3 thập kỷ chiết xuất dược liệu Việt trị bệnh gan

Được nghiên cứu bài bản ngay từ những năm 1980, cà gai leo liên tục là đối tượng của hàng loạt công trình nghiên cứu nhằm mang đến những sản phẩm hỗ trợ điều trị tối ưu cho người bệnh viêm gan virus B mãn tính, xơ gan...

Dược liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng và bài bản

Viêm gan vi rút vẫn còn là một thách thức lớn với thế giới, đặc biệt với những nước nhiệt đới như Việt Nam. Những bệnh nhân viêm gan virus kết hợp với các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá càng làm tăng nguy cơ dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Với những bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính, nhiệm vụ cốt yếu của y học là làm ngừng hoặc giảm sự nhân lên của virus, thanh lọc và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của vi rút hay quá trình xơ hóa.

Trong khi sản phẩm thuốc tây có tỷ lệ đáp ứng nhất định và đem lại nhiều tác dụng phụ thì các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng Cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mãn tính, xơ gan....

Ngay từ những năm 1980, cây cà gai leo đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Cố GS Phạm Kim Mãn là người đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản Cà gai leo với đề tài “Nghiên cứu Cà gai leo làm thuốc hạ men gan”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tác dụng hạ men gan rất nhanh chóng của Cà gai leo.

3 thập kỷ chiết xuất dược liệu Việt trị bệnh gan

Cho đến nay đã có 2 đề tài cấp Nhà nước, 4 luận văn tiến sĩ và nhiều công trình nghiên cứu khác về dược liệu này. Cà gai leo cũng là loại cây duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động và cho kết quả rất đáng khích lệ. Những nghiên cứu tại Viện Dược liệu Trung ương, Viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân y 103 đã cho thấy:

Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua hai nghiên cứu “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đề tài thuộc công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương.

Cà gai leo là dược liệu duy nhất đã được bào chế và kiểm chứng có hiệu quả điều trị lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động qua các đề tài “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo”.

“Bắt tay” mang đến sản phẩm hỗ trợ tối ưu

Từ những kết quả nghiên cứu trên, một chế phẩm mang tên Thực phẩm chức năng Giải độc gan Tuệ Linh gồm chiết xuất chuẩn hóa Cà gai leo và Mật nhân ra đời và đã được tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều trung tâm.

Ngoài các nghiên cứu có sẵn đã chứng minh tác dụng rõ ràng trên các bệnh về gan của Cà gai leo và Mật nhân, TPCN Giải độc gan Tuệ Linh còn được thử nghiệm độc tính, thử tác dụng dược lý (tại bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội) và thử nghiệm lâm sàng trên 33 bệnh nhân Viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại bệnh viện Quân y 108 trong vòng 6 tháng.

Theo báo cáo tổng hợp kết quả đề tài cho thấy các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, gan to, đau hạ sườn phải, vàng da ở bệnh nhân giảm nhanh và hết hoàn toàn sau 2 tháng điều trị. Men gan (AST và ALT) về bình thường sau 6 tháng lần lượt là 60,6% và 72,7%. Các xét nghiệm nồng độ vi rút ở trong máu bệnh nhân cho thấy: sau điều trị bằng viên Giải độc gan Tuệ Linh có 39,4% bệnh nhân có nồng độ vi rút giảm trên 100 lần, 18% bệnh nhân giảm tới ngưỡng không thể phát hiện được. Đặc biệt có 2 bệnh nhân âm tính HbsAg (chiếm 6,1%). Các bác sĩ cũng khẳng định chưa tìm thấy một tác dụng phụ nào của viên Giải độc gan Tuệ Linh, đây cũng là ưu điểm thường thấy ở các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Như vậy việc ứng dụng chiết xuất cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan đã được chứng minh rõ ràng, và là một thành tựu rất đáng tự hào của y học cổ truyền nước nhà, mở ra những cơ hội mới trong việc chung tay đẩy lùi viêm gan virus và xơ gan.

3 thập kỷ chiết xuất dược liệu Việt trị bệnh gan

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm