Tiền hậu bất nhất
(Dân trí) - VPF tạm chấp nhận việc chuyển đổi chủ sở hữu của CLB V.Hải Phòng, và tạm chấp nhận đội này mang tên mới là CLB bóng đá Hải Phòng. Điều này đi ngược với tuyên bố trước đây, rằng VPF và VFF không cho phép sang tên đổi chủ CLB nữa…
Một giải đấu… tạm
Trong hội nghị tổng kết mùa giải 2013, VPF khi đó đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng đến hết tháng 10/2013, nếu K.Kiên Giang không tìm được đơn vị mới để chuyển nhượng đội bóng, họ sẽ không được phép chuyển giao nữa.
Điều đó có nghĩa là sau thời điểm kể trên, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ không còn chuyện sang tên, đổi chủ các CLB dễ như người ta sang tên một chiếc xe máy. Động thái quyết liệt này của VPF về sau được VFF ủng hộ.
Thế nhưng, hiện tại thì tất cả những gì đang xảy ra đang đi ngược lại với quyết tâm của chính VPF và VFF, khi VPF ra thông báo tạm thời chấp nhận chuyện chuyển đổi sở hữu của CLB V.Hải Phòng, và tạm thời chấp nhận V.Hải Phòng của mùa bóng năm rồi mang tên mới là CLB bóng đá Hải Phòng.
Người trong cuộc thừa hiểu rằng nếu Hải Phòng không tiếp nhận lại đội bóng từ Vicem, CLB này chỉ có nước giải tán, và đây là giải pháp chẳng đặng đừng của người làm bóng đá đất Cảng.
Dù vậy, cách phản ứng của VPF và cao hơn nữa là VFF cho thấy các cơ quan đang điều hành bóng đá Việt Nam đang hết sức bị động. Họ bị động ở chỗ, nếu họ cấm vụ sang tên đổi chủ này, xem như V-League sẽ mất thêm một đội bóng nữa, sau khi đã có K.Kiên Giang rút lui.
Vì cấm V.Hải Phòng chuyển giao và đổi tên thành CLB Hải Phòng, thì khác nào cấm đội bóng đất Cảng được đá V-League. Chỉ có điều, khi làm như thế, những người làm bóng đá Việt Nam đang đi được lại điều luật mà họ vừa đặt ra, rằng họ đang “xé rào” để mong V-League khỏi vỡ ngay trước giờ khởi tranh.
VPF và cả VFF nữa đang tự làm giải uy tín của chính mình. Nó không giống với vị thế và uy tín của một công ty lớn đang điều hành các giải đấu chuyên nghiệp trong nước và không giống với vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia?!
Vừa chạy vừa… run
Như đã nói ở trên, VPF và VFF buộc phải… tạm thời công nhận chuyện chuyển đội chủ sở hữu và chuyển đổi phiên hiệu của CLB bóng đá Hải Phòng, sẵn sàng đi ngược lại tinh thần của chính mình, vì họ sợ làm căng sẽ mất thêm một thành viên khác của V-League.
Nhưng khi làm như thế, những người điều hành bóng đá Việt Nam cũng để lộ ra một điều rằng họ đang cố điều hành sân chơi số 1 của bóng đá nội chủ yếu bằng niềm tin, chứ không phải bằng cơ sở pháp lý và bằng những tiêu chí, tiêu chuẩn của bóng đá chuyên nghiệp.
Họ tin rằng một khi phía địa phương là thành phố Hải Phòng đã cam kết, thì đội bóng đất Cảng sẽ đảm bảo sống khỏe, ít nhất là trong mùa giải 2014.
Nhưng có lẽ chính những người điều hành bóng đá nội đã vội quên trường hợp của K.Kiên Giang năm ngoái. CLB miền Tây Nam bộ này rõ ràng là sản phẩm của tỉnh Kiên Giang, nhưng khi đội bóng cạn kiệt ngân quỹ, địa phương cũng đành bó tay.
Đến lúc… đổ nợ, địa phương không thể can thiệp vì người ta viện dẫn cái cớ là công ty cổ phần bóng đá Kiên Giang (nơi trực tiếp quản lý đội bóng) đã giải thể, nên chủ nợ chẳng còn biết đòi ai. Rồi chỉ tội cho các cầu thủ, họ được ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp hẳn hoi, nhưng khi xảy ra tranh chấp thì những bản hợp đồng đấy không khác những tờ giấy lộn, chẳng giúp họ đòi được nợ.
Động thái tạm chấp nhận cho đội bóng đất Cảng sang tên, đổi chủ và sợ có đội bỏ V-League cũng cho thấy chính những người đang điều hành bóng đá nội đang trong cảnh vừa chạy, vừa xếp hàng. Rõ ràng ngay bản thân VPF và VFF cũng không thể nói chắc rằng ngay ở V-League 2014, liệu có đội nào đang đá giữa chừng bỗng nhiên dừng cuộc chơi vì cạn tiền hay không?
Bởi, riêng trường hợp của CLB bóng đá Hải Phòng, một khi VPF và VFF tạm chấp nhận chuyện chuyển đổi phiên hiệu và chuyển đội chủ sở hữu của đội bóng đất Cảng, thì căn cứ vào đâu để họ đảm bảo rằng CLB Hải Phòng đã chứng minh đủ năng lực tài chính để tồn tại ở V-League?
Hóa ra, những gì mà người ta tuyên bố hùng hồn trong thời gian qua có không ít lời nói suông, và hóa ra V-League 2014 chưa có gì chắc chắn rằng sẽ khá hơn một V-League 2013 đầy hỗn loạn!
Trong hội nghị tổng kết mùa giải 2013, VPF khi đó đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng đến hết tháng 10/2013, nếu K.Kiên Giang không tìm được đơn vị mới để chuyển nhượng đội bóng, họ sẽ không được phép chuyển giao nữa.
Điều đó có nghĩa là sau thời điểm kể trên, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ không còn chuyện sang tên, đổi chủ các CLB dễ như người ta sang tên một chiếc xe máy. Động thái quyết liệt này của VPF về sau được VFF ủng hộ.
Thế nhưng, hiện tại thì tất cả những gì đang xảy ra đang đi ngược lại với quyết tâm của chính VPF và VFF, khi VPF ra thông báo tạm thời chấp nhận chuyện chuyển đổi sở hữu của CLB V.Hải Phòng, và tạm thời chấp nhận V.Hải Phòng của mùa bóng năm rồi mang tên mới là CLB bóng đá Hải Phòng.
Trường hợp chuyển đổi chủ sở hữu và chuyển đổi phiên hiệu của CLB Hải Phòng khiến người điều hành bóng đá nội lúng túng
Người trong cuộc thừa hiểu rằng nếu Hải Phòng không tiếp nhận lại đội bóng từ Vicem, CLB này chỉ có nước giải tán, và đây là giải pháp chẳng đặng đừng của người làm bóng đá đất Cảng.
Dù vậy, cách phản ứng của VPF và cao hơn nữa là VFF cho thấy các cơ quan đang điều hành bóng đá Việt Nam đang hết sức bị động. Họ bị động ở chỗ, nếu họ cấm vụ sang tên đổi chủ này, xem như V-League sẽ mất thêm một đội bóng nữa, sau khi đã có K.Kiên Giang rút lui.
Vì cấm V.Hải Phòng chuyển giao và đổi tên thành CLB Hải Phòng, thì khác nào cấm đội bóng đất Cảng được đá V-League. Chỉ có điều, khi làm như thế, những người làm bóng đá Việt Nam đang đi được lại điều luật mà họ vừa đặt ra, rằng họ đang “xé rào” để mong V-League khỏi vỡ ngay trước giờ khởi tranh.
VPF và cả VFF nữa đang tự làm giải uy tín của chính mình. Nó không giống với vị thế và uy tín của một công ty lớn đang điều hành các giải đấu chuyên nghiệp trong nước và không giống với vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia?!
Vừa chạy vừa… run
Như đã nói ở trên, VPF và VFF buộc phải… tạm thời công nhận chuyện chuyển đội chủ sở hữu và chuyển đổi phiên hiệu của CLB bóng đá Hải Phòng, sẵn sàng đi ngược lại tinh thần của chính mình, vì họ sợ làm căng sẽ mất thêm một thành viên khác của V-League.
Nhưng khi làm như thế, những người điều hành bóng đá Việt Nam cũng để lộ ra một điều rằng họ đang cố điều hành sân chơi số 1 của bóng đá nội chủ yếu bằng niềm tin, chứ không phải bằng cơ sở pháp lý và bằng những tiêu chí, tiêu chuẩn của bóng đá chuyên nghiệp.
Họ tin rằng một khi phía địa phương là thành phố Hải Phòng đã cam kết, thì đội bóng đất Cảng sẽ đảm bảo sống khỏe, ít nhất là trong mùa giải 2014.
Nhưng có lẽ chính những người điều hành bóng đá nội đã vội quên trường hợp của K.Kiên Giang năm ngoái. CLB miền Tây Nam bộ này rõ ràng là sản phẩm của tỉnh Kiên Giang, nhưng khi đội bóng cạn kiệt ngân quỹ, địa phương cũng đành bó tay.
Đến lúc… đổ nợ, địa phương không thể can thiệp vì người ta viện dẫn cái cớ là công ty cổ phần bóng đá Kiên Giang (nơi trực tiếp quản lý đội bóng) đã giải thể, nên chủ nợ chẳng còn biết đòi ai. Rồi chỉ tội cho các cầu thủ, họ được ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp hẳn hoi, nhưng khi xảy ra tranh chấp thì những bản hợp đồng đấy không khác những tờ giấy lộn, chẳng giúp họ đòi được nợ.
Động thái tạm chấp nhận cho đội bóng đất Cảng sang tên, đổi chủ và sợ có đội bỏ V-League cũng cho thấy chính những người đang điều hành bóng đá nội đang trong cảnh vừa chạy, vừa xếp hàng. Rõ ràng ngay bản thân VPF và VFF cũng không thể nói chắc rằng ngay ở V-League 2014, liệu có đội nào đang đá giữa chừng bỗng nhiên dừng cuộc chơi vì cạn tiền hay không?
Bởi, riêng trường hợp của CLB bóng đá Hải Phòng, một khi VPF và VFF tạm chấp nhận chuyện chuyển đổi phiên hiệu và chuyển đội chủ sở hữu của đội bóng đất Cảng, thì căn cứ vào đâu để họ đảm bảo rằng CLB Hải Phòng đã chứng minh đủ năng lực tài chính để tồn tại ở V-League?
Hóa ra, những gì mà người ta tuyên bố hùng hồn trong thời gian qua có không ít lời nói suông, và hóa ra V-League 2014 chưa có gì chắc chắn rằng sẽ khá hơn một V-League 2013 đầy hỗn loạn!
Trọng Vũ