19h, sân Bình Dương
Việt Nam - Myanmar: Kết quả không quan trọng bằng lối chơi
(Dân trí) - Đây không phải là lúc để người ta nhìn vào kết quả trận đấu, bởi nói cho cùng trận gặp Myanmar chỉ là trận giao hữu. Điều quan trọng nhất với đội tuyển vào lúc này là đội sẽ chơi ra sao, dưới thời tân HLV Miura?
Hành trình đi tìm vị thế
Có một điểm chung giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Myanmar thời điểm hiện tại. Đây là 2 nền bóng đá từng có thời rất mạnh, xét trên bình diện Đông Nam Á, nhưng giờ thì mọi chuyện đã đổi khác.
Nói Việt Nam và Myanmar lúc này đã rơi xuống vị thế của các đội bóng yếu thì không hẳn, bởi dù gì thì cả 2 vẫn còn xếp trên Lào, Brunei, Campuchia, Đông Timor.
Nhưng nói đấy là 2 đội mạnh trong khu vực thì càng không đúng, vì rõ ràng là cả Việt Nam và Myanmar đều đang có dấu hiệu đứng dưới Thái Lan, Indonesia, Singapore hay Malaysia, tính trên thành tích đối đầu ở các giải đấu trong khu vực nhiều năm liền vừa qua.
Bóng đá Việt Nam và bóng đá Myanmar giờ không còn nằm trong nhóm những ứng cử viên vô địch hàng đầu ở các giải đấu tầm Đông Nam Á mà 2 đội này tham dự. Dĩ nhiên, những người làm bóng đá ở 2 nước không muốn rơi xuống thêm nữa (vì rớt nữa thì ngang với Lào, Campuchia hay Đông Timor à?). Thành ra, đây là lúc để 2 bên ngoi lên, thay đổi trạng thái lưng chừng hiện tại.
Cả 2 đang có những HLV mới, với Myanmar là chuyên gia dày dạn kinh nghiệm Avramovic, còn với bóng đá Việt Nam là làn gió mới mang tên Miura đến từ nước Nhật.
Mỗi nền bóng đá một hướng đi trong việc chọn chuyên gia ngoại phát triển bóng đá nội, nhưng 2 bên có cùng mục đích là nâng cao vị thế của đội tuyển quốc gia mình, ở thời điểm hiện tại. Một vị thế phải khác so với những thất bại liên tù tì nhiều năm nối tiếp nhau mà cả 2 cùng phải chịu.
Với riêng HLV Miura bên phía đội tuyển Việt Nam, ông càng cần phải chứng tỏ nhiều hơn người đồng nghiệp Avramovic phía bên kia chiến tuyến, bởi ông chưa có thành tích gì nổi trội trong sự nghiệp huấn luyện, nên ông cần cho người ta thấy ông xứng đáng làm HLV cấp độ đội tuyển.
Hành trình đi tìm chỗ đứng của những gương mặt mới
Bóng đá Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, nơi chúng ta đang cố xóa bỏ một thực tế rằng lứa cầu thủ nội trong mấy năm gần đây quá kém về mặt kỹ thuật, tư duy chiến thuật, rằng mấy năm gần đây cầu thủ Việt Nam giỏi đá xấu, đá láo, giỏi tranh cãi hơn là giỏi chuyên môn.
Đây là điều mà đội tuyển cần phải thay đổi, cần phải có một diện mạo mới, thay vì hình ảnh rời rạc trong khâu phối hợp, đơn điệu trong lối chơi, còn cầu thủ thì khỏe nhiều hơn khôn.
Cái dở của các đội tuyển bóng đá Việt Nam mấy năm gần đây là chúng ta chơi thứ bóng đá không phù hợp với thể trạng của chính chúng ta. Các cầu thủ Việt Nam chuyền dài nhiều quá mà bỏ quên mất các pha phối hợp nhóm.
Đấy là thói quen tai hại từ một giải quốc nội vốn phụ thuộc quá nhiều vào các ngoại binh, một giải quốc nội mà các CLB trong nước đá thiên về thể lực, cũng xuất phát từ chuyện dùng các ngoại binh cậy sức.
Đấy cũng là dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp về mặt kỹ thuật của cầu thủ Việt Nam, bởi kỹ thuật kém nên chúng ta mới yếu trong khâu phối hợp nhóm, trước khi chuyển sang đá dài. Rằng cầu thủ Việt Nam thế hệ sau này giỏi truy cản đối phương hơn là giỏi đi bóng qua người.
HLV Miura được đưa sang Việt Nam với mục đích thay đổi điều đó. Ông phải tìm ra lối chơi phù hợp nhất với thể trạng và sức vóc của các cầu thủ Việt Nam, ông phải thổi được cái hồn của lối chơi thiên về kỹ thuật vào đội tuyển, thay đổi thói quen dùng sức trong thi đấu của phần đông các cầu thủ nội.
Chính vì vậy, lối chơi của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với Myanmar trên sân Bình Dương quan trọng hơn nhiều so với kết quả. Thắng hay thua trong một trận đấu giao hữu là điều bình thường, nhưng chơi thế nào để thắng và nếu thua thì phải cho thấy được điểm sáng nào trên hành trình tiến đến tương lai mới là điều quan trọng!
Dự đoán: Việt Nam thắng 2-1
Đội hình dự kiến của ĐT Việt Nam:
Thủ môn: Nguyên Mạnh, hậu vệ: Văn Hoàn, Phước Tứ, Ngọc Hải, Văn Biển, tiền vệ: Văn Quyết, Minh Châu, Tấn Tài, Vũ Phong, tiền đạo: Công Vinh, Hải Anh.
Có một điểm chung giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Myanmar thời điểm hiện tại. Đây là 2 nền bóng đá từng có thời rất mạnh, xét trên bình diện Đông Nam Á, nhưng giờ thì mọi chuyện đã đổi khác.
Nói Việt Nam và Myanmar lúc này đã rơi xuống vị thế của các đội bóng yếu thì không hẳn, bởi dù gì thì cả 2 vẫn còn xếp trên Lào, Brunei, Campuchia, Đông Timor.
Nhưng nói đấy là 2 đội mạnh trong khu vực thì càng không đúng, vì rõ ràng là cả Việt Nam và Myanmar đều đang có dấu hiệu đứng dưới Thái Lan, Indonesia, Singapore hay Malaysia, tính trên thành tích đối đầu ở các giải đấu trong khu vực nhiều năm liền vừa qua.
ĐT Việt Nam sẽ đá lối đá nào khi đối đầu với Myanmar? (ảnh: Trọng Vũ)
Bóng đá Việt Nam và bóng đá Myanmar giờ không còn nằm trong nhóm những ứng cử viên vô địch hàng đầu ở các giải đấu tầm Đông Nam Á mà 2 đội này tham dự. Dĩ nhiên, những người làm bóng đá ở 2 nước không muốn rơi xuống thêm nữa (vì rớt nữa thì ngang với Lào, Campuchia hay Đông Timor à?). Thành ra, đây là lúc để 2 bên ngoi lên, thay đổi trạng thái lưng chừng hiện tại.
Cả 2 đang có những HLV mới, với Myanmar là chuyên gia dày dạn kinh nghiệm Avramovic, còn với bóng đá Việt Nam là làn gió mới mang tên Miura đến từ nước Nhật.
Mỗi nền bóng đá một hướng đi trong việc chọn chuyên gia ngoại phát triển bóng đá nội, nhưng 2 bên có cùng mục đích là nâng cao vị thế của đội tuyển quốc gia mình, ở thời điểm hiện tại. Một vị thế phải khác so với những thất bại liên tù tì nhiều năm nối tiếp nhau mà cả 2 cùng phải chịu.
Với riêng HLV Miura bên phía đội tuyển Việt Nam, ông càng cần phải chứng tỏ nhiều hơn người đồng nghiệp Avramovic phía bên kia chiến tuyến, bởi ông chưa có thành tích gì nổi trội trong sự nghiệp huấn luyện, nên ông cần cho người ta thấy ông xứng đáng làm HLV cấp độ đội tuyển.
Hành trình đi tìm chỗ đứng của những gương mặt mới
Bóng đá Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, nơi chúng ta đang cố xóa bỏ một thực tế rằng lứa cầu thủ nội trong mấy năm gần đây quá kém về mặt kỹ thuật, tư duy chiến thuật, rằng mấy năm gần đây cầu thủ Việt Nam giỏi đá xấu, đá láo, giỏi tranh cãi hơn là giỏi chuyên môn.
Đây là điều mà đội tuyển cần phải thay đổi, cần phải có một diện mạo mới, thay vì hình ảnh rời rạc trong khâu phối hợp, đơn điệu trong lối chơi, còn cầu thủ thì khỏe nhiều hơn khôn.
Cái dở của các đội tuyển bóng đá Việt Nam mấy năm gần đây là chúng ta chơi thứ bóng đá không phù hợp với thể trạng của chính chúng ta. Các cầu thủ Việt Nam chuyền dài nhiều quá mà bỏ quên mất các pha phối hợp nhóm.
Đấy là thói quen tai hại từ một giải quốc nội vốn phụ thuộc quá nhiều vào các ngoại binh, một giải quốc nội mà các CLB trong nước đá thiên về thể lực, cũng xuất phát từ chuyện dùng các ngoại binh cậy sức.
Đấy cũng là dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp về mặt kỹ thuật của cầu thủ Việt Nam, bởi kỹ thuật kém nên chúng ta mới yếu trong khâu phối hợp nhóm, trước khi chuyển sang đá dài. Rằng cầu thủ Việt Nam thế hệ sau này giỏi truy cản đối phương hơn là giỏi đi bóng qua người.
HLV Miura được đưa sang Việt Nam với mục đích thay đổi điều đó. Ông phải tìm ra lối chơi phù hợp nhất với thể trạng và sức vóc của các cầu thủ Việt Nam, ông phải thổi được cái hồn của lối chơi thiên về kỹ thuật vào đội tuyển, thay đổi thói quen dùng sức trong thi đấu của phần đông các cầu thủ nội.
Chính vì vậy, lối chơi của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với Myanmar trên sân Bình Dương quan trọng hơn nhiều so với kết quả. Thắng hay thua trong một trận đấu giao hữu là điều bình thường, nhưng chơi thế nào để thắng và nếu thua thì phải cho thấy được điểm sáng nào trên hành trình tiến đến tương lai mới là điều quan trọng!
Dự đoán: Việt Nam thắng 2-1
Đội hình dự kiến của ĐT Việt Nam:
Thủ môn: Nguyên Mạnh, hậu vệ: Văn Hoàn, Phước Tứ, Ngọc Hải, Văn Biển, tiền vệ: Văn Quyết, Minh Châu, Tấn Tài, Vũ Phong, tiền đạo: Công Vinh, Hải Anh.
Trọng Vũ