216 tin tức, video về "

chim sẻ ma cà rồng

"
Cách chim sẻ Ma cà rồng tấn công con mồi.
01:45

Cách chim sẻ Ma cà rồng tấn công con mồi.

Một kẻ khát máu khác trong họ hàng nhà chim chính là “Chim sẻ Ma cà rồng”, sinh sống ở đảo Galapagos. Được biết, bên cạnh việc ăn hạt cây và côn trùng như những thành viên họ Sẻ khác, chim sẻ Ma cà rồng còn có niềm yêu thích đặc biệt với máu. Bằng chiếc mỏ sắc của mình, loài chim này sẽ tấn công các con chim lớn và chậm chạp để uống máu. Theo các nhà khoa học, kỹ năng đặc biệt này là kết quả của quá trình tiến hóa, giúp chim sẻ Ma cà rồng có thể tăng cơ hội sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.
Dơi Ma cà rồng kiếm ăn.
02:41

Dơi Ma cà rồng kiếm ăn.

Dơi Ma cà rồng gần như là động vật có vú duy nhất chỉ sử dụng máu làm thức ăn. Được biết, mục tiêu của dơi Ma cà rồng là các loài chim, gia súc và đôi khi cả con người. Vũ khí đáng sợ nhất của loài dơi này chính là hàm răng sắc như dao cạo, có thể xuyên thủ dễ dàng lớp da của con mồi để hút máu. Loài thú biết bay này còn có tập tính phun ra lượng máu mình vừa hút, để chia sẻ với những thành viên đang bị đói trong đàn.
Chim Tickbirds hút máu trâu rừng.
00:38

Chim Tickbirds hút máu trâu rừng.

Không chỉ có côn trùng, một vài thành viên trong họ nhà chim cũng là những “Ma cà rồng” thực thụ. Chim Tickbirds,loài động vật đặc hữu của châu Phi, là một ví dụ điển hình. Người ta thường bắt gặp loài chim này đậu trên các cá thể động vật có kích thước lớn như tê giác, trâu rừng, linh dương đầu bò…Trên thực tế, giữa chúng và chim Tickbirds có một mối quan hệ cộng sinh khá chặt chẽ, khi loài chim này giúp bắt các con ve, ruồi hay giòi trên cơ thể người bạn to xác của mình. Tuy nhiên, các quan sát gần đây về Tickbirds đã cho thấy, đôi khi loài chim này còn hút máu trên vết thương của vật chủ và làm chúng lâu lành hơn.