Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 2)

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp là kỹ năng đầu tiên mà trẻ cần học thì các kỹ năng thích nghi, khám phá, tự chăm sóc bản thân, tự tạo niềm vui, tự vệ cũng cần được ba mẹ trang bị cho con ngay từ giai đoạn đầu đời.

Kỹ năng thích nghi

Có thể nói điều mà hầu hết các bà mẹ quan tâm trong việc chăm sóc con cái là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và môi trường sống an toàn và vệ sinh. Nhưng bảo vệ sức khỏe và chăm sóc trẻ phát triển không phải là việc cung cấp cho trẻ những loại thức ăn bổ nhất và một môi trường sống sạch nhất, mà chính là việc giúp cho trẻ có khả năng phát triển trong mọi điều kiện sống một cách thực tế nhất. Điều đó chỉ có thể có được khi trẻ có khả năng thích nghi tốt với các nguồn thực phẩm và môi trường xung quanh.

Ngay từ bé, cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, kể cả những loại thực phẩm “nặng mùi” như hành lá, tỏi... Trẻ thường có những ý thích của riêng mình và chỉ ăn vài loại thức ăn mà thôi. Một mặt tôn trọng ý thích của trẻ, mặt khác, phụ huynh cần kiên nhẫn tập cho trẻ làm quen với thức ăn mới. Ví dụ, muốn trẻ ăn rau thì ba mẹ hãy thường xuyên ăn rau, chế biến bữa ăn với nhiều loại rau nhiều màu sắc và ăn thật ngon lành trước mặt trẻ, khuyến khích trẻ nếm thử, hỏi trẻ về mùi vị của rau, nói cho trẻ biết tác dụng tốt của từng loại rau.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 2) - 1
Cha mẹ nên tập cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào đó, khi cho trẻ thử thức ăn mới, hãy cho trẻ ăn từng loại để kiểm soát. Nếu trẻ bị dị ứng, hãy ngưng lại vài ngày rồi tiếp tục cho trẻ thử lại từng chút một để trẻ dần làm quen với loại thức ăn đó.

Ba mẹ cũng cần cho trẻ thích nghi với sự thay đổi thời tiết thông thường, không cần thiết lúc nào cũng phải ủ ấm tối đa. Nếu trời mát, hãy cho trẻ ra ngoài mà không cần đội nón. Nếu mưa nhỏ, có thể mặc áo mưa và dạo chơi. Đây cũng là cơ hội tốt để ba mẹ hướng dẫn con kỹ năng tự xoay sở như cách trú mưa an toàn, cách sử dụng áo mưa.

Kỹ năng khám phá thiên nhiên

Tận dụng lúc trời mưa, ba mẹ có thể dạy con kỹ năng khám phá bằng những câu hỏi gợi ý như “Con có biết tại sao trời mưa? Tại sao đàn kiến thường leo lên cây khi trời sắp đổ mưa? Sau cơn mưa bầu trời thường có màu gì? Con có thích trời mưa không và tại sao?”… Ba mẹ nên chia sẻ với trẻ những cảm nhận của ba mẹ về mưa, khi đó trẻ sẽ có những khái niệm cũng như những câu chuyện về mưa để chia sẻ lại với người khác (ông bà, bạn bè...). Khi có nhiều điều muốn chia sẻ, tự khắc trẻ sẽ năng động hơn trong hoạt động giao tiếp.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 2) - 2
Những bài học khám phá về mưa cũng sẽ rất thú vị với trẻ

Phụ huynh cần lưu ý rằng trong lúc vui chơi khám phá, nguy cơ trẻ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công là rất cao. Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ (rửa tay cho trẻ hoặc dạy trẻ rửa tay sạch trước khi ăn, không cho tay vào miệng...) ba mẹ cũng nên chú ý tăng cường sức khỏe miễn dịch cho trẻ thông qua một chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo cho sự phát triển và sức đề kháng của trẻ.

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng phụ thuộc tới 70% vào hệ vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, bổ sung vi khuẩn tốt là một biện pháp hữu hiệu nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu. Ngày nay, việc bổ sung vi khuẩn tốt cũng khá đơn giản như cho trẻ ăn trái cây thường xuyên, uống sữa có bổ sung Synbiotics (phức hợp gồm Probiotics - vi khuẩn tốt, và Prebiotics - thức ăn cho vi khuẩn tốt) nhằm tăng cường số lượng vi khuẩn tốt cho đường ruột, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Khi hệ miễn dịch mạnh khỏe thì khả năng chống chọi bệnh tật cũng tốt hơn, trẻ có thể vui chơi, khám phá và học hỏi tốt hơn.

Kỹ năng tự chăm sóc cá nhân và kỹ năng tự vệ

Ngoài ra, các kỹ năng tự chăm sóc cá nhân cũng sẽ giúp trẻ có tính tự giác cao. Ngay từ khi trẻ 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể hiểu những yêu cầu đơn giản của mẹ như giơ tay thẳng để mẹ mặc áo, biết cầm lược chải đầu, biết cầm khăn lau mặt... dù động tác còn rất vụng về. Bắt đầu khi trẻ 15 tháng tuổi, mẹ đã có thể hướng dẫn bé cầm bàn chải nhỏ tự chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ (tất nhiên là sau đó mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng lại lần nữa). Các kỹ năng khác như rửa tay trước khi ăn, cọ mình khi tắm... cũng nên được ba mẹ kiên nhẫn hướng dẫn thường xuyên trong hoạt động hàng ngày. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước, vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng ưu điểm này mà thực hành các hoạt động chăm sóc cá nhân trước mặt trẻ, khen ngợi khi trẻ làm tốt cũng như tạo điều kiện để trẻ thực hành thường xuyên.

Với kỹ năng tự vệ hay tự xoay xở, ba mẹ cũng có thể hướng dẫn con thông qua các bài học thực tế, trực quan. Ví dụ tổ chức trò chơi lái xe, giúp trẻ phân biệt đèn giao thông chẳng hạn. Ngoài ra, cần dạy trẻ biết các số điện thoại cơ bản như số điện thoại nhà, số điện thoại của ba mẹ, ông bà, nhớ địa chỉ nhà... phòng khi trẻ lạc hay cần ba mẹ giúp đỡ.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 2) - 3
Luôn khích lệ trẻ khi dạy trẻ kỹ năng sống

Điều quan trọng mà ba mẹ cần ghi nhớ khi dạy con kỹ năng sống là không bao giờ ép buộc con khi chúng tự thấy không có khả năng hoặc tỏ vẻ do dự. Luôn kiên nhẫn, động viên và khích lệ con, đồng thời giải thích cho con hiểu tác dụng của mỗi điều ba mẹ giảng dạy sẽ giúp con thêm tự tin và muốn trải nghiệm nhiều hơn.

Friso là nhãn hàng tiên phong bổ sung Synbiotics trong dòng sản phẩm sữa Friso Gold dành cho trẻ dưới 6 tuổi, giúp gia tăng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột đến 83%, giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả, bảo vệ trẻ khỏe mạnh ngay từ bên trong.
 
Cùng Friso trao đổi thêm về đề tài kỹ năng sống cho trẻ nhỏ tại diễn đàn webtretho: www.webtretho/kynangsongchotrenho.com
 
 
Ngọc Khuê

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm