Ăn Tết vui với đường huyết ổn định

Vấn đề lớn nhất của người ĐTĐ là chọn thực phẩm phù hợp và an toàn với sức khỏe trong khi lại bận rộn với họp mặt gia đình, bạn bè, du xuân. Dưới đây là chia sẻ của TS.BS Từ Ngữ-TTK Hội Dinh Dưỡng VN về những thắc mắc thường gặp vềi ĐTĐ mỗi khi Tết đến.

 
Ăn Tết vui với đường huyết ổn định - 1
Lựa chọn thựa phẩm đảm bảo ổn định đường huyết và dinh dưỡng người ĐTĐ sẽ có sức khỏe tốt để vui Tết trọn vẹn
 
1. Tôi rất thích ăn gạo nếp nên vào ngày Tết, thật khó mà từ chối món bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng chiên! Ăn món này có nguy hiểm lắm không?
 
Bác sĩ Từ Ngữ: bạn vẫn có thể cho phép mình được thưởng thức món ăn truyền thống này bằng cách chỉ nên ăn một miếng nhỏ (khoảng nửa chén con) một lần trong ngày và chỉ ăn trong ba ngày Tết. Bạn có thể hạn chế bớt nguy cơ làm tăng đường huyết từ món bánh chưng chiên bằng cách chỉ ăn bánh chưng chiên cháy cạnh, để ráo dầu mỡ trước khi ăn, đồng thời sử dụng dầu thực vật để chiên. Lý do là dầu thực vật giàu axit béo omega-3, tốt cho sức khỏe hơn là mỡ động vật.
 
2. Vẫn biết cần phải kiểm soát lượng đường ăn vào, song tôi rất thích ăn đồ ngọt. Liệu tôi có thể ăn ngọt trong một bữa với món chè kho, sau đó nhịn ngọt vào các bữa sau trong ngày hay không?
 
Đúng là bạn cần luôn luôn kiểm soát lượng đường mình ăn vào. Quan trọng là bạn cần “trải đều” lượng đường thu nạp trong suốt cả ngày và nên tham khảo bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ nội tiết để biết được những món phù hợp với lượng đường trong máu của riêng bạn. Chẳng hạn, nếu bạn bị tiểu đường týp 2, bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bạn hơn buổi tối, vì thế, bạn đặc biệt không nên ăn chè kho thay bữa sáng. Tốt nhất là bạn không nên ăn cả một bữa với đồ ngọt. Hãy chia ra mỗi bữa, ăn vài muỗng chè kho “tráng miệng” sẽ tốt hơn cho cả đường huyết lại “thỏa mãn” vị giác của bạn. Khi đã thưởng thức chè kho rồi bạn nên ăn trái cây ít có vị ngọt, không uống nước trái cây pha thêm đường, đặc biệt là tránh xa nước ngọt.
 
3. Có phải tốt nhất là tôi nên kiêng tối đa chất bột đường như bánh chưng, cơm phở, tránh xa chất béo và chỉ ưu tiên chất đạm trong thịt, cá, để bảo đảm dinh dưỡng hay không?
 
Chế độ ăn ít chất bột đường và nhiều chất đạm có thể làm tăng nguy cơ cho thận, và người ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh thận cao hơn. Khi ăn ít chất bột đường, bạn còn có nguy cơ sẽ thu nạp ít chất xơ, cũng như các chất chống oxy hóa. Chất béo giúp thức ăn ở lại lâu hơn trong dạ dày trước khi xuống ruột non, để lượng đường từ từ được hấp thu vào cơ thể. Kiêng tối đa chất bột đường, tránh xa chất béo mà “lạm dụng” chất đạm như bạn nghĩ là không đúng. Vì vậy, bạn không nên kiêng tối đa chất bột đường, chất béo, mà hãy lựa chọn thức ăn bột đường an toàn, cân bằng đúng ba thành phần: đường, chất xơ và chất béo. Nói một cách đơn giản thì bạn vẫn cần ăn cơm (hoặc bánh chưng, bún phở) đến 60 – 70% năng lượng trong khẩu phần ăn, kèm thịt cá với ít chất béo, và ăn thật nhiều rau củ trong bữa ăn. Đồng thời lưu ý ăn chất bột đường có chỉ số đường GI thấp hoặc trung bình (<55) và có độ hấp thu đường vào máu chậm như chất bột đường có nhiều chất xơ, còn nguyên cám (gạo, ngũ cốc), chất đường phức (đường tự nhiên từ rau củ, trái cây). Tránh các loại thức ăn nhanh, nước ngọt, kẹo mứt.
 
