Những dấu hiệu bé bị đầy hơi và cách xử lý

(Dân trí) - Đầy hơi khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc nếu bản thân bé không tự xử lý được và không có mẹ giúp chuyện này. Nhưng các em bé thì không thể đơn giản là nói cho mẹ biết được, mẹ phải làm sao?

Những dấu hiệu bé bị đầy hơi và cách xử lý - 1

Tìm kiếm

Tìm kiếm những nguyên nhân đang gây khó chịu cho bé thường là một quá trình loại bỏ. Nhưng trước khi đổ lỗi cho việc bé bị đầy hơi, hãy lưu ý vài điểm quan trọng.

Ari Brown, một bác sĩ nhi khoa ở Austin, tác giả cuốn Baby 411 cho biết: "Trẻ sơ sinh ăn suốt ngày đêm, ruột làm việc liên tục và tạo ra luồng khí vô tận. Tần suất khí nói chung không phải là điều đáng lo ngại. Không giống như người lớn, việc xả khí của bé nhẹ nhàng hơn nhưng diễn ra nhiều hơn, và việc bé không được thoải mái do đầy hơi thường hiếm".

Nhưng nếu bạn nghi ngờ em bé khó tính của bạn đang thực sự không thoải mái, bé vẫn nhíu mày, kéo chân lên, thì rất có thể là bé bị đầy hơi và cần xả khí. Cách tốt nhất là bạn thử một số kỹ thuật "xì hơi" cho bé.

Giải quyết vấn đề

Hãy bắt đầu bằng cách đặt em bé nằm sấp lên một bề mặt phẳng, nâng chân bé lên chút để bé tì lên vị trí dạ dày, nhẹ nhàng mát-xa bụng bé.

Bạn cũng có thể thử cách đặt bé nằm ngửa, di chuyển chân và hông bé vòng quanh như động tác "đạp xe đạp". Chuyển động này thường sẽ làm vỡ các bong bóng và cho thêm khí tích tụ trong bụng bé một chút lực đẩy để tống được ra ngoài.

Bạn cũng có thể thử cho bé đi tắm nước ấm, bé sẽ dễ chịu hơn.

Một số điểm cần lưu ý để hạn chế bé bị đầy hơi

- Cho bé ợ:

Giờ ăn có thể đến cùng với khóc, nuốt chửng, nghẹn ngào, cử động bú - nói cách khác là đến với rất nhiều khí, biểu hiện cuối cùng là ợ hoặc "xì hơi". Việc ợ có thể đến ngay và giải thoát khí trong khi việc xì hơi lại mất nhiêu thời gian hơn và khí phải trải qua một hành trình dài hơn đi qua đường ruột. Cho nên, hãy chú ý cho bé ợ ngay sau ăn, bằng cách ôm bé dựa đầu trên vai hay ngực bạn, khum tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé phát ra tiếng ợ sảng khoái.

- Nếu bạn cho bé bú bình sữa công thức:

Hãy lưu ý để bình ổn định một lúc trước khi cho bé bú. Khi pha sữa bạn thường phải lắc và các bọt sữa sẽ tập trung ở lớp trên bình.

- Điều chỉnh góc:

Khi bạn cho con bú, hãy chắc chắn đầu của bé cao hơn dạ dày, như vậy chất lỏng có thể từ từ chìm xuống dưới trong khi bong bóng trồi lên trên cùng, bé sẽ dễ ợ hơi hơn đấy.

Nếu bé bú bình, hãy điều chỉnh bình ở góc mà sữa lấp đầy toàn bộ núm ti, như vậy bé sẽ không nuốt phải bong bóng sữa.

- Lưu ý thực đơn của bé:

Những thức ăn cứng, khó tiêu được biết đến là nguyên nhân gây ra lượng khí dư thừa. Mẹ ăn đồ khó tiêu cũng sẽ khiến bé bị đầy hơi khi bú mẹ.

Giới thiệu thức ăn rắn đến bé có thể là trò chơi thay đổi thế giới của trẻ sơ sinh, bởi vậy nếu em bé của bạn khó tính mà hay bị đầy hơi, hãy lựa chọn cho bé chế độ ăn dặm phù hợp.

Huyền Anh
Theo Parenting