền kề ít nhất là 5% ; mức lương của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 10% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

 

 Tiếp thu ý kiến của Tổng Liên đoàn và các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ đã ban hành sửa đổi Nghị định số 03/2006/NĐ-CP và Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007. Theo đó, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam là mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; khoảng cách giữa các bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%; mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

 

Vừa qua, TLĐ đã chỉ đạo Viện CNCĐ tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát về tiền lương, mức sống tối thiểu của NLĐ, từ đó kiến nghị với TLĐ tham gia với các cơ quan hữu quan điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho phù hợp với chỉ số CPI và mức độ trượt giá sinh hoạt của NLĐ.

 

TLĐ đã cử 5 thành viên tham gia vào Hội đồng tiền lương quốc gia nhằm tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình xây dựng tiền lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp.

 

Khi chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động, DN phải làm gì và có quyền hạ mức lương của NLĐ không? (Nguyễn Văn Tuân, tuanglory_vng@yahoo.com, Cty may Ever Glory Hải Dương)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

 

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

 

 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

 

 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

 

Khi thôi việc, người lao động được hưởng những khoản trợ cấp gì? Trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương, Doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng BHXH cho họ không? (Dương Thị Thúy Hằng, hangthuyss@gmail.com, Cty Samsung Electronic VN)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:

 

a) Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

 

 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

 

 Các khoản 1,2,3,5,6,7,9,10 Điều 36 BLLĐ là các trường hợp: (1) HĐLĐ hết hạn, (2) khi NLĐ đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ, (3) Khi hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, hoặc (5) Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ, (6) khi Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết, (7) Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động, (9) Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng Luật theo quy định tại Điều 37 BLLĐ và (10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của BLLĐ; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 

 Trường hợp người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp thì ngoài tiền trợ cấp thôi việc do đơn vị sử dụng trả nêu trên sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ quỹ Bảo hiểm xã hội.

 

 b) Đối với câu hỏi trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng BHXH cho họ không?

 

 Về cơ sở pháp lý thì chưa có quy định cụ thể đối với vấn đề này. Tuy nhiên về nguyên tắc, người lao động đi làm, có hưởng lương thì mới phải đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH của tháng đó (nhưng phải đóng BHYT). Thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH. (Căn cứ theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Quyết định 902/QÐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc).

 

 Do vậy, trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương (theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2012) nếu nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì Doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động.

 

Hiện nay, phần lớn người lao động và công đoàn cơ sở cần có cán bộ công đoàn chuyên trách ở đơn vị, nhưng người sử dụng lao động lại không muốn. Vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? (Mạc Đình Tú, macdinhtu@gmail.com, Cty TNHH Michigan Hải DươngTân Dân - Chí Linh - Hải Dương)

 

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Để bố trí cán bộ công đoàn cơ sở thì phải đảm bảo số lượng về đoàn viên theo quy định, cũng như nguồn kinh phí chi cho tiền lương và các hoạt động ở cơ sở. Chính vì thế, doanh nghiệp có ít lao động không đủ điều kiện bố trí cán bộ chuyên trách. Trên thực tế, có nơi đủ điều kiện bố trí chuyên trách nhưng cũng không có người tự nguyện làm cán bộ chuyên trách.

 

Vấn đề này TLĐLĐVN đã ban hành quy định về tiền lương đối với cán bộ chuyên trách ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Theo đó, chủ tịch được hưởng tiền lương hệ số 3, phó chủ tịch được hưởng hệ số 2,5, cán bộ chuyên trách hệ số 2 so với bình quân chung của những người lao động trong doanh nghiệp nhưng cũng chưa phải là điều kiện hấp dẫn để thu hút cán bộ làm chuyên trách công đoàn.

 

Cán bộ công đoàn cơ sở không chuyên trách có được hưởng các chế độ khen thưởng, ghi danh như cán bộ chuyên trách không? Nếu không, tổ chức công đoàn có ý định điều chỉnh để thể hiện sự quan tâm tới họ không? (Trần Thanh Hương, huongthanh_tr@yahoo.com, Chủ tịch CĐCS KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Cán bộ công đoàn cơ sở không chuyên trách có được hưởng các chế độ khen thưởng của công đoàn, kể cả kỷ niệm chương.

 

Sau giờ làm việc, CNLĐ chúng cháu rất muốn được xem ca nhạc nhưng vé bán quá đắt, kể các chương trình biểu diễn lưu động về xóm vé cũng bằng cả mấy ngày lương. Các chú có thể tổ chức những buổi biểu diễn có các ca sĩ nổi tiếng cho chúng cháu xem miễn phí được không? (Ngô Thị Hoa, , Cty Samsung Electronic VN, Bắc Ninh)

 

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Đời sống văn hóa trong công nhân viên chức lao động thời gian qua tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết các KCN vẫn chưa có các thiết chế văn hóa và nơi vui chơi giải trí.

