Cảm quan viên - Những “chiến sĩ thầm lặng” trên mặt trận chất lượng
“Cảm quan viên” - một từ mới trong từ điển tiếng Việt và là một nghề mới xuất hiện cùng với sự phát triển của kinh tế và yêu cầu xã hội.
Cảm quan viên - Họ là ai?
Lịch sử kinh nghiệm của hơn 130 năm trong ngành với vị thế là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu sữa, Cô Gái Hà Lan hiểu rất rõ điều gì làm nên chất lượng và điều gì cần thiết cho chất lượng. Trên tất cả các quốc gia hoạt động của mình, Cô Gái Hà Lan áp dụng Quy trình quản lý chất lượng sữa toàn cầu độc đáo và duy nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu để kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt từng mắt xích, từng khâu làm nên những hộp sữa chất lượng và an toàn tuyệt đối. Trong những mắc xích này, Cô Gái Hà Lan đầu tư rất mạnh cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu và thể trạng của người tiêu dùng ở từng quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Ngoài việc sở hữu một đội ngũ các nhà khoa học với những trung tâm nghiên cứu phát triển trên khắp thế giới, Cô Gái Hà Lan còn phát triển một đội ngũ “cảm quan viên” hỗ trợ đắc lực cho quy trình quản lý chất lượng sữa, lực lượng đặc biệt mà không phải công ty sản xuất sữa nào cũng có. Đội ngũ cảm quan viên là yêu cầu phát triển bắt buộc theo tiêu chuẩn của Cô Gái Hà Lan.
Nếm sữa cho chất lượng
Một ngày làm việc của các bạn cảm quan viên hoàn toàn khác với những công việc phổ biến khác, các bạn thường tham gia đánh giá cảm quan khoảng 20 mẫu mỗi ngày. Để đảm bảo kết quả chính xác, các bạn được yêu cầu có thời gian nghỉ 45 phút giữa các lần thử mẫu.
Công việc đặc biệt, kỷ luật đặc biệt!
Ngoài khả năng đặc biệt về cảm quan, một cảm quan viên đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để giúp họ luôn giữ được “phong độ” khi làm việc. Nghề này “chống chỉ định” đối với một số bệnh như hen suyễn; thậm chí nếu trong thời gian bị cảm cúm, sổ mũi các bạn cũng không được tham giá đánh giá mẫu. Ngoài yêu cầu về sức khoẻ, cảm quan viên cũng có những “ràng buộc” cấm kỵ, kiêng khem như: không hút thuốc, không rượu bia, không ăn thức ăn nặng mùi, kể cả không được sử dụng nước hoa khi đi làm.
“Những chiến sĩ thầm lặng” trên mặt trận chất lượng
Có thể nói cảm quan viên là “những chiến sĩ thầm lặng”, hỗ trợ đắc lực cho bộ phận kiểm tra chất lượng (QC). Mỗi một sản phẩm của Cô Gái Hà Lan đều được kiểm soát chặt chẽ trong từng mắc xích bằng quy trình chuẩn hóa toàn cầu từ nguồn thức ăn trong lành cho bò, giống bò thuần chủng, nông trại thông minh, nhà máy chuẩn mực thế giới… Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm trước khi có mặt trên thị trường phải được kiểm tra các chỉ tiêu về hóa lý vi sinh, đồng thời cũng phải đạt tiêu chuẩn về cảm quan (màu sắc, cấu trúc, mùi vị…) do nhóm các Cảm quan viên đánh giá.
Mỗi một sản phẩm được đánh giá về cảm quan không phải là do kết quả làm việc của chỉ một người mà là do cả Hội Đồng Cảm Quan, bao gồm khoảng hai mươi cảm quan viên cùng thử sản phẩm. Chỉ những kết luận đồng nhất của nguyên Hội Đồng mới đạt yêu cầu và được sử dụng tiếp tục để làm cơ sở cho quy trình kiểm soát chất lượng.
Ngoài việc hỗ trợ cho bộ phận QC, Hội đồng cảm quan là phần không thể thiếu của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển. Hằng năm, họ thử nhiều mẫu sản phẩm, hỗ trợ cho Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển để có thể phát triển những sản phẩm mới đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.