Bảo vệ niêm mạc khi viêm loét dạ dày có HP+

Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.

Khuẩn HP – Khi dữ khi lành

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố. Các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Ðồng thời, vi khuẩn HP cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết dạ dày… Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.

Người bị viêm loét dạ dày có thể mắc bệnh do tiền sử gia đình, như cha mẹ, anh chị… bị ung thư dạ dày. Do thói quen ăn nhiều đồ nướng, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì. Trong đó, nguyên nhân do uống rượu và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày.

5 điều cần tránh

Ðể điều trị viêm dạ dày nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả, bạn cần thực hiện 5 điều, đó là:

- Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

- Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axit folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.

- Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

- Sau khi ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vi khuẩn HP đã hết chưa. Khi vi khuẩn âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

Ngọc Nga