VCK bóng đá nữ châu Á 2014: Chia thành “hai mâm”
(Dân trí) - Không cần đoán nhiều người ta cũng nói ngay được danh sách các đội có khả năng vô địch giải đấu này. Nhóm còn lại chủ yếu tranh chấp suất thứ 5 của châu Á dự VCK World Cup sẽ diễn ra tại Canada vào năm sau.
Khó có bất ngờ ở nhóm trên
Ngôi vô địch châu Á cho đến giờ vẫn chỉ là cuộc tranh chấp của nhóm 4 đội hàng đầu gồm nhà vô địch thế giới Nhật Bản, ĐKVĐ châu Á Australia, cựu vô địch Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhóm này lẽ ra còn có CHDCND Triều Tiên, một đội mạnh tầm thế giới. Nhưng do đội bóng Đông Bắc Á này có cầu thủ dính doping ở VCK World Cup lần trước, nên họ tạm thời bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá quốc tế.
Sự chênh lệch trình độ của nhóm vừa nêu với phần còn lại của châu lục rất lớn. Đấy chính là lý do mà người ta không tin vào khả năng làm nên điều bất ngờ của các đội còn lại như Việt Nam, Thái Lan, hay Myanmar.
Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam, cũng như 2 đội bóng Đông Nam Á nọ là giành suất thứ 5 của châu lục, tham dự VCK World Cup 2015, được tổ chức tại Canada. Trước giải, 3 đội vừa nêu đồng loạt tuyên bố nhắm đến suất ấy, thông qua trận play-off.
Nếu để đi tìm bất ngờ tại VCK sắp khai diiễn ở TPHCM, thì đấy có thể đến từ Jordan. Họ là đội bóng duy nhất thuộc khu vực Tây Á tham dự giải. Jordan có những bước tiến bộ đáng kể trong thời gian qua.
Họ chuẩn bị cho giải đấu năm nay khá nghiêm túc, bằng cách đầu tư thuê chuyên gia Nhật, nhằm nâng cao thành tích và tăng tính hiện đại trong lối chơi, với mong muốn là đánh bật Việt Nam, Thái Lan, Myanmar ra khỏi suất thứ 5 dự VCK World Cup.
Dù vậy, chuyện Jordan tạo bất ngờ là chuyện mà nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam không muốn xảy ra, bởi nếu Jordan tạo bất ngờ, cũng sẽ đồng nghĩa với việc đội chủ nhà không thể thực hiện được mục tiêu lịch sử.
Cũng vì bóng đá nữ châu Á phân nhóm rõ rệt, nên gần như 4 suất vào bán kết đã được ấn định. Theo đó, nhiều khả năng ở bảng A, Nhật Bản và Australia sẽ có vé đi tiếp, trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc làm được điều tương tự tại bảng B.
Cuộc tái ngộ của 3 đội bóng Đông Nam Á ở suất play-off
Với 3 đội bóng Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, mục tiêu rõ ràng nhất của họ ở giải năm nay là đánh bại nhau, hòng tranh suất đến Canada sang năm. Để thực hiện mục tiêu ấy, cả Thái Lan, Myanmar và chủ nhà Việt Nam gần như chỉ quyết tâm trong 2 trận cụ thể: 1 trận giành vị trí thứ 3 tại vòng bảng và trận còn lại là trận play-off.
Trong số 3 đội bóng Đông Nam Á, Việt Nam giàu kinh nghiệm nhất, với những cầu thủ đã nổi danh rất lâu trong làng bóng đá nữ khu vực như thủ môn Kiều Trinh tiền vệ Kim Hồng.
Nhưng đấy cũng là nhược điểm của chúng ta. Nữ Việt Nam đá thế nào, mạnh yếu chỗ nào có lẽ là điều mà cả Đông Nam Á đều biết, khi bóng đá nữ Việt Nam hầu như không có thay đổi trong nhiều năm qua, còn đội tuyển bóng đá nữ cũng gần như không tìm được nét mới trong lối chơi.
Thể lực cũng là vấn đề khác của đoàn quân trong tay HLV Trần Vân Phát, bởi chính các trụ cột của đội ngấp nghé tuổi 30 cũng không còn dẻo dai như xưa, trong khi trọng trách trên vai của họ vẫn không hề giảm, do thế hệ sau vẫn chưa làm quên được những đàn chị ngày nào.
Yếu tố sân nhà là một lợi thế cho đội tuyển nữ Việt Nam, nhưng đấy chỉ là lợi thế ở mức tương đối, khi mà đội tuyển nữ Việt Nam không còn đồng đều như xưa. Việc đoàn quân của HLV Trần Vân Phát có vượt qua được 2 đội bóng Đông Nam Á còn lại hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tỏa sáng của nhóm các trụ cột, trong bối cảnh mà ta không lạ về họ và họ cũng biết khá rõ về chúng ta.
Ngôi vô địch châu Á cho đến giờ vẫn chỉ là cuộc tranh chấp của nhóm 4 đội hàng đầu gồm nhà vô địch thế giới Nhật Bản, ĐKVĐ châu Á Australia, cựu vô địch Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhóm này lẽ ra còn có CHDCND Triều Tiên, một đội mạnh tầm thế giới. Nhưng do đội bóng Đông Bắc Á này có cầu thủ dính doping ở VCK World Cup lần trước, nên họ tạm thời bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá quốc tế.
Sự chênh lệch trình độ của nhóm vừa nêu với phần còn lại của châu lục rất lớn. Đấy chính là lý do mà người ta không tin vào khả năng làm nên điều bất ngờ của các đội còn lại như Việt Nam, Thái Lan, hay Myanmar.
Đội nữ Việt Nam luyện đá luân lưu, chuẩn bị cho trận play-off, ảnh: Trọng Vũ
Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam, cũng như 2 đội bóng Đông Nam Á nọ là giành suất thứ 5 của châu lục, tham dự VCK World Cup 2015, được tổ chức tại Canada. Trước giải, 3 đội vừa nêu đồng loạt tuyên bố nhắm đến suất ấy, thông qua trận play-off.
Nếu để đi tìm bất ngờ tại VCK sắp khai diiễn ở TPHCM, thì đấy có thể đến từ Jordan. Họ là đội bóng duy nhất thuộc khu vực Tây Á tham dự giải. Jordan có những bước tiến bộ đáng kể trong thời gian qua.
Họ chuẩn bị cho giải đấu năm nay khá nghiêm túc, bằng cách đầu tư thuê chuyên gia Nhật, nhằm nâng cao thành tích và tăng tính hiện đại trong lối chơi, với mong muốn là đánh bật Việt Nam, Thái Lan, Myanmar ra khỏi suất thứ 5 dự VCK World Cup.
Dù vậy, chuyện Jordan tạo bất ngờ là chuyện mà nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam không muốn xảy ra, bởi nếu Jordan tạo bất ngờ, cũng sẽ đồng nghĩa với việc đội chủ nhà không thể thực hiện được mục tiêu lịch sử.
Cũng vì bóng đá nữ châu Á phân nhóm rõ rệt, nên gần như 4 suất vào bán kết đã được ấn định. Theo đó, nhiều khả năng ở bảng A, Nhật Bản và Australia sẽ có vé đi tiếp, trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc làm được điều tương tự tại bảng B.
Cuộc tái ngộ của 3 đội bóng Đông Nam Á ở suất play-off
Với 3 đội bóng Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, mục tiêu rõ ràng nhất của họ ở giải năm nay là đánh bại nhau, hòng tranh suất đến Canada sang năm. Để thực hiện mục tiêu ấy, cả Thái Lan, Myanmar và chủ nhà Việt Nam gần như chỉ quyết tâm trong 2 trận cụ thể: 1 trận giành vị trí thứ 3 tại vòng bảng và trận còn lại là trận play-off.
Trong số 3 đội bóng Đông Nam Á, Việt Nam giàu kinh nghiệm nhất, với những cầu thủ đã nổi danh rất lâu trong làng bóng đá nữ khu vực như thủ môn Kiều Trinh tiền vệ Kim Hồng.
Nhưng đấy cũng là nhược điểm của chúng ta. Nữ Việt Nam đá thế nào, mạnh yếu chỗ nào có lẽ là điều mà cả Đông Nam Á đều biết, khi bóng đá nữ Việt Nam hầu như không có thay đổi trong nhiều năm qua, còn đội tuyển bóng đá nữ cũng gần như không tìm được nét mới trong lối chơi.
Thể lực cũng là vấn đề khác của đoàn quân trong tay HLV Trần Vân Phát, bởi chính các trụ cột của đội ngấp nghé tuổi 30 cũng không còn dẻo dai như xưa, trong khi trọng trách trên vai của họ vẫn không hề giảm, do thế hệ sau vẫn chưa làm quên được những đàn chị ngày nào.
Yếu tố sân nhà là một lợi thế cho đội tuyển nữ Việt Nam, nhưng đấy chỉ là lợi thế ở mức tương đối, khi mà đội tuyển nữ Việt Nam không còn đồng đều như xưa. Việc đoàn quân của HLV Trần Vân Phát có vượt qua được 2 đội bóng Đông Nam Á còn lại hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tỏa sáng của nhóm các trụ cột, trong bối cảnh mà ta không lạ về họ và họ cũng biết khá rõ về chúng ta.
Nữ Việt Nam luyện đá luân lưu
Trong một số buổi tập mới nhất của đội tuyển nữ Việt Nam, người ta thấy HLV Trần Vân Phát cho các cầu thủ luyện đá luân lưu. Đấy có thể là cách chuẩn bị cho đội tuyển trước trận đá play-off – mục tiêu chính của đội tuyển tại giải lần này.
Lịch thi đấu của đội tuyển nữ Việt Nam
17h15 ngày 14/5: Việt Nam-Jordan
20h00 ngày 16/5: Việt Nam-Nhật Bản
19h15 ngày 18/5: Việt Nam-Australia
Kim Điền