Hai đội tuyển bóng đá: Kết quả đúng như sự chuẩn bị
(Dân trí) - U23 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng, đó là thất bại. Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam không giành được HCV, đó cũng không thể xem là thành công. Điều đáng lo hơn nữa là nguyên nhân thất bại lại không đơn thuần nằm ở đôi chân của các cầu thủ…
Thất bại từ những chuyến tập huấn
Trong khoảng 20 trận đấu giao hữu của đội tuyển U23 Việt Nam trước SEA Games 27, có lẽ trừ những trận đấu tại giải bóng đá quốc tế Bình Dương, không trận nào được đánh giá cao về mặt chất lượng.
Đội tuyển của HLV Hoàng Văn Phúc trải qua đợt tập huấn bị đánh giá là lãng phí tại Hungary, nơi chúng ta toàn đá với các đội bóng cấp… phường, xã, giành những chiến thắng đậm, nhưng chẳng rút ra được gì về mặt chuyên môn.
Các trận đấu tập huấn khi quay trở lại Việt Nam cũng không được đánh giá cao. Ta đá với U23 Galatasaray và U23 Santos chủ yếu chỉ “kêu” ở cái tên, với dàn cầu thủ được họ gom từ nhiều nguồn, rồi sang Việt Nam với mục đích du lịch, còn thực chất, đấy không phải là các đội trẻ thực sự của họ.
Đối thủ quá yếu nên chẳng có bài học về chuyên môn nào được phát hiện nơi đoàn quân của HLV Hoàng Văn Phúc. Điều cần nhìn thấy là các nhược điểm và các ưu điểm của đội thông qua những đợt tập huấn kể trên cũng không được nhìn ra, trước khi chúng ta bê nguyên si các điểm yếu vừa nêu đến Myanmar dự SEA Games.
Với đội tuyển nữ, chuyến tập huấn tại Trung Quốc ngay trước SEA Games cũng bị giới truyền thông trong nước cho rằng không hiệu quả. Tại đấy, đội tuyển của HLV Trần Vân Phát không có đối tượng cọ xát ngang tầm. Đặc biệt, thời tiết quá lạnh ở vùng Đông Bắc Á thời điểm cuối năm cũng gây khó cho thể lực của các cầu thủ nữ.
Kết quả được thể hiện ngay trên sân cỏ. Do không được trải qua các trận đấu khó trong quá trình chuẩn bị, nên khi đụng đối thủ khó ở sân chơi chính thức, các đội bóng của Việt Nam gặp trục trặc ngay, mà trục trặc lớn nhất ở chỗ cách chúng ta tiếp cận trận đấu.
Lỗi trong những chuyến tập huấn dĩ nhiên không nằm ở các cầu thủ, mà nằm ở nơi đang điều hành các đội tuyển là VFF. Lẽ ra, với vai trò của mình VFF phải nhìn thấy điều đó, phải có sự điều chỉnh cho các đội tuyển, thay vì khoán trắng cho các HLV.
Niềm tin không được đặt đúng chỗ
Sau khi đội tuyển quốc gia thất bại ở AFF Cup 2012, VFF gần như đặt mọi hy vọng vào đội tuyển U23 dự SEA Games 27, thông qua cách họ sẵn sàng rút HLV đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia, điều sang dẫn dắt đội U23 (cụ thể ông Hoàng Văn Phúc).
Dù vậy, chính VFF vốn đã sai lầm ngay từ đầu trong khâu tuyển chọn HLV cho đội tuyển, thì những sai lầm tiếp theo phát sinh được đánh giá là điều đương nhiên.
HLV Hoàng Văn Phúc chưa đủ tầm dẫn dắt các đội tuyển cấp quốc gia. Khi chọn người, tin rằng người chọn ông Phúc lúc đó cũng chưa biết trong tay vị HLV này có những gì, hoặc có thể làm gì để tại nên một đội bóng tốt.
Đến khi một số nhân vật chóp bu của VFF phát hiện ra cái sai của mình, phát hiện ra nguy cơ đội tuyển U23 Việt Nam có thể thất bại thảm hại tại SEA Games 27, thì thời gian đã cận và mọi chuyện dường như đã muộn.
Thực tế là VFF, hay một số ít nhân vật cụ thể ở VFF đã muốn thay HLV Hoàng Văn Phúc trước SEA Games, thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác ông này. Nhưng toan tính trên bất thành vì không tìm đâu ra thế vai, trong khi dàn trợ lý của ông Phúc cũng thuộc dạng kém, chưa đủ tầm để cầm quân.
Hậu quả của việc đặt niềm tin sai chỗ là đội tuyển U23 Việt Nam gần như thiếu sự cạnh tranh trong khâu tuyển chọn cầu thủ, với một lực lượng hầu như đã được đóng khung từ 1 năm trước đó, lúc ông Phúc còn dẫn dắt đội U22 quốc gia.
Sai lầm cứ nối tiếp sai lầm, điều ấy nói cho cùng chính là sự thể hiện về chuyện những người điều hành bóng đá Việt Nam hiện quá thiếu định hướng phát triển. VFF đang hoạt động theo kiểu năm nào tính cho năm đó, đóng khung sự chuẩn bị cho một giải đấu nhất định trong năm, mà thiếu hẳn những kế hoạch mang tính chiều sâu.
Bây giờ có “xử” HLV Hoàng Văn Phúc cũng chẳng giải quyết được gì, nếu như bản thân VFF vẫn cứ yếu kém và vẫn gồm những con người cũ rích, vốn đã chẳng cho ra nổi một chiến lược nên hồn nên dáng nào suốt gần chục năm họ ngồi vắt qua 2 nhiệm kỳ 5 và 6.
Trong khoảng 20 trận đấu giao hữu của đội tuyển U23 Việt Nam trước SEA Games 27, có lẽ trừ những trận đấu tại giải bóng đá quốc tế Bình Dương, không trận nào được đánh giá cao về mặt chất lượng.
Đội tuyển của HLV Hoàng Văn Phúc trải qua đợt tập huấn bị đánh giá là lãng phí tại Hungary, nơi chúng ta toàn đá với các đội bóng cấp… phường, xã, giành những chiến thắng đậm, nhưng chẳng rút ra được gì về mặt chuyên môn.
Các trận đấu tập huấn khi quay trở lại Việt Nam cũng không được đánh giá cao. Ta đá với U23 Galatasaray và U23 Santos chủ yếu chỉ “kêu” ở cái tên, với dàn cầu thủ được họ gom từ nhiều nguồn, rồi sang Việt Nam với mục đích du lịch, còn thực chất, đấy không phải là các đội trẻ thực sự của họ.
Đội tuyển U23 quốc gia cùng quá trình chuẩn bị không hiệu quả cho SEA Games là một chuỗi sai lầm của VFF
Đối thủ quá yếu nên chẳng có bài học về chuyên môn nào được phát hiện nơi đoàn quân của HLV Hoàng Văn Phúc. Điều cần nhìn thấy là các nhược điểm và các ưu điểm của đội thông qua những đợt tập huấn kể trên cũng không được nhìn ra, trước khi chúng ta bê nguyên si các điểm yếu vừa nêu đến Myanmar dự SEA Games.
Với đội tuyển nữ, chuyến tập huấn tại Trung Quốc ngay trước SEA Games cũng bị giới truyền thông trong nước cho rằng không hiệu quả. Tại đấy, đội tuyển của HLV Trần Vân Phát không có đối tượng cọ xát ngang tầm. Đặc biệt, thời tiết quá lạnh ở vùng Đông Bắc Á thời điểm cuối năm cũng gây khó cho thể lực của các cầu thủ nữ.
Kết quả được thể hiện ngay trên sân cỏ. Do không được trải qua các trận đấu khó trong quá trình chuẩn bị, nên khi đụng đối thủ khó ở sân chơi chính thức, các đội bóng của Việt Nam gặp trục trặc ngay, mà trục trặc lớn nhất ở chỗ cách chúng ta tiếp cận trận đấu.
Lỗi trong những chuyến tập huấn dĩ nhiên không nằm ở các cầu thủ, mà nằm ở nơi đang điều hành các đội tuyển là VFF. Lẽ ra, với vai trò của mình VFF phải nhìn thấy điều đó, phải có sự điều chỉnh cho các đội tuyển, thay vì khoán trắng cho các HLV.
Niềm tin không được đặt đúng chỗ
Sau khi đội tuyển quốc gia thất bại ở AFF Cup 2012, VFF gần như đặt mọi hy vọng vào đội tuyển U23 dự SEA Games 27, thông qua cách họ sẵn sàng rút HLV đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia, điều sang dẫn dắt đội U23 (cụ thể ông Hoàng Văn Phúc).
Dù vậy, chính VFF vốn đã sai lầm ngay từ đầu trong khâu tuyển chọn HLV cho đội tuyển, thì những sai lầm tiếp theo phát sinh được đánh giá là điều đương nhiên.
HLV Hoàng Văn Phúc chưa đủ tầm dẫn dắt các đội tuyển cấp quốc gia. Khi chọn người, tin rằng người chọn ông Phúc lúc đó cũng chưa biết trong tay vị HLV này có những gì, hoặc có thể làm gì để tại nên một đội bóng tốt.
Đến khi một số nhân vật chóp bu của VFF phát hiện ra cái sai của mình, phát hiện ra nguy cơ đội tuyển U23 Việt Nam có thể thất bại thảm hại tại SEA Games 27, thì thời gian đã cận và mọi chuyện dường như đã muộn.
Thực tế là VFF, hay một số ít nhân vật cụ thể ở VFF đã muốn thay HLV Hoàng Văn Phúc trước SEA Games, thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác ông này. Nhưng toan tính trên bất thành vì không tìm đâu ra thế vai, trong khi dàn trợ lý của ông Phúc cũng thuộc dạng kém, chưa đủ tầm để cầm quân.
Hậu quả của việc đặt niềm tin sai chỗ là đội tuyển U23 Việt Nam gần như thiếu sự cạnh tranh trong khâu tuyển chọn cầu thủ, với một lực lượng hầu như đã được đóng khung từ 1 năm trước đó, lúc ông Phúc còn dẫn dắt đội U22 quốc gia.
Sai lầm cứ nối tiếp sai lầm, điều ấy nói cho cùng chính là sự thể hiện về chuyện những người điều hành bóng đá Việt Nam hiện quá thiếu định hướng phát triển. VFF đang hoạt động theo kiểu năm nào tính cho năm đó, đóng khung sự chuẩn bị cho một giải đấu nhất định trong năm, mà thiếu hẳn những kế hoạch mang tính chiều sâu.
Bây giờ có “xử” HLV Hoàng Văn Phúc cũng chẳng giải quyết được gì, nếu như bản thân VFF vẫn cứ yếu kém và vẫn gồm những con người cũ rích, vốn đã chẳng cho ra nổi một chiến lược nên hồn nên dáng nào suốt gần chục năm họ ngồi vắt qua 2 nhiệm kỳ 5 và 6.
Kim Điền