Quần vợt Việt Nam: Bao giờ tập hợp được sức mạnh?
(Dân trí) - Có cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến quần vợt Việt Nam không tập hợp được lực lượng tốt nhất trước các giải quốc tế. Và dù là chủ quan hay khách quan thì sự phân án ấy đang làm suy yếu quần vợt nước nhà…
Cái khó… bó cái khôn
Đặc thù của môn quần vợt ở chỗ phải cần rất nhiều tiền để phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Bản thân các VĐV và gia đình VĐV không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để theo đuổi các chuyến tập huấn và thi đấu triền miên ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ.
Cách tốt nhất để các VĐV có triển vọng tìm đường phát triển tài năng thông qua con đường được đi tập huấn nước ngoài là liên kết với các nhà tài trợ, hoặc bảo trợ.
Thế nhưng, đặc thù của các nhà tài trợ hoặc bảo trợ lại nằm ở chỗ họ muốn phát triển hình ảnh thương hiệu của họ một cách tối đa, thông qua việc để cho các VĐV mà họ đang tài trợ thi đấu ở các giải quốc tế, trong đó có cả các giải đụng với lịch thi đấu chung của đội tuyển quốc gia.
Trường hợp của tay vợt Lý Hoàng Nam là một ví dụ điển hình. Bản thân Lý Hoàng Nam không muốn gây cấn với đội tuyển quốc gia hoặc Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF), nhưng anh vẫn buộc phải tuân thủ hợp đồng từ Becamex IDC.
Và khi đơn vị củ quản của Lý Hoàng Nam là Becamex IDC không tìm được tiếng nói chung với VTF, khi lịch thi đấu đã lên trước đó của đơn vị này không tìm được tiếng nói chung với lịch thi đấu của đội tuyến quốc gia, Lý Hoàng Nam không thể cùng lúc phục vụ cả 2 nơi.
Mới đây, Nguyễn Hoàng Thiên cũng rơi vào trường hợp tương tự, khi anh có hợp đồng tài trợ với một học viện quần vợt nước ngoài và phải tuân thủ yêu cầu đánh các giải quốc tế mà học viện này đặt ra. Khổ nỗi, các giải quốc tế mà Hoàng Thiên sắp tham dự lại đụng ngay lịch thi đấu Davis Cup của đội tuyển quần vợt nam Việt Nam.
Sở dĩ trước giờ người ta ít tranh cãi về trường hợp của Hoàng Thiên hơn trường hợp của Hoàng Nam, bởi lâu nay cha của Hoàng Thiên (vốn cũng là một doanh nhân thành đạt) trực tiếp đầu tư cho anh, không thông qua nhà tài trợ nào khác. Nhưng từ giờ, mọi thứ có thể sẽ khác, một khi Hoàng Thiên đã nhận tài trợ của một đơn vị cụ thể.
Cần tiếng nói chung giữa những người làm công tác quản lý
Đã có một cuộc họp chung giữa đại diện của tay vợt Lý Hoàng Nam (Becamex IDC), VTF và Liên đoàn quần vợt Bình Dương, nhưng cho đến giờ, sự việc vẫn chưa đi đến đâu, khi các bên vẫn chưa có bất cứ động thái nào cụ thể.
Becamex IDC rõ ràng là chưa đúng khi công khai tỏ thái độ bất hợp tác với đội tuyển, nhưng VTF cũng cần phải cầu thị hơn. Nếu như VTF cần Becamex IDC và Liên đoàn quần vợt Bình Dương công khai kế hoạch tập huấn và thi đấu hàng năm của Lý Hoàng Nam, thì chính VTF cũng cần phải thông báo rộng rãi kế hoạch thi đấu và tập trung đội tuyển của quần vợt Việt Nam trong năm, tránh áp đặt, để các bên nhận thấy thiện chí với nhau, cốt là tìm hướng ra cho một lịch thi đấu chung.
Cách hành xử như vừa qua giữa 2 bên rõ ràng chưa giống cách hành xử của những người lớn, khiến cho Lý Hoàng Nam ở giữa lãnh đủ hậu quả.
Thái độ bất hợp tác của Becamex IDC trong thời gian vừa rồi là đáng phê phán. Cũng cần rạch ròi chuyện Lý Hoàng Nam và HLV của anh là Trần Đức Quỳnh có ý tẩy chay đội tuyển suốt thời gian dài.
Nhưng về phía VTF họ cũng nên hành xử cho xứng đáng với vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia, vừa đảm bảo được lợi ích của quần vợt nước nhà. Tìm lối ra cho vấn đề của Lý Hoàng Nam, VTF sẽ tìm được lối ra cho nhiều VĐV khác, nếu rơi vào cảnh tương tự.
Và có lẽ đã đến lúc người ta cần nghe tiếng nói của người đang mang danh là chủ tịch VTF Nguyễn Danh Thái, trong việc định hướng cho quần vợt nước nhà, thay vì chỉ mỗi mình TTK Nguyễn Quốc Kỳ lên tiếng và đứng ra kiêm nhiệm mọi việc như thời gian vừa rồi.
Đặc thù của môn quần vợt ở chỗ phải cần rất nhiều tiền để phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Bản thân các VĐV và gia đình VĐV không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để theo đuổi các chuyến tập huấn và thi đấu triền miên ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ.
Cách tốt nhất để các VĐV có triển vọng tìm đường phát triển tài năng thông qua con đường được đi tập huấn nước ngoài là liên kết với các nhà tài trợ, hoặc bảo trợ.
Thế nhưng, đặc thù của các nhà tài trợ hoặc bảo trợ lại nằm ở chỗ họ muốn phát triển hình ảnh thương hiệu của họ một cách tối đa, thông qua việc để cho các VĐV mà họ đang tài trợ thi đấu ở các giải quốc tế, trong đó có cả các giải đụng với lịch thi đấu chung của đội tuyển quốc gia.
Những tranh cãi triền miên cùng lịch thi đấu chồng chéo khiến quần vợt Việt Nam chưa tập hợp được sức mạnh
Trường hợp của tay vợt Lý Hoàng Nam là một ví dụ điển hình. Bản thân Lý Hoàng Nam không muốn gây cấn với đội tuyển quốc gia hoặc Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF), nhưng anh vẫn buộc phải tuân thủ hợp đồng từ Becamex IDC.
Và khi đơn vị củ quản của Lý Hoàng Nam là Becamex IDC không tìm được tiếng nói chung với VTF, khi lịch thi đấu đã lên trước đó của đơn vị này không tìm được tiếng nói chung với lịch thi đấu của đội tuyến quốc gia, Lý Hoàng Nam không thể cùng lúc phục vụ cả 2 nơi.
Mới đây, Nguyễn Hoàng Thiên cũng rơi vào trường hợp tương tự, khi anh có hợp đồng tài trợ với một học viện quần vợt nước ngoài và phải tuân thủ yêu cầu đánh các giải quốc tế mà học viện này đặt ra. Khổ nỗi, các giải quốc tế mà Hoàng Thiên sắp tham dự lại đụng ngay lịch thi đấu Davis Cup của đội tuyển quần vợt nam Việt Nam.
Sở dĩ trước giờ người ta ít tranh cãi về trường hợp của Hoàng Thiên hơn trường hợp của Hoàng Nam, bởi lâu nay cha của Hoàng Thiên (vốn cũng là một doanh nhân thành đạt) trực tiếp đầu tư cho anh, không thông qua nhà tài trợ nào khác. Nhưng từ giờ, mọi thứ có thể sẽ khác, một khi Hoàng Thiên đã nhận tài trợ của một đơn vị cụ thể.
Cần tiếng nói chung giữa những người làm công tác quản lý
Đã có một cuộc họp chung giữa đại diện của tay vợt Lý Hoàng Nam (Becamex IDC), VTF và Liên đoàn quần vợt Bình Dương, nhưng cho đến giờ, sự việc vẫn chưa đi đến đâu, khi các bên vẫn chưa có bất cứ động thái nào cụ thể.
Becamex IDC rõ ràng là chưa đúng khi công khai tỏ thái độ bất hợp tác với đội tuyển, nhưng VTF cũng cần phải cầu thị hơn. Nếu như VTF cần Becamex IDC và Liên đoàn quần vợt Bình Dương công khai kế hoạch tập huấn và thi đấu hàng năm của Lý Hoàng Nam, thì chính VTF cũng cần phải thông báo rộng rãi kế hoạch thi đấu và tập trung đội tuyển của quần vợt Việt Nam trong năm, tránh áp đặt, để các bên nhận thấy thiện chí với nhau, cốt là tìm hướng ra cho một lịch thi đấu chung.
Cách hành xử như vừa qua giữa 2 bên rõ ràng chưa giống cách hành xử của những người lớn, khiến cho Lý Hoàng Nam ở giữa lãnh đủ hậu quả.
Thái độ bất hợp tác của Becamex IDC trong thời gian vừa rồi là đáng phê phán. Cũng cần rạch ròi chuyện Lý Hoàng Nam và HLV của anh là Trần Đức Quỳnh có ý tẩy chay đội tuyển suốt thời gian dài.
Nhưng về phía VTF họ cũng nên hành xử cho xứng đáng với vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia, vừa đảm bảo được lợi ích của quần vợt nước nhà. Tìm lối ra cho vấn đề của Lý Hoàng Nam, VTF sẽ tìm được lối ra cho nhiều VĐV khác, nếu rơi vào cảnh tương tự.
Và có lẽ đã đến lúc người ta cần nghe tiếng nói của người đang mang danh là chủ tịch VTF Nguyễn Danh Thái, trong việc định hướng cho quần vợt nước nhà, thay vì chỉ mỗi mình TTK Nguyễn Quốc Kỳ lên tiếng và đứng ra kiêm nhiệm mọi việc như thời gian vừa rồi.
Kim Điền