 

Trong nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai nhiều mô hình, ý tưởng hay đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của CNLĐ. Bên cạnh lồng ghép các hoạt động văn nghệ trong các chương trình, hoạt động của tổ chức CĐ, trong đó có mời các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, các cấp Công đoàn đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động văn nghệ quần chúng, các hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của CNLĐ.

 

Đặc biệt, thời gian gần đây, Tổng Liên đoàn và các LĐLĐ tỉnh, TP chỉ đạo các Cung văn hoá, Nhà văn hoá LĐ của Công đoàn thường xuyên tổ chức các buổi lưu diễn miễn phí tại các KCN, KCX với chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, nhiều chương trình có sự tham gia của các ca sĩ có tên tuổi, được CNLĐ hưởng ứng và đánh giá cao.

 

 Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu xem ca nhạc, các chương trình biểu diễn thường xuyên cho công nhân lao động ở các KCN có các ca sĩ nổi tiếng,... là việc làm khó khăn do chi phí cho cát-xê của ca sĩ quá cao, điều kiện tổ chức,... Do vậy, tổ chức công đoàn sẽ thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cung văn hóa, nhà văn hóa lao động tổ chức các tốp ca khúc, các CLB sở thích,... với sự góp mặt của một số ca sĩ nổi tiếng, nhất là vào các dịp đặc biệt như Tháng Công nhân, ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn,... để đáp ứng một phần nào đó nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân lao động.

 
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng
 
Tôi được biết, thời gian nghỉ thai sản của LĐ nữ được nghỉ là 6 tháng, tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt – trước đây họ đã được nghỉ 6 tháng – vậy khi mang thai đứa con thứ 2, họ có được tăng thêm thời gian nghỉ quá 6 tháng hay không? Xin tổ chức CĐ tư vấn giúp! (Nguyễn Thị Ngọc Yến, yenngoc_thi@yahoo.com.vn, Công nhân KCN Quang Minh, Mê Linh Hà Nội))

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Quy định của pháp luật về mặt chính sách có hiệu lực trong từng giai đoạn. Chính vì vậy quy định trước đây đối với một số đối tượng được nghỉ 6 tháng phù hợp trong một giai đoạn vừa qua. Hiện nay, theo quy định khoản 1 điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn tại công văn số 1477/CV-BHXH ngày 23.4.2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Lao động nữ nếu sinh từ ngày 2.1.2013 được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng.

 

Vì vậy, trường hợp trước đây đã nghỉ 6 tháng cũng không được tăng thêm thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính bình đẳng giữa tất cả các bà mẹ và trẻ em, không phân biệt ngành nghề, địa bàn.

 

Chỉ với trường hợp mẹ sinh đôi trở lên thì mỗi con sinh thêm người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày (theo Điểm d khoản 1 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2006).

 

Tình trạng phổ biến hiện nay tại nhiều KCN, KCX là thiếu khu sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi, giải trí, siêu thị, nhà trẻ giúp người lao động có chỗ gửi gắm con em... Tổng LĐLĐVN quan tâm đến vấn đề này như thế nào và đã tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách giải quyết những bất cập này như thế nào, kết quả ra sao? (Trần Thị Mến, , Cty ASAHI LUTAS, Hà Nội)

 
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình:

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình
 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Bên cạnh tình hình đầu tư và thu hút đầu tư dẫn đến sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, còn có một số hệ lụy, trong đó có vấn đề đời sống công nhân còn có những khó khăn chưa giải quyết.

 

Từ tình hình đó, TLĐLĐVN đặt ra mục tiêu chăm lo, cải thiện đời sống công nhân KCN,  Khu chế xuất, với nhiều hoạt động điều tra, khảo sát trong khu CN, KCX, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu đời sống CN như về nhà trẻ mẫu giáo, đời sống văn hóa tinh thần, bữa ăn ca…  Những nỗ lực này đã đưa đến kết quả

 

TLĐLĐVN đã đề xuất Ban bí thư, và được Ban bí thư kết luận lấy tháng 5 hàng năm làm Tháng công nhân, đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với người lao động. Thông qua đó, nhiều hoạt động được đẩy mạnh như tuyên truyền giáo dục công nhân, xây dựng các tụ điểm văn hóa, trung tâm VH, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT, chăm lo đối tượng nghèo, chính sách.

 

Ngoài ra, ở nhiều địa phương, CĐ đã chủ động đề xuất và triển khai xây dựng các dự án về nhà ở cho công nhân KCN, CX, như ở TPHCM, Thái Bình, Vĩnh Phúc… Tham gia vào ban chỉ đạo xây nhà ở cho CN, nhà ở xã hội, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực.

 

Tổ chức Tết cho CN thông qua việc mua vé tàu xe cho CN về quê ăn tết. Những CN không có điều kiện, thì CĐ lo Tết cho CN bằng những hoạt động giải trí, tinh thần tại chỗ cho CN, như ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

 

Cử các đoàn nghệ thuật xuống phục vụ cho CN, hát cho CN nghe, đưa các đội văn nghệ xung kích đến các đảo xa (Bình Định)… Đặc biệt, TPHCM còn có Giải Hoa mai vàng động viên các ca sĩ, nghệ sĩ có nhiều cống hiến, đóng góp phục vụ CN.

 

 Bên cạnh tinh thần, về vật chất CĐ cũng đã tổ chức các hình thức như “chợ” CN, mang hàng hóa thiết yếu đến tận KCN để bán đúng giá cho CN, quyên góp sách báo ủng hộ CN. Đoàn Thanh niên TLĐLĐVN trong nhiều năm đã tổ chức giao lưu, văn nghệ, tặng quà cho các đối tượng CN tại nhiều KCN ở nhiều địa phương.

 

Bên cạnh đó, TLĐLĐ còn chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ thường xuyên nắm bắt và phản ảnh tình hình thực tế của các KCN - KCX với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, đề xuất giải pháp, tham gia tổ chức thực hiện hỗ trợ giúp đỡ NLĐ; tham gia với UBND các địa phương và vận động các doanh nghiệp quan tâm xây dựng nhà ở cho CNLĐ thuê và xây dựng các cơ sở phúc lợi, khu sinh hoạt văn hoá, thể thao, nhà trẻ, lớp mẫu giáo ... phục vụ CN.

 

Tham gia với Chính phủ giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, bức xúc của CNLĐ khi thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về “Một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu đô thị” và Quyết định số: 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “ Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động các khu công nghiệp thuê”.

 

Kết quả là nhiều vấn đề Tổng Liên đoàn đề cập đã được tiếp thu trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách về nhà ở, thị trường bất động sản theo hướng phải có quy hoạch đồng bộ đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất; phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người lao động có thu nhập thấp; Một số địa phương đã ban hành các quy định về việc không tăng giá tiền điện, nước, ... đảm bảo điều kiện sống cho công nhân lao động thuê nhà của các hộ gia đình. Các cuộc làm việc của Ban Chỉ đạo TW về nhà ở và thị trường bất động sản với một số tỉnh có đông công nhân lao động và cần có hướng giải quyết vấn đề nhà ở xó hội, nhà ở cho cụng nhõn khu cụng nghiệp, khu chế xuất đều có sự tham gia của Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động địa phương, qua đó đã nêu được những đề xuất, kiến nghị để góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
 

Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ mang thai hay không khi lao động nữ không vi phạm kỷ luật lao động? (Nguyễn Thị Hảo, , Cty TNHH Canon VN)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Theo quy định tải khoản 3, điều 155 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân bị chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Vì vậy, nếu lao động nữ mang thai không vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

 

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực nhưng ở nhiều cơ quan hiện nay vẫn còn phổ biến hiện tượng lãnh đạo hút thuốc. Vậy, Công đoàn có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này không? Xin cảm ơn. (Lưu Hà, Haluu44@gmail.com, Hà Nội)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Công đoàn nhiều năm qua được Ủy ban Quốc gia Phòng chống tác hại thuốc lá đánh giá là một cơ quan đi đầu trong việc tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, nhất là đơn vị hành chính sự nghiệp, tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm. Tuy nhiên, ở nhiều cơ quan, vẫn còn hiện tượng lãnh đạo hút thuốc lá.

 

Để khắc phục hiện tượng này, tổ chức công đoàn vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan thông qua panô, áp phích, đĩa CD,... nói về tác hại của thuốc lá. Đồng thời, trong việc xây dựng  cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, nhiều đơn vị đã đưa ra các chỉ tiêu về không có người hút thuốc lá, giảm tỷ lệ người hút thuốc lá và đề cao tính gương mẫu của người lãnh đạo trong việc thực hiện chỉ tiêu này; phân công người lãnh đạo hút thuốc lá tham gia ban chỉ đạo về phòng chống tác hại thuốc lá. Chính điều này mà một số nơi đã có sự chuyển biến tốt.

 

Hiện nay có tình trạng CĐ một số nơi khi báo cáo về tình hình CNLĐ thì có nêu rõ khó khăn về đời sống, việc làm, chế độ chính sách đối với người lao động, vấn đề nhà ở cho CNLĐ, tình trạng CNLĐ thất nghiệp, thiếu việc làm nhưng dường như việc đó chỉ dừng lại ở báo cáo mà ít thấy CĐ nơi đó “động chân, động tay” để giúp NLĐ. Tổng Liên đoàn đã có biện pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này? ... (Đinh Khánh Hưng, , Phòng GD-ĐT huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước)

 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Đây là vấn đề có thể xảy ra ở một số đơn vị, tuy nhiên việc “ động chân, động tay” của công đoàn ở nơi đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế và sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo chuyên môn của các ngành, các doanh nghiệp. Tổng liên đoàn đã có một số biện pháp để chấn chỉnh tình trạng này đó là:

 

 Ngày 16/7/2009 Đoàn Chủ tịch TLĐ đã ban hành Quyết định số 883/QĐ-TLĐ về quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng nhiệm vụ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

 

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật CĐ được QH thông qua tháng 6/2012, đã có quy định về trách nhiệm CĐ cấp trên trực tiếp của cơ sở đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ; theo đó ở tại những nơi này, khi có những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động thì CĐ trực tiếp cấp trên cơ sở là người đại diện tham gia giải quyết. Đồng thời đã đề nghị quy định rõ trong văn bản pháp luật về các chế tài xử lý vi phạm Luật CĐ, Bộ Luật Lao động một cách mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn.

