1. Dòng sự kiện:
  2. AFF Cup 2024

Vì văn hóa ăn thịt chó, Asiad 17 tại Hàn Quốc bị phản đối

(Dân trí) - Các nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi động vật trên thế giới đang nhắm đến Đại hội thể thao Châu Á tại Incheon để thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Kết thúc nạn buôn bán thịt chó kinh hoàng”.

Vào ngày thứ Tư vừa qua, tờ nhật báo The Korea Times đã đăng tin cho biết Marianne Persson, người lãnh đạo hoạt động trên cho biết họ đã gửi một bản in kiến nghị gồm 73.296 chữ kí cùng với những lời kêu gọi cho chiến dịch này đến 43 thành viên Ủy ban Olympic Châu Á vào hôm 25 tháng 8.

Các nhà vận động đang tăng cường nỗ lực để thu hút sự chú ý của toàn cầu thông qua những hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội tại sự kiện thể thao lớn nhất châu Á mới khai mạc vào ngày thứ Sáu vừa qua.

Vì văn hóa ăn thịt chó, Asiad 17 tại Hàn Quốc bị phản đối
Các quốc gia có văn hóa ăn thịt chó luôn bị hội bảo vệ động vật lên án mạnh mẽ, trong đó có Hàn Quốc

“Ngày hôm nay tôi kêu gọi bạn không tham dự Đại hội thể thao Châu Á 2014 tại Incheon, Hàn Quốc và cùng đứng lên chống lại tội ác khinh khủng và đáng khinh bỉ đối với hàng triệu con chó vô tội ở Hàn Quốc mỗi năm”. Những nhà hoạt động đã nói trong đơn thỉnh nguyện. “Và bây giờ là thời điểm để Hàn Quốc bắt đầu việc bảo vệ động vật một cách nghiêm túc”. Đồng thời họ cũng chia những lá thư kiến nghị tương tự gửi đến các công ty Hàn Quốc, kể cả nhưng doanh nghiệp lớn tài trợ cho Asiad 17 như Samung và Hyundai, để yêu cầu họ lập ra những quy tắc nội bộ cấm nhân viên ăn thịt chó

Persson đã nói: “Chúng tôi tin rằng nếu không có sự ủng hộ từ các tập đoàn Hàn Quốc để cấm việc tiêu thụ thịt chó thì hầu như không thể xóa sổ ngành công nghiệp thịt chó ở Hàn Quốc”.

Cho đến thứ Sáu vừa rồi thì bản kiến nghị trực tuyến trên trang web lên án việc thích ăn thịt chó của người Hàn Quốc (www.change.org) đã nhận được 73.544 chữ ký và những nhà hoạt động sẽ gửi thư kiến nghị thêm một lần nữa khi con số đó lên đến 100.000.

Đầu năm nay, những nhà hoạt động đã nhận được phản hồi từ Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc về việc khiếu nại của họ.

Bộ An toàn Thực phẩm và Thuốc đã lên tiếng rằng: “Loài chó không được coi là gia súc theo Luật kiểm soát hoạt động vệ sinh sản xuất chăn nuôi, điều đó có nghĩa rằng thịt chó hiện tại cũng không được chấp nhận là thức ăn. Tuy nhiên, người Hàn Quốc đã nấu và ăn thịt chó một thời gian dài, vì vậy chúng tôi không cấm việc nấu và bán thịt chó tại các nhà hàng.”

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn vấn đề ở đây là yêu cầu sự đồng thuận chung bởi điều này sẽ giải quyết được vấn đề “một cách khôn khéo cho tầm nhìn lâu dài” cũng như theo ý kiến của Persson đã nêu: “Nói tóm lại, cho dù họ nói rằng ngành công nghiệp thịt chó là bất hợp pháp nhưng bởi vì có quá nhiều người phá luật và điều đó đã bị bỏ qua quá lâu, những tội phạm công nghiệp sẽ tiếp tục bảo vệ điều sai trái này”

Cáo buộc của những nhà hoạt động có thể làm tăng thêm bầu không khí u ám ở Đại hội thể thao Châu Á lần này, vốn đã tồn tại nhiều vấn đề về tài chính và cơ sở hạ tầng nghèo nàn.

Nâng cao nhận thức về quyền được phát triển và thường xuyên hoạt động bằng việc sử dụng các sự kiện quốc tế để đưa thông điệp chính trị đến người dân là cách làm việc mà những nhà hoạt động vì động vật đã ghi được một số thành tựu có ý nghĩa. Trong đó có việc chấm dứt lễ hội thịt chó truyền thống với hơn 600 năm tuổi diễn ra tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào năm 2011. Nhưng hiện tại đối với bất kỳ sự kiện được tổ chức ở Hàn Quốc thì nền văn hóa vẫn còn là một nghĩa vụ chính trị rất khó để thay đổi.

Duy Khánh