Thứ bóng đá xấu xí xuất hiện trở lại ở V-League
(Dân trí) - Khán giả Đồng Nai nán lại sân đòi “tẩn” trọng tài Nguyễn Quốc Hùng, sau trận Đồng Nai – Hải Phòng, vì cho rằng ông này bỏ qua nhiều lỗi thô bạo của đội khách. Bóng đá xấu xí đang trở lại, trong khi BTC giải dù biết nhưng nhiều vụ không dám xử…
Đội xấu ít chê đội xấu nhiều
Những ai tận mắt chứng kiến trận đấu giữa Đồng Nai và Hải Phòng không khỏi phát bực với cách thi đấu của đội bóng đất Cảng.
Từ sau thời điểm ghi bàn thắng ở phút 62, Hải Phòng hầu như không muốn đá bóng nữa, họ câu giờ lộ liễu và sẵn sàng triệt hạ đối phương bằng mọi giá. Hải Phòng nhận 1 thẻ đỏ vì lỗi câu giờ, nhưng nếu trọng tài Quốc Hùng bắt chắt tay, lẽ ra ông cần nhiều thẻ đỏ hơn nữa.
Ví như tình huống thủ môn Thành Thắng của Hải Phòng song phi đạp vào tiền đạo Ngọc Anh của Đồng Nai ở cuối trận không phải là bóng đá. Đó cũng không phải là võ thuật, bởi võ thuật còn có luật có lệ, trong võ thuật người ta còn cấm võ sĩ ra những đòn nhằm vào chỗ hiểm của đối phương, đằng này thủ môn của Hải Phòng cứ nhằm thẳng cẳng đối thủ mà phang tới.
Không phải ngẫu nhiên mà vài trăm, thậm chí hàng ngàn khán giả Đồng Nai nán lại sau trận đấu, đòi “xử” trọng tài Nguyễn Quốc Hùng, họ bức xúc vì họ phải xem một trận mang tên là bóng đá, nhưng cách thi đấu của đội khách không giống người đang đá bóng.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà sau trận đấu, HLV Trần Bình Sự của Đồng Nai không ngớt phàn nàn về trọng tài và phàn nàn về cách chơi của đội khách.
Nhưng điều đáng nói hơn nữa là ở V-League, không chỉ có Hải Phòng có cách đá phản bóng đá như thế. Nhưng Than Quảng Ninh, SL Nghệ An, Quảng Nam cũng nổi tiếng đá dữ. Với Than Quảng Ninh hay Quảng Nam, khi họ… “lỡ” dẫn trước, họ cũng đầy tiều xảo để câu giờ.
Rồi ngay chính Đồng Nai của HLV Trần Bình Sự cũng có cách đá tương tự khi dẫn trước đối thủ. Lần này họ phản ứng vì chẳng qua họ đụng phải đối thủ còn… xấu hơn.
Chỉ có điều, BTC giải dường như bất lực trong việc trấn chỉnh thứ bóng đá xấu xí dạng này. BTC biết thừa đấy là thứ bóng đá góp phần đẩy khán giả ra xa sân cỏ, nhưng họ thiếu biện pháp để nghiêm trị sự xấu xí trên.
Mất kiểm soát từ những người điều hành giải
Người ta dung dưỡng cho thứ bóng đá xấu xí, người ta không còn xem trọng kỷ cương từ giải đấu, nói cho cùng cũng xuất phát từ chỗ người ta không đánh giá cao những người điều hành giải.
HV.An Giang có lúc phản ứng đấy, đòi bỏ giải đấy, BTC, VPF và VFF làm gì được họ? Trong trận đấu với ĐT Long An ở vòng 13 trên sân Long An, cả đội HV.An Giang sừng sộ phản ứng trọng tài đấy, BTC và cơ quan điều hành bóng đá nội dám phạt không?
Ở Anh, Chelsea của Mourinho cũng nổi tiếng với chiến thuật “đặt xe buýt trước khung thành”, nhưng cầu thủ của Mourinho không dại đến mức nằm vật ra sân ăn vạ, để góp phần… đuổi người hâm mộ khỏi sân bóng. Trong cách phòng ngự của họ có cả nghệ thuật, chứ không đơn thuần chơi theo kiểu… cù nhầy.
Mourinho cũng thừa khôn ngoan để né các án phạt của FA, khi ông không dại phản ứng thẳng với trọng tài trên sân. “Người đặc biệt” đẩy trợ lý của mình ra phản ứng như thể muốn ăn tươi nuốt sống trọng tài, trong khi ông chỉ nhẹ nhàng “khen đểu” giới vua sân cỏ và BTC giải Ngoại Hạng.
Phản ứng trọng tài dưới bất cứ hình thức nào cũng đáng bị phạt, lộng ngôn coi thường kỷ cương của giải ở bất kỳ thời điểm nào cũng đáng bị phạt. Riêng ở bóng đá Việt Nam, người ta có thể chửi trọng tài ngay trên sân, sau đó còn công khai lên báo công kích tiếp, thế mà vẫn không hề hấn gì!
Cơ quan điều hành bóng đá nội sở dĩ không dám phạt các đội bóng khi họ phát biểu quá đà, bởi họ đã tự đánh mất kỷ cương của chính họ từ lâu rồi. Ai đời người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất bóng đá Việt Nam lại dại đến mức công khai tuyên bố ủng hộ một đội bóng khi họ bỏ giải.
Không dám phạt một đội, còn đi ủng hộ đội đấy, thì những đội sau có xem kỷ cương của bóng đá nội ra gì. Bỏ giải là chuyện tày đình mà những người làm bóng đá Việt Nam còn dám đòi bỏ, thì đá xấu hay phản ứng tiêu cực, với họ, chỉ là chuyện vặt.
Thứ bóng đá xấu xí đang trở lại, và sự bất lực của cơ quan điều hành bóng đá nội, buồn thay, cũng trở lại!
Những ai tận mắt chứng kiến trận đấu giữa Đồng Nai và Hải Phòng không khỏi phát bực với cách thi đấu của đội bóng đất Cảng.
Từ sau thời điểm ghi bàn thắng ở phút 62, Hải Phòng hầu như không muốn đá bóng nữa, họ câu giờ lộ liễu và sẵn sàng triệt hạ đối phương bằng mọi giá. Hải Phòng nhận 1 thẻ đỏ vì lỗi câu giờ, nhưng nếu trọng tài Quốc Hùng bắt chắt tay, lẽ ra ông cần nhiều thẻ đỏ hơn nữa.
Ví như tình huống thủ môn Thành Thắng của Hải Phòng song phi đạp vào tiền đạo Ngọc Anh của Đồng Nai ở cuối trận không phải là bóng đá. Đó cũng không phải là võ thuật, bởi võ thuật còn có luật có lệ, trong võ thuật người ta còn cấm võ sĩ ra những đòn nhằm vào chỗ hiểm của đối phương, đằng này thủ môn của Hải Phòng cứ nhằm thẳng cẳng đối thủ mà phang tới.
Trận Đồng Nai - Hải Phòng diễn ra đầy tiểu xảo, ảnh: Kim Điền
Không phải ngẫu nhiên mà vài trăm, thậm chí hàng ngàn khán giả Đồng Nai nán lại sau trận đấu, đòi “xử” trọng tài Nguyễn Quốc Hùng, họ bức xúc vì họ phải xem một trận mang tên là bóng đá, nhưng cách thi đấu của đội khách không giống người đang đá bóng.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà sau trận đấu, HLV Trần Bình Sự của Đồng Nai không ngớt phàn nàn về trọng tài và phàn nàn về cách chơi của đội khách.
Nhưng điều đáng nói hơn nữa là ở V-League, không chỉ có Hải Phòng có cách đá phản bóng đá như thế. Nhưng Than Quảng Ninh, SL Nghệ An, Quảng Nam cũng nổi tiếng đá dữ. Với Than Quảng Ninh hay Quảng Nam, khi họ… “lỡ” dẫn trước, họ cũng đầy tiều xảo để câu giờ.
Biển người trên sân Đồng Nai suýt gây chuyện vì bức xúc với thứ bóng đá xấu xí, ảnh: Kim Điền
Rồi ngay chính Đồng Nai của HLV Trần Bình Sự cũng có cách đá tương tự khi dẫn trước đối thủ. Lần này họ phản ứng vì chẳng qua họ đụng phải đối thủ còn… xấu hơn.
Chỉ có điều, BTC giải dường như bất lực trong việc trấn chỉnh thứ bóng đá xấu xí dạng này. BTC biết thừa đấy là thứ bóng đá góp phần đẩy khán giả ra xa sân cỏ, nhưng họ thiếu biện pháp để nghiêm trị sự xấu xí trên.
Mất kiểm soát từ những người điều hành giải
Người ta dung dưỡng cho thứ bóng đá xấu xí, người ta không còn xem trọng kỷ cương từ giải đấu, nói cho cùng cũng xuất phát từ chỗ người ta không đánh giá cao những người điều hành giải.
HV.An Giang có lúc phản ứng đấy, đòi bỏ giải đấy, BTC, VPF và VFF làm gì được họ? Trong trận đấu với ĐT Long An ở vòng 13 trên sân Long An, cả đội HV.An Giang sừng sộ phản ứng trọng tài đấy, BTC và cơ quan điều hành bóng đá nội dám phạt không?
Ở Anh, Chelsea của Mourinho cũng nổi tiếng với chiến thuật “đặt xe buýt trước khung thành”, nhưng cầu thủ của Mourinho không dại đến mức nằm vật ra sân ăn vạ, để góp phần… đuổi người hâm mộ khỏi sân bóng. Trong cách phòng ngự của họ có cả nghệ thuật, chứ không đơn thuần chơi theo kiểu… cù nhầy.
Mourinho cũng thừa khôn ngoan để né các án phạt của FA, khi ông không dại phản ứng thẳng với trọng tài trên sân. “Người đặc biệt” đẩy trợ lý của mình ra phản ứng như thể muốn ăn tươi nuốt sống trọng tài, trong khi ông chỉ nhẹ nhàng “khen đểu” giới vua sân cỏ và BTC giải Ngoại Hạng.
Phản ứng trọng tài dưới bất cứ hình thức nào cũng đáng bị phạt, lộng ngôn coi thường kỷ cương của giải ở bất kỳ thời điểm nào cũng đáng bị phạt. Riêng ở bóng đá Việt Nam, người ta có thể chửi trọng tài ngay trên sân, sau đó còn công khai lên báo công kích tiếp, thế mà vẫn không hề hấn gì!
Cơ quan điều hành bóng đá nội sở dĩ không dám phạt các đội bóng khi họ phát biểu quá đà, bởi họ đã tự đánh mất kỷ cương của chính họ từ lâu rồi. Ai đời người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất bóng đá Việt Nam lại dại đến mức công khai tuyên bố ủng hộ một đội bóng khi họ bỏ giải.
Không dám phạt một đội, còn đi ủng hộ đội đấy, thì những đội sau có xem kỷ cương của bóng đá nội ra gì. Bỏ giải là chuyện tày đình mà những người làm bóng đá Việt Nam còn dám đòi bỏ, thì đá xấu hay phản ứng tiêu cực, với họ, chỉ là chuyện vặt.
Thứ bóng đá xấu xí đang trở lại, và sự bất lực của cơ quan điều hành bóng đá nội, buồn thay, cũng trở lại!
Trọng Vũ