Chào đời - chuyến phiêu lưu diệu kỳ của bé

Huyền Anh

(Dân trí) - Một người mẹ có thể nhớ về kỷ niệm sinh con của cô ấy, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chính mình đã cảm thấy thế nào ở thời khắc chào đời chưa?

Chào đời - chuyến phiêu lưu diệu kỳ của bé - 1

Ảnh minh họa: Shutterstock

Ra đời là một trải nghiệm diệu kỳ mà tất cả chúng ta đều trải qua nhưng không một ai nhớ cả. Một người mẹ có thể nhớ về kỷ niệm sinh con của cô ấy, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chính mình đã cảm thấy thế nào ở thời khắc chào đời chưa? 

Chuyện gì xảy ra trong bộ não bé nhỏ của chúng ta vào thời điểm đó? Chúng ta có cảm thấy thích thú với sự tự do khi rời bụng mẹ không?

Thật may là chúng ta có câu trả lời cho mọi giai đoạn của quá trình sinh nở, từ trước khi chuyển dạ đến khi sinh em bé.

Giai đoạn tiền chuyển dạ

Khi mẹ vẫn đang bận rộn với công việc hàng ngày, em bé quyết định rằng đã đến lúc ra ngoài và trải nghiệm thế giới. Vì vậy, bé bắt đầu thúc vào ống sinh, làm giãn nở cổ tử cung.

Trong khi đó, mẹ bắt đầu cảm thấy đợt co thắt đầu tiên, mỗi đợt cách nhau 20 phút. Và khi mẹ hét lên với bố để lấy xe, thì mẹ cũng tiết ra oxytocin. Hormone xoa dịu em bé cho đến khi em sẵn sàng chào đời.

Trong quá trình sinh

Khi các cơn co thắt của mẹ trở nên mạnh hơn, em bé có thể cảm thấy môi trường xung quanh trở nên chật chội và oxy từ nhau thai của mẹ bắt đầu khan hiếm hơn. Nhưng điều này không có gì đáng lo ngại, vì trẻ sơ sinh có thể ngủ được qua cả các cơn co thắt.

Nếu mẹ quyết định sử dụng thuốc giảm đau, cả mẹ và con đều có thể cảm thấy buồn ngủ. Nếu mẹ không dùng thuốc, trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng tỉnh táo và đói sau khi ra đời. Thư giãn trong quá trình chuyển dạ là điều bắt buộc đối với mẹ, vì nếu mẹ căng thẳng, bé cũng sẽ bị như vậy.

Giai đoạn đầu

Khi thời gian giữa các cơn co thắt của mẹ trở nên ngắn hơn, cổ tử cung của mẹ đang dần giãn ra nhiều hơn.

Cùng lúc đó, thành tử cung xung quanh bé dần nhỏ lại nhưng không gây cảm giác đau. Lượng oxy thậm chí còn ít hơn trước, đó là lý do tại sao mẹ được khuyến khích hít thở thật sâu bất kể đang đau dồn dập.

Giai đoạn thứ hai

Bây giờ mẹ đang cố gắng rặn em bé ra khỏi cửa sinh. Vì hộp sọ của em bé chưa được cố định nên nó có thể biến thành hình dạng của ống sinh và kéo dài lên phần chóp.

Tiến sĩ Anne Deans nói rằng trẻ sơ sinh được chuẩn bị về mặt sinh lý cho việc này. Trẻ sơ sinh ngôi sau, ngôi ngang và ngôi mông mất nhiều thời gian hơn để di chuyển qua ống sinh vì chúng không ở vị trí lý tưởng.

Ra đời

Em bé cuối cùng cũng được đẩy qua cửa sinh. Bé có thể cảm nhận được một cú sốc ban đầu. Theo Tiến sĩ Deans, những đứa trẻ sinh ra trong phòng yên tĩnh và ít ánh sáng có xu hướng bình tĩnh hơn. Khi cảm giác bỏng rát qua đi, mẹ cuối cùng cũng có thể ôm con vào lòng. 

Dru Campbell, một nữ hộ sinh cao cấp tại Phòng khám đa khoa Health Bay ở Dubai cho biết: “Điều này sẽ giúp em bé bình tĩnh hơn, giúp điều hòa nhịp tim và nhịp hô hấp của bé, giữ ấm cho bé và bắt đầu quá trình kích thích tố để bú sữa mẹ. 

Và đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống. Bạn có nhớ ngày mình ra đời không? Bạn vẫn muốn ngày đó xảy ra chứ?