Bạn mới đồng hành cùng người bệnh đái tháo đường

Hiện ở Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Theo báo cáo của các nhà y khoa trên thế giới, số người tử vong do bệnh đái tháo đường cao hơn số người chết do bệnh AIDS.

Vấn đề kiểm soát đường huyết được đặt ra rất nghiêm ngặt đối với những người mắc căn bệnh này. Công nghệ kiểm soát đường huyết không xâm trích ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới giúp người bệnh đái tháo đường không ngại cũng không bị đau đớn khi đo đường huyết tại nhà hay tại các cơ sở y tế.

Công nghệ mới, niềm vui mới

Anh Nguyễn Anh T., 46 tuổi ở quận Cầu Giấy- Hà Nội đã phát hiện mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2002. Thời gian đầu mắc bệnh, anh phải chích máu 4 lần/ngày vào lúc đói, trước và sau ăn, trước khi đi ngủ để kiểm tra đường huyết. Nếu đường huyết ở ngưỡng bình thường anh có thể yên tâm nhưng nếu đường huyết cao quá hay thấp quá anh đều phải có biện pháp xử trí kịp thời, bởi nếu không rất dễ xảy ra biến chứng cấp tính, dễ dẫn đến tử vong.
 
Nhưng khi bệnh đã ở giai đoạn ổn định, anh đã có thể sinh hoạt bình thường, uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ và luyện tập thể dục thể thao tùy theo sức của mình thì anh chỉ còn phải kiểm tra đường huyết khoảng 2-3 lần/tuần. Anh T. tâm sự, mặc dù được bác sĩ hướng dẫn cách trích máu để đo đường huyết rất tỉ mỉ, không được lấy máu ở đầu ngón tay vì nơi đó tập trung nhiều dây thần kinh, dễ gây choáng, đau mà phải lấy máu ở rìa ngoài của ngón tay để giảm cảm giác đau và an toàn cho người bệnh nhưng anh vẫn thấy rất sợ. Mỗi lần trích máu anh phải nhờ người nhà làm hộ và nhắm tịt mắt cho đến khi công việc đó hoàn thành. Đến bây giờ, sau khi đã thực hiện việc trích máu để kiểm đo đường huyết hàng ngàn lần nhưng cảm giác sợ đau vẫn không rời bỏ anh.
 
Anh đã rất vui mừng khi được giới thiệu một phương pháp mới kiểm tra đường huyết không cần trích máu, bởi anh sẽ thoát được cảm giác sợ mà độ chính xác của đường máu vẫn đảm bảo. Lý do để anh tin tưởng dựa vào những lần tự anh so sánh giữa phương pháp chích máu và không chích máu ở cùng một thời điểm. Cả hai phương pháp đều cùng cho một kết quả tương đối giống nhau, chỉ sai số trong khoảng 0,1 đến 0,3, đây là ngưỡng chênh lệch cho phép.

Bạn mới đồng hành cùng người bệnh đái tháo đường  - 1

Ưu điểm của công nghệ không xâm trích
Thuật ngữ không xâm trích dùng để chỉ các phương pháp nghiên cứu lâm sàng và chữa bệnh trong đó không có bất kỳ sự xâm trích nào đối với da bằng các mũi kim hoặc các dụng cụ phẫu thuật khác. Hàng trăm triệu người bệnh đái tháo đường trên thế giới đã mong muốn có một thiết bị như thế để kiểm soát đường huyết do ở người bệnh đái tháo đường, các cơ chế điều hòa nước, muối và chất béo đều bị biến dạng. Người bệnh thường xuyên cần theo dõi chỉ số đường trong máu, vì vậy trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 hàng loạt các loại máy đo đường huyết cá nhân đã được sản xuất. Tất cả các loại máy đo này đều dùng các mẫu máu được trích ra từ ven hoặc tĩnh mạch. Với các phòng phân tích sinh hóa máu, các loại máy phân tích máu còn đòi hỏi nhiều các chất xúc tác hóa học.
 
Với người bệnh tiểu đường, khi sử dụng máy đo đường huyết cá nhân, buộc phải trích kim lấy máu lên thanh thử, một thủ tục không hấp dẫn, không nói đến chuyện còn cần thường xuyên mua thanh thử. Nhưng nếu sử dụng thiết bị kiểm soát đường huyết không xâm trích, trong đó có máy Omelon sẽ giải thoát người bệnh đái tháo đường khỏi nỗi khổ phải trích máu thường xuyên. Thông qua băng tay được đeo lên trên khuỷu tay, sóng từ máu chạy trong tĩnh mạch sẽ tạo nên những xung động trong áp lực không khí trong băng tay. Những xung sóng này sẽ được chuyển hóa qua các tụ áp lực thành tín hiệu điện từ và được xử lý bởi các bộ vi mạch của máy chủ. Sóng của mạch chính là các tín hiệu chuyển tải thông tin đo được của huyết áp trên, dưới và các yếu tố khác để xác lập tỷ lệ đường trong máu. Kết quả đo được sẽ hiện trên màn hình của máy Omelon. Loại máy này có thể ghi nhớ kết quả lần đo cuối cùng; tự động tắt máy, lại đơn giản trong vận hành, bảo dưỡng và không yêu cầu kỹ năng đặc biệt, không cần lấy máu, không tốn que thử.
Bạn mới đồng hành cùng người bệnh đái tháo đường  - 2
 

Ths Bs Nguyễn Phúc Học, là một trong những người đầu tiên ở Việt nam đã trực tiếp sử dụng thiết bị này cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm dùng máy Omelon đo cho mọi người bệnh, trong đó có nhiều người đã bị bệnh tiểu đường. Tôi mong rằng các kết quả thu được qua thử nghiệm nghiêm túc của chúng tôi sẽ mỹ mãn và máy sẽ được dùng tốt ở nước ta vì rất nhiều lợi điểm của nó.”