Vòng 3 V-League 2015:
Hiện tượng HA Gia Lai được giải mã và sự sa sút của SHB Đà Nẵng
(Dân trí) - Hiện tượng HA Gia Lai đã được giải mã, sau trận thua thứ 2 liên tiếp trong mùa này. Nhưng thất bại thứ 2 của HA Gia Lai vẫn chưa thất vọng bằng trận thua thứ 3 của SHB Đà Nẵng. Rồi trận đấy vẫn không lạ bằng trận hòa trên sân Hàng Đẫy.
Không có bất ngờ đáng kể
Đội gây ấn tượng nhất cho đến thời điểm này dĩ nhiên vẫn là B.Bình Dương. Nhà vô địch vẫn chứng tỏ sức mạnh ghê gớm, bằng chiến thắng thứ 3 liên tiếp từ đầu mùa. Lần này, bại tướng của đội bóng đất Thủ Dầu là SHB Đà Nẵng.
B.Bình Dương cũng là đội bóng duy nhất ở V-League có thể vừa đá, vừa thử nghiệm mà vẫn thành công. Họ bạo dạn thử nghiệm đến mức vẫn chưa xài 2 chân sút nổi tiếng là Công Vinh và Anh Đức trong đội hình xuất phát ở từng trận.
Anh Đức được sử dụng rất hạn chế, toàn vào sân từ băng ghế dự bị. Riêng Công Vinh còn thảm hơn, trận đá trận không, mà nếu có đá chỉ hiện diện trên sân vài phút ngắn ngủi.
Không thể bàn cãi về tư cách ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch của B.Bình Dương, chí ít là cho đến khi họ tham dự cúp châu Á và buộc phải phân bố sức trên nhiều mặt trận từ thời điểm ấy.
Trái ngược với chuỗi 3 trận thắng liền của B.Bình Dương là chuỗi 3 trận thua liên tục của SHB Đà Nẵng. Vấn đề của đội bóng sông Hàn là một trong những vấn đề khó lý giải nhất của V-League sau 3 vòng đấu, bởi xét về thực lực, SHB Đà Nẵng không yếu đến mức phải thua trắng 3 trận.
Trước B.Bình Dương, thậm chí SHB Đà Nẵng gần như chịu “buông súng” chỉ trong khoảng 25 phút đầu trận, khi họ để thua đến 3 bàn quá dễ, và chỉ gỡ lại 2 bàn khi mọi sự đã an bài.
Bây giờ, người ta bắt đầu nói về tương lai của HLV Lê Huỳnh Đức ở SHB Đà Nẵng, bởi người ta bắt đầu nghĩ đến cái cảnh cựu tiền đạo số 1 của bóng đá Việt Nam dường như không còn quản nổi dàn cầu thủ trong tay ông.
Cũng ở vòng 3, việc Đồng Nai thua trận thứ 3 (trước Đồng Tháp) cũng không thể gọi là bất ngờ. Đồng Nai vốn đã không mạnh, lại mất cùng lúc 6 cầu thủ vì vụ dàn xếp tỷ số hồi năm ngoái, nên họ vốn đã yếu càng thêm yếu.
Hiện tượng được bóc trần
Nếu như khi giải chưa bắt đầu, người ta gọi HA Gia Lai là hiện tượng của V-League 2015, thì sau 3 vòng đấu, có thế thấy rằng hiện tượng đó đã được giải mãi. Đội bóng của bầu Đức lần thứ 2 thất bại khá dễ ở V-League.
Tỷ số có thể khá sít sao, nhưng về mặt bản chất thì Gỗ thua khá dễ. Họ thua mà không có cách nào phản kháng lại hoặc tìm đường ra cho lối chơi của mình, trong khi lối chơi quen thuộc của HA Gia Lai đã được đối thủ thuộc nằm lòng.
Dàn cầu thủ trẻ của bầu Đức vừa thể hiện chi tiết ngoài kỹ năng chơi bóng, họ thiếu quá nhiều thứ để trụ vững ở bóng đá đỉnh cao. Bây giờ, người ta chỉ sợ rằng Công Phượng và các đồng đội thua nhiều quá đến mức xuống tinh thần, thì e rằng mục tiêu trẻ hóa toàn phần của bầu Đức lại sai phương pháp.
Dù sao trận thua của HA Gia Lai trước Thanh Hóa cũng không đáng nói bằng trận hòa của Hà Nội T&T trước Quảng Nam. So về thực lực, đội bóng thủ đô hơn hẳn đội bóng đất Quảng.
Nhưng bất chấp thực lực chênh lệch và bất chấp cả việc Hà Nội T&T đã dẫn trước đến 4-1 khi chỉ còn vài phút cuối cùng, họ vẫn để đối phương gỡ hòa rất dễ dàng.
Cũng nên nhắc lại chi tiết là năm ngoái, trong cả 2 trận đấu của 2 đội bóng này, cả 2 đều kết thúc với kết quả hòa. Một trận hòa lạ lùng khiến người hâm mộ không thể không nghi, còn VFF và VPF bắt đầu có việc để làm ở một giải đấu mà họ rất muốn sạch, để làm đẹp lòng nhà tài trợ mới.
Những trận cầu dạng Hà Nội T&T – Quảng Nam chính là thách thức đối với những người tổ chức giải. Trận hòa dạng đấy cũng phản ánh tham vọng không cao của Hà Nội T&T.
Năm ngoái, đội bóng của bầu Hiển không quyết tâm vô địch, khi chủ động hãm phanh ở những vòng đấu cuối cùng (bao gồm cả trận hòa với Quảng Nam cuối mùa giải 2014). Năm nay, có vẻ như Hà Nội T&T cũng không mấy thiết tha với ngôi đầu, khi nhìn cách họ đá trận đấu kỳ lạ với đội bóng xứ Quảng.
Đội gây ấn tượng nhất cho đến thời điểm này dĩ nhiên vẫn là B.Bình Dương. Nhà vô địch vẫn chứng tỏ sức mạnh ghê gớm, bằng chiến thắng thứ 3 liên tiếp từ đầu mùa. Lần này, bại tướng của đội bóng đất Thủ Dầu là SHB Đà Nẵng.
B.Bình Dương cũng là đội bóng duy nhất ở V-League có thể vừa đá, vừa thử nghiệm mà vẫn thành công. Họ bạo dạn thử nghiệm đến mức vẫn chưa xài 2 chân sút nổi tiếng là Công Vinh và Anh Đức trong đội hình xuất phát ở từng trận.
Anh Đức được sử dụng rất hạn chế, toàn vào sân từ băng ghế dự bị. Riêng Công Vinh còn thảm hơn, trận đá trận không, mà nếu có đá chỉ hiện diện trên sân vài phút ngắn ngủi.
Không thể bàn cãi về tư cách ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch của B.Bình Dương, chí ít là cho đến khi họ tham dự cúp châu Á và buộc phải phân bố sức trên nhiều mặt trận từ thời điểm ấy.
Hiện tượng HA Gia Lai dần được bóc trần
Trái ngược với chuỗi 3 trận thắng liền của B.Bình Dương là chuỗi 3 trận thua liên tục của SHB Đà Nẵng. Vấn đề của đội bóng sông Hàn là một trong những vấn đề khó lý giải nhất của V-League sau 3 vòng đấu, bởi xét về thực lực, SHB Đà Nẵng không yếu đến mức phải thua trắng 3 trận.
Trước B.Bình Dương, thậm chí SHB Đà Nẵng gần như chịu “buông súng” chỉ trong khoảng 25 phút đầu trận, khi họ để thua đến 3 bàn quá dễ, và chỉ gỡ lại 2 bàn khi mọi sự đã an bài.
Bây giờ, người ta bắt đầu nói về tương lai của HLV Lê Huỳnh Đức ở SHB Đà Nẵng, bởi người ta bắt đầu nghĩ đến cái cảnh cựu tiền đạo số 1 của bóng đá Việt Nam dường như không còn quản nổi dàn cầu thủ trong tay ông.
Cũng ở vòng 3, việc Đồng Nai thua trận thứ 3 (trước Đồng Tháp) cũng không thể gọi là bất ngờ. Đồng Nai vốn đã không mạnh, lại mất cùng lúc 6 cầu thủ vì vụ dàn xếp tỷ số hồi năm ngoái, nên họ vốn đã yếu càng thêm yếu.
Hiện tượng được bóc trần
Nếu như khi giải chưa bắt đầu, người ta gọi HA Gia Lai là hiện tượng của V-League 2015, thì sau 3 vòng đấu, có thế thấy rằng hiện tượng đó đã được giải mãi. Đội bóng của bầu Đức lần thứ 2 thất bại khá dễ ở V-League.
Tỷ số có thể khá sít sao, nhưng về mặt bản chất thì Gỗ thua khá dễ. Họ thua mà không có cách nào phản kháng lại hoặc tìm đường ra cho lối chơi của mình, trong khi lối chơi quen thuộc của HA Gia Lai đã được đối thủ thuộc nằm lòng.
Dàn cầu thủ trẻ của bầu Đức vừa thể hiện chi tiết ngoài kỹ năng chơi bóng, họ thiếu quá nhiều thứ để trụ vững ở bóng đá đỉnh cao. Bây giờ, người ta chỉ sợ rằng Công Phượng và các đồng đội thua nhiều quá đến mức xuống tinh thần, thì e rằng mục tiêu trẻ hóa toàn phần của bầu Đức lại sai phương pháp.
Dù sao trận thua của HA Gia Lai trước Thanh Hóa cũng không đáng nói bằng trận hòa của Hà Nội T&T trước Quảng Nam. So về thực lực, đội bóng thủ đô hơn hẳn đội bóng đất Quảng.
Nhưng bất chấp thực lực chênh lệch và bất chấp cả việc Hà Nội T&T đã dẫn trước đến 4-1 khi chỉ còn vài phút cuối cùng, họ vẫn để đối phương gỡ hòa rất dễ dàng.
Cũng nên nhắc lại chi tiết là năm ngoái, trong cả 2 trận đấu của 2 đội bóng này, cả 2 đều kết thúc với kết quả hòa. Một trận hòa lạ lùng khiến người hâm mộ không thể không nghi, còn VFF và VPF bắt đầu có việc để làm ở một giải đấu mà họ rất muốn sạch, để làm đẹp lòng nhà tài trợ mới.
Những trận cầu dạng Hà Nội T&T – Quảng Nam chính là thách thức đối với những người tổ chức giải. Trận hòa dạng đấy cũng phản ánh tham vọng không cao của Hà Nội T&T.
Năm ngoái, đội bóng của bầu Hiển không quyết tâm vô địch, khi chủ động hãm phanh ở những vòng đấu cuối cùng (bao gồm cả trận hòa với Quảng Nam cuối mùa giải 2014). Năm nay, có vẻ như Hà Nội T&T cũng không mấy thiết tha với ngôi đầu, khi nhìn cách họ đá trận đấu kỳ lạ với đội bóng xứ Quảng.
Kim Điền