Huy chương thủy tinh: Khi chiến thắng không nằm ở tỷ số

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Trong thế giới thể thao đầy cạnh tranh, nơi chiến thắng thường được đo bằng huy chương vàng, bạc, đồng, một biểu tượng mới đã xuất hiện, mang đến một góc nhìn khác biệt và đầy cảm hứng. Đó là The Openness Medal - tấm huy chương thủy tinh.

Tấm huy chương của sự nỗ lực

The Openness Medal là chiến dịch được Samsung khởi động nhằm khuyến khích các vận động viên chia sẻ hành trình vượt qua giới hạn của bản thân, cách họ không chỉ tập trung vào mục tiêu cá nhân mà còn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ và học hỏi từ những người xung quanh.

Khác với những tấm huy chương truyền thống, The Openness Medal là tấm huy chương cổ vũ cho tinh thần cởi mở, được làm từ thủy tinh trong suốt.

Tấm huy chương này truyền tải thông điệp rằng chiến thắng thực sự không chỉ nằm ở việc về đích đầu tiên mà còn ở cách đối mặt với thử thách, vượt qua khó khăn và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Nó là biểu tượng của sự trượng nghĩa, chơi đẹp trong thể thao và khuyến khích tinh thần không ngừng khám phá những khả năng tiềm ẩn, đồng thời là sự ghi nhận cho quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cống hiến hết mình và tinh thần vươn lên mạnh mẽ của các vận động viên.

Huy chương thủy tinh: Khi chiến thắng không nằm ở tỷ số - 1

The Openness Medal là tấm huy chương thủy tinh mang theo thông điệp ý nghĩa.

Bất kỳ ai đều xứng đáng có được huy chương

Khi nhận được tấm huy chương thủy tinh từ Samsung, vận động viên bơi lội Paralympic người Pháp Ugo Didier đã nhớ về hành trình nỗ lực của mình để vượt qua chấn thương và trở lại đường đua. Vận động viên chạy nước rút khuyết tật Johannes Floors cũng đã chứng minh rằng nghịch cảnh không thể ngăn cản được ước mơ. Anh là hiện thân rõ nét cho tinh thần của tấm huy chương thủy tinh, đó là "Chỉ cần cố gắng và không ngừng đam mê, bạn sẽ được công nhận".

Tại Việt Nam, vận động viên trượt ván Trần Đình Anh từng thi đấu tại SEA Games 30, Bboy Sailor D - Á quân Street Dance Vietnam mùa đầu tiên… và Phạm Thị Huệ - nữ vận động viên rowing xuất sắc vừa lọt vào tứ kết Olympic Paris 2024 - đều là những minh chứng sống động cho tinh thần cởi mở trong thể thao. Trước Paris 2024, nữ vận động viên từng hai lần đạt chuẩn tham dự Olympic 2016 và 2020, nhưng đều phải nhường vinh dự cho đồng đội. 2 lần ngã đau, 8 năm chờ đợi, tấm vé tham dự Olympic luôn ám ảnh Phạm Thị Huệ mỗi ngày. Đến kỳ Thế vận hội năm nay, cô đã chạm đến ước mơ của mình.

Huy chương thủy tinh: Khi chiến thắng không nằm ở tỷ số - 2

Hành trình 8 năm cố gắng của Phạm Thị Huệ là ví dụ điển hình cho tinh thần của tấm huy chương thủy tinh.

Những câu chuyện của Ugo Didier, Phạm Thị Huệ và nhiều vận động viên khác đã cho thấy tinh thần cởi mở là nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Họ đã vượt qua những giới hạn của bản thân, không chỉ để đạt được thành tích cá nhân mà còn để truyền cảm hứng và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Cùng lan tỏa tinh thần "gập giới hạn, mở kỳ tích"

The Openness Medal không chỉ dừng lại ở việc tôn vinh các vận động viên xuất sắc, mà còn mong muốn lan tỏa tinh thần cởi mở đến cộng đồng yêu thể thao và đặc biệt là giới trẻ. Thông qua các hoạt động truyền thông, chia sẻ câu chuyện và giao lưu, The Openness Medal hy vọng sẽ khơi dậy niềm đam mê thể thao, khuyến khích tinh thần fair-play và tạo ra một môi trường thể thao lành mạnh, tích cực.

Huy chương thủy tinh: Khi chiến thắng không nằm ở tỷ số - 3

Samsung mong muốn lan tỏa tinh thần sẵn sàng mở kỳ tích với chiến dịch The Opennes Medal.

The Openness Medal là một cách để Samsung thể hiện tinh thần cởi mở trong kỳ "thế vận hội lớn nhất hành tinh". Samsung tin rằng thông qua việc sẵn lòng gập bỏ những giới hạn, đóng đi những khuôn khổ, bất kỳ ai cũng có thể mở kỳ tích.