Cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường nhanh lành, tránh đoạn chi

(Dân trí) - Khi bị loét bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường, nếu biết cách chăm sóc vết loét, chống nhiễm trùng sẽ tránh được hoại tử, đoạn chi gây tàn phế suốt đời.

Loét bàn chân tiểu đường là những vết thương hở ở bàn chân gặp ở 15% người bệnh tiểu đường. Vết loét thường nằm ở các vị trí hay bị tì đè như gan bàn chân, đầu ngón chân, đặc biệt là ngón cái và ngón út.

Nghiên cứu cho thấy 85% trường hợp cắt cụt chi ở người tiểu đường là do biến chứng loét bàn chân. Do vậy, chăm sóc bàn chân tiểu đường được xem như một mục tiêu quan trọng mà bất cứ người bệnh nào cũng cần biết.

Biến chứng loét bàn chân là nỗi ám ảnh của người bệnh tiểu đường.
Biến chứng loét bàn chân là nỗi ám ảnh của người bệnh tiểu đường.

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân?

Loét bàn chân tiểu đường là hậu quả của biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu và nhiễm trùng.

Tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Vì thế, người bệnh không nhận biết được các chấn thương ở bàn chân khi đá phải vật sắc nhọn, dẫm phải đinh hay vết phồng rộp do đi giày chật, chỉ đến khi vết thương nhiễm trùng, loét mới nhận ra. Biến chứng thần kinh còn làm cho da khô, dễ nứt nẻ tạo các vết thương nông sâu khác nhau khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Đặc biệt, người bệnh có thể bị biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), gây tăng áp lực lên bàn chân làm tăng nguy cơ chấn thương.

Trong khi tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ chấn thương và khiến vết loét không được điều trị sớm thì biến chứng mạch máu, nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Đường huyết cao làm mạch máu bị xơ vữa, gây thiếu máu tới nuôi dưỡng bàn chân. Đồng thời, đường cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm hệ miễn dịch của người tiểu đường bị suy giảm càng khiến vết loét khó lành, dễ nhiễm trùng hơn.

Chính vì các cơ chế tổn thương phức tạp kể trên, vết loét ở người tiểu đường cần được phát hiện và điều trị sớm. Với người bệnh chưa có vết loét, cần khám bàn chân hàng ngày và lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sớm trước khi có biến chứng bàn chân như:

● Móng chân bị đổi màu, có nhiều nốt chai.

● Da khô, bàn chân ngứa ran, nóng rát.

● Hay đau chân, không đi bộ được các quãng đường xa (đau cách hồi).

● Sưng phù bất thường tại bàn chân.

Trường hợp đã có vết loét, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt với sự hỗ trợ của bác sĩ để phục hồi lưu thông máu, tránh nhiễm trùng và bảo vệ đôi chân nguyên vẹn.

Bệnh nhân tiểu đường phải hết sức cẩn thận với những vết loét.
Bệnh nhân tiểu đường phải hết sức cẩn thận với những vết loét.

Hướng dẫn chăm sóc vết loét bàn chân do biến chứng tiểu đường

GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết & Đái tháo đường khuyến cáo: Ngay từ giai đoạn đầu phát hiện vết loét ở bàn chân, người tiểu đường cần tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Sau khi vết thương ổn định, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà theo các hướng dẫn dưới đây:

Dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc kháng sinh đường uống hoặc các kem bôi tại chỗ chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương lành nhanh hơn. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh vết loét hằng ngày

Bạn nên rửa và khử trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Hạn chế rửa bằng oxy già trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định. Sau khi vệ sinh sạch vết thương, dùng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine để băng bó nhưng không băng quá chặt.

Nếu phát hiện vết loét bàn chân tiểu đường lại bị chảy máu, nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc đốm đen hoại tử, người bệnh cần tái khám để được chỉ định thêm thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cắt, lọc bỏ các đốm đen hoại tử nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn trước đó.

Giảm áp lực lên vết loét

Vết loét bị tì đè nhiều sẽ lâu lành. Vì vậy trong những ngày có vết thương, bạn không nên đi lại quá nhiều, khi ngồi, nằm, nên kê cao chân. Khi di chuyển có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng, giày dép chuyên dụng.

Giải pháp hỗ trợ giúp người tiểu đường nhanh lành vết thương

Việc sử dụng các thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa tổn thương thần kinh cũng là một lựa chọn tốt để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị biến chứng loét bàn chân tiểu đường.

Trong đó có thể kể đến Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài Sơn là những thảo dược có tác dụng kép vừa ổn định đường huyết vừa giảm cholesterol, ngăn xơ vữa mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Nhờ đó hỗ trợ vết loét bàn chân do tiểu đường nhanh lành hơn.

Cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường nhanh lành, tránh đoạn chi - 3

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm