Mong đợi vô lý của đàn ông đối với vợ trong việc bếp núc
Có một thực tế là đàn ông hiếm khi vào bếp nhưng lại có những mong đợi hay yêu cầu vô lý với vợ trong chuyện bếp núc.
1. Thích vợ tự tay nấu nướng nhưng hay chê tóc vợ ám mùi thức ăn
Về nhà sau một ngày làm việc mệt nhoài, điều mà tất cả đàn ông đều mong ước là một bàn ăn đầy ắp những món yêu thích cùng một người vợ tinh tươm, xinh đẹp chờ sẵn. Cũng chính vì mong đợi đó mà nhiều người chồng tỏ ra thất vọng khi vợ không chỉn chu, điệu đà như thuở hẹn hò. Thế nhưng, sau một ngày làm việc mệt nhoài, lại thêm thời gian đi chợ, nấu nướng, dọn rửa, phụ nữ rất khó làm vẹn cả đôi đường. Chuyện đầu bù tóc rối, quần áo, cơ thể ám mùi nấu nướng là đương nhiên.
2. Thích ăn cơm nhà nhưng lại chê vợ suốt ngày loanh quanh trong bếp.
Để có bữa cơm ngon cho gia đình, các chị em phải làm rất nhiều việc, từ chọn lựa đồ ngon để mua đến các công đoạn chế biến phức tạp. Các ông chồng luôn thích ăn cơm nhà nhưng lại không hiểu rằng để nấu được cơm canh ngon lành, quy trình làm bếp không đơn giản như những clip dạy nấu ăn dài 30 giây trên mạng. Vậy mà rất nhiều người chồng luôn cằn nhằn vợ sao cứ suốt ngày đứng trong bếp.
3. Thề hứa chia sẻ mọi công việc với vợ nhưng muốn vợ tự hiểu bếp núc là việc của riêng nàng.
Lúc mới cưới nhau, người chồng nào cũng hứa hẹn sẽ cùng san sẻ với vợ mọi việc trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, sau đám cưới, rất nhiều các ông chồng muốn vợ tự hiểu bếp núc là việc của riêng vợ.
88% đàn ông Việt Nam cho rằng việc bếp núc là việc của phụ nữ, đây là kết quả khảo sát mới nhất mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa đưa ra. Có thể dễ dàng thấy định kiến về phụ nữ và chuyện bếp núc còn rất mạnh mẽ tại Việt Nam, điều này dễ sinh ra những mong đợi vô lý của chồng dành cho vợ trong chuyện bếp núc vừa kể trên.
Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản dừng lại ở vợ và chồng, đàn ông và phụ nữ, mà còn liên quan tới ý thức hệ của những đứa con trong gia đình và cái nhìn của chúng về bố mẹ. Vừa có một thí nghiệm xã hội bằng phim ngắn được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Trong clip, trẻ cũng thấy được rằng bố không chia sẻ việc bếp núc với mẹ, trong đó có lời kể ngộ nghĩnh nhưng đáng suy ngẫm của bé gái: “Ba phải coi phim, rồi mẹ phải ủi đồ, xong rồi mẹ qua nấu ăn, xong rồi ba phải qua coi phim nữa, xong rồi ba đi tập thể dục rồi coi sách”. Trên tất cả, các bé rất mong bố cùng chia sẻ việc bếp núc với mẹ, vì theo các em, việc bấm nút nồi cơm điện hay máy xay sinh tố là “dễ ẹt à”, và chia sẻ như thế thì “vui hơn nhiều”. Chính điều này đánh động rất nhiều ông bố và bà mẹ về ý nghĩa của việc chia sẻ bếp núc, rằng việc bố và mẹ chia sẻ công việc trong gia đình sẽ làm con trẻ cảm thấy được yêu thương và chăm chút nâng niu từ cả bố lẫn mẹ, là tấm gương cho con trẻ biết chia sẻ cùng người thân yêu của mình về sau.
Xem clip Thí nghiệm xã hội Khi bé “dán nhãn” bố mẹ
Người Việt ta thường nói với nhau, nhìn vào gia đình hạnh phúc hay không là nhìn vào gian bếp, bởi ở đó không chỉ có bữa cơm trong ngày, mà còn là không gian để cả gia đình chia sẻ công việc nhà và trò chuyện cùng nhau, thể hiện sự chăm sóc của người mẹ và sự quan tâm của người cha.
Những cái ôm siết trong bếp, những tiếng cười, trêu chọc nhau, niềm hạnh phúc khi cùng nấu một món ăn, niềm tự hào khi món ăn mình nấu được người yêu thương thích thú… sẽ là những khoảnh khắc lãng mạn và hạnh phúc thực sự của một gia đình. Hãy thử một lần vượt qua suy nghĩ đàn ông vào bếp có gì đó sai sai để chia sẻ công việc bếp núc với vợ, chồng nhé! Khi bếp trở thành không gian chung, là nơi ghi lại những khoảnh khắc yêu thương và hạnh phúc của gia đình thì cũng là lúc bạn đã trao trọn sự quan tâm, thấu hiểu và yêu thương cho người phụ nữ của mình.
Hãy cùng chiến dịch BẾP NÚC LÀ SẺ CHIA hâm nóng lại yêu thương vợ chồng từ gian bếp gia đình. Bluestone tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu việc nội trợ bếp núc được sẻ chia bởi cả hai vợ chồng hơn là bị ấn định theo giới tính.