 

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn về các kỹ năng hoạt động, nặng lực và bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổng Liên đoàn đã có Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn; xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020; Quy định về chương trình đào tạo lý luận và nghiệp công tác công đoàn. Tổng LĐLĐVN đã hướng dẫn các LĐLĐ địa phương và CĐ ngành Trung ương đồng thời trực tiếp chỉ đạo đưa nhiều dự án về tuyên truyền giáo dục pháp luật, hướng dẫn về sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ em xuống tận các khu công nghiệp, thông qua đó giúp người lao động có những sự hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề có liên quan về quyền và lợi ích của NLĐ.

 

Khi tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật có liên qua đến người lao động,Tổng Liên đoàn luôn quan tâm việc đưa các nội dung quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho cán bộ công đoàn các cấp hoạt động có hiệu quả tốt hơn. Đồng thời luôn đặt lợi ích của người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu khi tham gia xây dựng các chế độ, chính sách cũng như quá trình giám sát tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.

 

Về quan điểm và mục tiêu chỉ đạo của TLĐLĐVN, luôn hướng về cơ sở, lấy người lao động và đoàn viên là đối tượng phục vụ, đến nay, nhiều chủ trương và giải pháp đã được thực hiện, dành và đầu tư kinh phí CĐ cho cơ sở nhiều hơn trước, việc tiếp cận cán bộ CĐ đến tận khu ký túc xá CN, nơi cư trú của người lao động để tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động. Nhờ vậy, đến nay, nhiều CĐ địa phương hình thành được các tổ tự quản của công nhân, đây là nơi để tiếp nhận nhanh nhất sự chỉ đạo của CĐ cấp trên, và cũng là nơi phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của CN với CĐ cấp trên.

 

2/ Các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng phát triển Đảng trong CNLĐ và cán bộ CĐCS ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì hiện tại, số lượng CNLĐ và cán bộ CĐCS ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bồi dưỡng kết nạp đảng hàng năm còn quá ít.

 

Xin Tổng LĐLĐVN cho biết: 1/Các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS ổn định, bền vững vì hiện nay, đội ngũ cán bộ CĐCS luôn có sự biến động mạnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của CĐCS. (Mạc Đình Tú, macdinhtu@gmail.com, CĐ CTy TNHH Michigan Hải Dương -Tân Dân - Chí Linh - Hải Dương)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Cán bộ công đoàn cơ sở phụ thuộc vào mức độ, quy mô của doanh nghiệp cơ quan, đơn vị. Hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các doanh nghiệp biến động rất nhiều. Vấn đề này phụ thuộc vào sự ổn định của doanh nghiệp. Việc đề ra các giải pháp thu hút đoàn viên làm cán bộ công đoàn được TLĐLĐVN hết sức quan tâm. Ban chấp hành TLĐ đã ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, trong đó đề ra những giải pháp trọng tâm cơ bản nhằm thu hút cán bộ làm công đoàn, đồng thời thực hiện chế độ chính sách và nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn cơ sở. Để làm tốt việc này, Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên, Liên đoàn LĐ tỉnh, CĐ ngành TƯ cần vận dụng các quy định của Đảng, Nhà nước và TLĐ để bố trí thực hiện chính sách và đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Dự kiến, tại Đại hội XI sẽ thảo luận và ban hành chương trình về công tác cán bộ công đoàn trong nhiệm kỳ tới.

 

Thực hiện Nghị quyết 20 của BCHTW Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, TLĐVN đã có chương trình hành động thực hiện, trong đó nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu mỗi CĐCS ít nhất mỗi năm giới thiệu được 1 đoàn viên ưu tú để Đảng bồi dưỡng xem xét kết nạp.

 

TLĐLĐVN sẽ chủ động tham mưu với các ban của Đảng trong việc tuyên truyền, bồi dưỡng lý luận chính trị cho CNLĐ, đồng thời tích cực tham gia trong công tác phát triển tổ chức cơ sở Đảng tại các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, TLĐLĐVN đang triển khai đề tài nghiên cứu công tác phát triển Đảng, thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp, làm cơ sở kiến nghị tham mưu đề xuất với BCHTW quan tâm chỉ đạo công tác này. Mặt khác, bản thân CNLĐ phải tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh.

 

Trong công tác tuyên truyền thông qua bộ tài liệu về giáo dục chính trị cơ bản để CNLĐ hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, về chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Phối hợp với cấp ủy Đảng các cấp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CNLĐ về sự cần thiết tham gia xây dựng Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, nâng cao bản chất giai cấp CN của Đảng.

 

Kịp thời kiến nghị các cấp ủy Đảng về việc bồi dưỡng cho các CNLĐ ưu tú, hàng năm rà soát các đối tượng Đảng và có kế hoạch phát triển. Ở những nơi chưa có chi bộ phải kiến nghị Đảng thành lập các chi bộ Đảng trong DN. Trong 5 năm qua, hệ thống công đoàn đã giới thiệu trên 460.000 đoàn viên công nhân viên chức lao động ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp và đã có gần 400.000 người được kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, tỷ lệ CNLĐ trực tiếp sản xuất tại các DN, khu vực kinh tế ngoài nhà nước mới đạt khoảng 8%. Đây là vấn đề đặt ra cho tổ chức CĐ và cả hệ thống chính trị phải có những giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

 

Trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ việc đi khám thai, thực hiện biện pháp KHHGĐ hoặc do sảy thai, nghỉ chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, lao động nữ có được đảm bảo chỗ làm việc và được hưởng trợ cấp BHXH hay không? (Nguyễn Thúy Vy, , Cty TNHH Hoàng Nguyễn, Nguyên Hồng, HN)

 

 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Nhà nước luôn bảo hộ quyền bà mẹ và trẻ em cụ thể: Theo quy định tại khoản điều 158 và 159 Bộ luật Lao động, lao động nữ được đảm bảo chỗ làm việc và hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉ thai sản, nghỉ việc đi khám thai, thực hiện biện pháp KHHGĐ hoặc do sảy thai, nghỉ chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi. 

 

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm được tính như thế nào? Thời gian mang thai lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai mấy lần? (Hà Thị Phương Anh, , Cty TNHH thương mại và đầu tư Minh Giang)

 

Theo quy định tại điều 24 và 25 Luật Bảo hiểm XH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

- Hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi

- Mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

 Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo thời gian như trên.

 Mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ chăm sóc con.

 

Theo quy định tại điều 29 Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ khi khám thai là năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

 

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 

 

Để khuyến khích các thầy cô giáo trẻ yên tâm công tác tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các cấp công đoàn có biện pháp gì trong việc chăm lo bảo vệ quyền lợi của các thầy cô giáo. (Đinh Khánh Hưng, , Phòng GD-ĐT huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước)

 

Cụ thể như như nhà ở cho giáo viên, nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho con cái họ học tập và những thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của họ?

 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Vấn đề này đã được công đoàn các cấp rất quan tâm, thể hiện trên một số hoạt động cụ thể đó là:

 

 - Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức việc huy động sự tham gia đóng góp ủng hộ Quỹ hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong nhiều năm qua, và đã mang lại kết quả tốt.

 

- Quỹ Mái ấm công đoàn của các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành, CĐ Tổng công ty đã hỗ trợ các cán bộ , giáo viên vùng sâu, vùng xa xây dựng và sửa chữa nhà ở và các các công trình phúc lợi phục vụ cho sinh hoạt;

 

 -  Công đoàn các ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ đã tham gia tích cực ủng hộ vào quỹ xã hội, từ thiện, nhằm thực hiện Chương trình hỗ trợ các xã nghèo, huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, hỗ trợ giáo viên về  nhà ở và các điều kiện sinh hoạt văn hoá, tinh thần.

 

- Tổng Liên đoàn tham gia tích cực vào việc xây dựng chính sách pháp luật có liên quan đến cán bộ, giáo viên vùng sâu, vùng xa, gần đây nhất vào tháng 3/2013, trong cuộc làm việc giữa Đoàn Chủ tịch TLĐ với Chính phủ, Tổng Liên đoàn đã đề nghị và được Chính phủ chấp nhận việc nghiên cứu và xây dựng chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên làm việc trong trong các cơ sở ngoài công lập, trong đó có các cơ sở thuộc vùng sâu, vùng xa.

 

- Đặc biệt chỉ đạo CĐ ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với CĐ các địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với giáo viên và quá trình tuyển dụng, điều động luân chuyển giáo viên, khắc phục tình trạng chuyển giáo viên trong biên chế sang chế độ hợp đồng như ở Yên Bái và một số nơi khác.

 

Nơi chúng tôi đang ở và làm việc đã có nhà văn hoá tuy nhiên lượng sách, báo còn ít và toàn là báo cũ. Chúng tôi rất mong được đọc báo mới. Mong tổ chức CĐ tạo điều kiện cho chúng tôi. (Phạm Thị Liên, , Cty Ever Glory, Hải Dương)

 

 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Việc thành lập, duy trì hoạt động của các điểm sinh hoạt văn hoá tại các KCN, khu nhà trọ CNLĐ là một cố gắng lớn của tổ chức Công đoàn và cũng đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Cho đến nay, đã có gần 2,6 vạn tủ sách pháp luật trong công nhân lao động.

 

- Tuy nhiên, việc đảm bảo cung cấp sách báo thường xuyên, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tìm hiểu cập nhật thông tin của CNLĐ tại các điểm sinh hoạt văn hoá là một yêu cầu chính đáng song còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do kinh phí công đoàn còn hạn hẹp và nhiều KCN vẫn chưa có các nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt văn hóa để công nhân có thể đến đọc sách báo, vui chơi giải trí.

 

- Vừa qua Tổng Liên đoàn đã phê duyệt và giao cho Nhà xuất bản LĐ chủ trì thực hiện đề án xây dựng tủ sách CĐCS; giao cho Báo Lao Động xây dựng đề án cung cấp báo đến cơ sở, CNLĐ, trong đó các điểm sinh hoạt văn hoá là một trong những đối tượng cung cấp ấn phẩm của đề án. Đồng thời Tổng Liên đoàn cũng chỉ đạo các cấp CĐ, các cơ quan báo chí trong hệ thống CĐ tăng cường kinh phí trang bị, cung cấp sách, báo; vận động quyên góp sách, báo... tặng cho các điểm sinh hoạt văn hoá, cho CĐCS...

 

- Đề nghị các cấp chính quyền cần thực hiện nghiêm QĐ 1780 của Thủ tướng về nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động trong các KCN, KCX với mục tiêu đến 2015, các tỉnh có KCN, KCX phải quy hoạch xong các thiết chế văn hóa. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho việc đưa sách báo và các ấn phẩm văn hóa đến các KCN, KCX. Hiện, một số địa phương bước đầu đã quan tâm và cấp kinh phí để đưa báo chí và các ấn phẩm văn hóa đến các KCN, KCX cho công nhân lao động như Hà Nội,...

 

Bởi vậy, để duy trì hiệu quả hoạt động này, ngoài nỗ lực của tổ chức CĐ còn rất cần sự tham gia phối hợp, ủng hộ của các cơ quan Nhà nước, nhất là các cơ quan văn hóa thông tin và truyền thông cũng như sự ủng hộ của chủ sử dụng lao động của các DN xung quanh khu vực có các điểm sinh hoạt văn hoá.
 
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng

Các nghiệp đoàn nghề cá ở trong nước đang phát huy tác dụng, giúp ngư dân yên tâm bám biển hành nghề, trong khi đó người trồng rừng, trồng mía lâu nay cũng gặp khá nhiều khó khăn từ thiên tai, tư thương ép giá, lâm tặc… (Nguyễn Đức Lâm, , Chủ tịch CĐ ngành GTVT Quảng Bình)

 

 Vậy có nên có nghiệp đoàn trong các ngành nghề này để giúp NLĐ đoàn kết, giúp đỡ nhau yên tâm sản xuất?

 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng:  Điều lệ CĐVN quy định (tại Điều 1): CNVCLĐ VN làm công, hưởng lương; NLĐ tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ CĐVN, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của CĐ, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập CĐ. Như vậy, LĐ ngành lâm nghiệp, trong đó gồm cả nghề trồng rừng, trồng mía, thuộc đối tượng tập hợp, kết nạp vào tổ chức CĐVN.

 

 CĐ Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN là CĐ ngành tập hợp, kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS, nghiệp đoàn đối với NLĐ ngành lâm nghiệp như: Chè, cà phê, mía đường, cây nguyên liệu công nghiệp…và chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ; phối hợp với người sử dụng LĐ xây dựng mối quan hệ LĐ hài hòa, ổn định, từng bước nâng cao đời sống của NLĐ.

 

Hiện nay, do tình hình phức tạp của ngư trường trước việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo, ảnh hưởng đến làm ăn, sinh sống của ngư dân, vì vậy Tổng LĐLĐVN đang triển khai thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá, để tổ chức cho ngư dân đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ nhau, bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

 

 Bên cạnh việc tập hợp NLĐ vào tổ chức CĐ, Tổng LĐLĐVN còn chỉ đạo các cấp CĐ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, để NLĐ trong các ngành, nghề (trong đó có NLĐ trồng rừng, trồng mía) phát huy khả năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng từ các sản phẩm do NLĐ làm ra.

 

Hiện nay, vấn đề ATVSLĐ đã được các cấp, các ngành, các DN thực hiện tốt hơn, nhưng đây đó vẫn xảy ra những vụ cháy nổ, sập hầm lò… gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho NLĐ và DN, phải chăng vấn đề cảnh báo và các biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn còn yếu và trong các trường hợp này NLĐ bị TNLĐ sẽ được CĐ bảo vệ qu (Nguyễn Ngọc Quang, , Chi nhánh Cty TNHH MTV Hơi kỹ nghệ que hàn, xí nghiệp hơi kỹ nghệ Cần Thơ)

 

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:

 

Có thể thấy, trong thời gian qua, vấn đề ATVSLĐ đã được các cấp, các ngành, các DN quan tâm đẩy mạnh nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người lao động và của doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành có nguy cơ cao như xây dựng, khai thác khoáng sản; sử dụng điện…

 

Nguyên nhân của các vụ TNLĐ xảy ra trong thời gian vừa qua chủ yếu là do:

 

- Ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ -PCCN của người sử dụng lao động và người lao động còn nhiều thiếu sót.

 

- Công tác huấn luyện hướng dẫn về ATVSLĐ -PCCN của người sử dụng lao động cho người lao động ở nhiều nơi thực hiện chưa tốt, nhất là đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước và người lao động mới được tuyển sử dụng.

 

- Công tác thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.

 

- Việc chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm quy định về ATVSLĐ-PCCN còn chưa đủ sức răn đe.

 

- Vai trò của CĐCS ở một số doanh nghiệp còn hạn chế.

 

Để phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong thời gian tới, tổ chức công đoàn sẽ thực hiện các hoạt động sau:

 

- Tham gia với Chính phủ xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ để trình Quốc hội thông qua vào năm 2015.

 

- Tham gia vào các hoạt động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức về ATLĐ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

 

- Phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra về ATVSLĐ-PCCN, đồng thời kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định về ATVSLĐ-PCCN, trong đó đề nghị khởi tố hình sự đối với người sử dụng lao động để xảy ra các vụ TNLĐ gây chết người.

 

- Chỉ đạo các CĐCS khi thương lượng với người sử dụng lao động nội dung thỏa ước lao động tập thể thì nhất thiết phải có nội dung về điều kiện làm việc và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, có các biện pháp giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

 

- Phối hợp với người sử dụng lao động thường xuyên tổ chức huấn luyện, tập huấn cho người lao động, nhất là người lao động mới được tuyển dụng các quy định về ATVSLĐ-PCCN. Chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ an toàn vệ sinh viên nâng cao năng lực nhằm giúp người lao động chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ-PCCN. Tham gia với người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

 

- Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua xanh-sạch-đẹp, đảm bảo ATVSLĐ-PCCN nhằm phát huy sức mạnh quần chúng vào công tác bảo hộ lao động.

 

 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng

 
Với chức năng của CĐ là cầu nối giữa NLĐ và lãnh đạo DN, cán bộ CĐCS cần được trang bị những kỹ năng về pháp luật, do đó trong Luật CĐ sửa đổi mới (2012), cán bộ CĐCS cần tập trung vào những điểm gì để họ nắm bắt được đúng, chính sách quy định của pháp luật? (Nguyễn Ánh Cẩm, nguyenanh_cam@gmail.com, Chủ tịch CĐ Cty Protec (KCN Sóc Sơn, Hà Nội))

 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Phải có những hiểu biết đầy đủ những nội dung được quy định trong Luật CĐ sửa đổi và Bộ Luật LĐ được sửa đổi bổ sung. Những điểm then chốt cần chú ý là:

 

- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên CĐ

 

- Trình tự thủ tục thành lập CĐ cơ sở

 

- Quyền và trách nhiệm của cán bộ CĐ

 

- Những quy định về kinh phí CĐ

 

- Cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ

 

- Xử lý vi phạm

 

Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể về mức bồi dưỡng ăn ca tại các DN hay không, ví dụ mỗi suất ăn thấp nhấp là bao nhiêu tiền hay không? Mỗi suất ăn có đủ dinh dưỡng cần có những thành phần gì? (Phạm Văn Phú, phu_phvan@yahoo.com.vn, KCN Phố Nối B, Hưng Yên)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Hiện nay pháp luật lao động không có quy định cụ thể về mức ăn ca của NLĐ. Vấn đề bữa ăn ca của NLĐ sẽ được CĐCS coi là một trong những nội dung trong quá trình thương lượng thỏa ước lao động tập thể ở doanh nghiệp. Vì vậy, NLĐ cần kiến nghị với BCH CĐCS khi thương lượng với người sử dụng lao động về nội dung thỏa ước lao động tập thể cần phải đưa tiền ăn ca vào trong quá trình lao động hoặc tiền ăn ca đã được đưa vào thỏa ước lao động tập thể nhưng không đảm bảo chất lượng thì kiến nghị với người sử dụng lao động để sửa đổi cho phù hợp với thời giá nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe người lao động.

 

Gần đây tôi thấy tổ chức CĐ các cấp tôn vinh, khen thưởng khá nhiều CNLĐ. Vậy với đội ngũ chủ tịch CĐCS, Tổng LĐLĐVN có chủ trương vinh danh hoặc khen thưởng, khích lệ họ bằng hình thức gì không? (Phạm Hữu Vũ, vu_ph78@gmail.com, Chủ tịch CĐ Cty CP Prime Đại Việt)

 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng: Hoạt động của tổ chức CĐ cơ sở đạt được hiệu quả nhiều hay ít có tập hợp được đông đảo người LĐ tham gia vào tổ chức CĐ và CĐ cơ sở có được uy tín trong CNLĐ hay không một phần lớn phụ thuộc vào khả năng và uy tín của cán bộ CĐ, nhất là chủ tịch CĐ cơ sở. Đa số các chủ tịch CĐ cơ sở hoạt động có hiệu quả thường không đặt ra vấn đề quyền lợi của cá nhân mình mà họ đặt quyền lợi của tập thể người LĐ lên trên hết. Họ hoạt động hết mình vì tổ chức CĐ, vì người LĐ, họ là những người có tâm với người LĐ. Để động viên, khích lệ chủ tịch CĐ cơ sở hàng năm đều có tổ chức khen thưởng, tôn vinh chủ tịch CĐ cơ sở giỏi. Năm 2012 TLĐLĐVN đã tổ chức tuyên dương và tôn vinh 100 cán CĐ cơ sở giỏi nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Công đoàn VN. Ngày 20.7.2013, Chủ tịch TLĐLĐVN cũng đã dự lễ tôn vinh và trao bằng khen cho 7 chủ tịch CĐ cơ sở giỏi trên địa bàn TP.HCM. Việc khen thưởng và tôn vinh cho cán bộ CĐ được tổ chức hàng năm ở các cấp CĐ.

 

Thời hạn ký hợp đồng lao động của CN đã hết hạn, nhưng DN vẫn chưa ký lại. Trong khi chờ đợi DN ký tiếp HĐLĐ, thì thời gian chờ đợi đó Cty có đóng chế độ BHXH cho NLĐ hay không? (Trần Thị Mến, Men@yahoo.com, Cty Asahi Intas (KCN-CX Hà Nội))

 

 Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Về nguyên tắc, theo điều 22 Bộ Luật LĐ đã được sửa đổi bổ sung, khi hợp đồng LĐ xác định thời hạn đã kết thúc mà người LĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày LĐ hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng LĐ mới; nếu không ký kết hợp đồng LĐ mới thì hợp đồng LĐ có xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng) trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Bên cạnh đó, nếu hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đã hết hạn mà người LĐ vẫn đang làm việc nhưng hai bên chưa ký kết hợp đồng mới thì loại hợp đồng này trở thành hợp đồng xác định thời hạn 24 tháng.

 

Trong khi chờ đợi doanh nghiệp ký kết hợp đồng LĐ mới, người lao động vẫn làm việc bình thường thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người LĐ theo quy định của pháp luật.

 

Hiện, đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ làm việc trong các KCN rất hạn chế vì không có nhà văn hóa, không có sân chơi thể thao hay nơi giải trí lành mạnh dành cho CN sau giờ làm việc. Báo chí đã lên tiếng nhiều về vấn đề này, tại sao tình trạng này vẫn chưa được giải quyết để đáp ứng nhu cầu của CNLĐ? (Phạm Thị Thu, phamthu@yahoo.com, Cty may Tinh Lợi-KCN Nam Sách, Hải Dương)

 

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Hiện nay, đúng là trong các KCN, KCX, phần lớn chưa có các thiết chế văn hóa cũng như không có nhà văn hóa, sân chơi thể thao, nơi vui chơi giải trí cho công nhân lao động sau giờ làm việc. Trong quá trình thực hiện NQ20 của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn đã kiến nghị nhiều, báo chí Công đoàn nói riêng và báo chí các nước nói chung đã lên tiếng nhiều về vấn đề này, song vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân chính là do các KCN, KCX khi quy hoạch ban đầu đã không dành đất cũng như kinh phí cho việc xây dựng các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa; chính sách của Nhà nước về nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động ban hành chậm và còn thiếu khả thi; chủ doanh nghiệp cũng không quan tâm đến vấn đề này. Bản thân tổ chức Công đoàn cũng không có nguồn kinh phí để đầu tư dành cho việc phát triển các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa. Thêm vào đó, tác động của cuộc suy thoái tài chính - kinh tế cũng làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, người lao động không có và thiếu việc làm,...

 

Hàng năm Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giao chỉ tiêu thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên cho LĐLĐ các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên hiện nay trong Luật Công đoàn vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc bắt buộc các doanh nghiệp phải thành lập tổ chức Công đoàn. (Thuỳ Mai, thuymaitran44@gmail.com, Hải Phòng)

 

 

Điều này gây khó khăn rất lớn trong cho các Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc vận động thành lập tổ chức Công đoàn. Vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam trong thời gian tới có giải pháp gì cho vấn đề này?

 

Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng: Việc giao chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS của các tỉnh, thành phố, CĐ ngành TƯ là dựa trên cơ sở khảo sát, đăng ký của các ngành và các địa phương. Trong nhiệm kỳ khóa X (2008-2013), các ngành và địa phương đăng ký phát triển 1,8 triệu đoàn viên. Đến tháng 12.2012, cả nước đã phát triển được 3,2 triệu đoàn viên. Trừ số giảm thì số đoàn viên thực tăng là 1,7 triệu. Sau khi Đại hội CĐ tỉnh và ngành TƯ, các đơn vị đã đăng ký số lượng phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS trong nhiệm kỳ 2013-2018. Trên cơ sở đó, dự kiến Đại hội XI sẽ thảo luận và đề ra chương trình phát triển đoàn viên đến năm 2018. Theo đó, cả nước sẽ có 10 triệu đoàn viên (hiện nay là 8 triệu) vào cuối nhiệm kỳ. Đây là một chương trình rất cơ bản, quan trọng và sẽ hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ 2013-2018.

 
Hơn 300 câu hỏi đã được gửi về buổi giao lưu trực tuyến "Chia sẻ cùng người lao động". Do thời lượng chương trình có hạn nên chúng tôi xin phép chuyển các câu hỏi còn lại tới lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để trả lời.