4. Ngày Tết ở nhà thì khách khứa nhiều, đi chơi, thăm viếng bạn bè thì bữa ăn cũng khó kiểm soát. Tôi thường “chữa cháy” cho đỡ đói bằng một ít bánh mứt, hạt bí để tránh bị hạ đường huyết. Ngoài ra, nhấm nháp tí rượu vang cũng không quá nguy hiểm phải không?
 
Bánh kẹo và hạt dưa, hạt bí là những món bạn chỉ nếm cho có hương hoa, nếu không quá thích, bạn nhịn được luôn thì càng tốt. Ăn các món này để lót lòng khi đói là lựa chọn hoàn toàn sai. Nếu ở nhà, bạn nên để sẵn những món ăn tốt cho sức khỏe của mình như súp rau củ, bánh mì, bánh quy làm từ ngũ cốc còn nguyên cám (whole grain), thịt gà, cá, sữa ít béo hoặc sữa có cơ chế phóng thích đường chậm. Khi du xuân, tốt nhất là bạn luôn mang theo một ít thức ăn “lót dạ” phòng khi bữa ăn bị chậm trễ như một ít bánh quy, trái cây, rau củ cắt sẵn. Đừng để trễ bữa quá hai tiếng! Lúc đó bạn nên đo đường huyết và ăn lót dạ những món này. Mang theo sữa dành cho người ĐTĐ cũng là lựa chọn tốt và tiện lợi cho bạn.
 
Nhấm nháp chút rượu vang cũng không quá nguy hiểm, song bạn nhớ luôn uống khi ăn. Hãy hỏi bác sĩ về lượng rượu bạn có thể uống. Thường bạn nên hạn chế, chỉ uống khoảng 100ml/tuần. Và luôn nhớ, nếu bạn “lỡ” ăn và uống hơi nhiều, bạn cần tăng lượng chất xơ, giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn sau đó.
 
Lời khuyên: Thật ra, chỉ có “ba ngày Tết”, song thời gian nghỉ lễ có thể là 9 ngày, cộng thêm “ra Giêng ngày rộng tháng dài”, có thể bạn sẽ cho phép mình “ăn thoải mái một chút” một tháng đến tháng rưỡi. Một ngày ăn uống “thả cửa” sẽ không đến mức phá hỏng cả quá trình ăn uống đúng mực để ổn định đường huyết. Song cả tháng không tuân thủ chế độ ăn sẽ khiến bạn khó mà quay trở lại sau đó. Vì thế, tốt nhất là bạn nên luôn để ý món ăn, thức uống của mình trong ngày Tết. Đồng thời, đừng quên vận động, tập thể dục, ngay cả trong ngày Tết. Bạn chỉ cần để ý đi lại nhiều trong nhà, hay chịu khó đi bộ một ít khi “du xuân”, tổng cộng ít nhất 30 phút/ngày. Đây là một trong những cách giúp bạn ổn định đường huyết, cũng như “bù” vào lượng thực phẩm bạn dễ “yếu lòng” ăn nhiều hơn trong ngày Tết.
 
Mai Khôi thực hiện
 

Ăn Tết vui với đường huyết ổn định - 2

Glucerna SR có công thức dinh dưỡng lý tưởng cho người ĐTĐ giúp ổn định đường huyết, giảm bớt nỗi lo biến chứng. Glucerna SR cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dùng thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho bữa ăn đem đến cuộc sống hoàn toàn thoải mái và yên tâm, giúp ổn định đường huyết nhờ:
 
- Hệ thống giải phóng đường chậm (SR: Slow Release) phóng thích đường vào máu từ từ giúp ổn định đường huyết
 
- Chỉ số đường huyết thấp (GI=30) ổn định đường huyết sau ăn
 
- Bổ sung MUFA tốt cho hệ tim mạch
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm