1. Dòng sự kiện:
  2. AFF Cup 2024

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày

(Dân trí) - Mùa giải bóng đá ngắn nhất thế giới chính là ở Vòng Bắc Cực của Greenland. Các đội bóng chỉ thi đấu trong bảy ngày để tìm ra nhà vô địch, xung quanh những tảng băng trôi và cá voi.

Các giải bóng đá Vô địch quốc gia thông thường diễn ra trong khoảng từ 9-10 tháng. Đối với nhiều quốc gia, một mùa giải sẽ gói trọn trong một năm (như ở nhiều nước châu Á), hoặc kéo dài từ mùa thu năm trước tới mùa hè năm sau (như nhiều quốc gia châu Âu)... Tuy nhiên, có lẽ không đâu như ở Greenland, quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch, nằm ở cực bắc của trái đất.

Kể từ năm 1971 và trở thành truyền thống hàng năm ở Greenland, những cầu thủ xuất sắc nhất của đất nước tụ họp lại cùng nhau thi đấu giải Gronlandsbanken Final 6 - một giải đấu kéo dài chỉ một tuần (mùa giải ngắn nhất thế giới) diễn ra ở Vòng Bắc Cực, để tìm ra nhà vô địch quốc gia.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 1

Các cầu thủ bóng đá ở Greenland thi đấu trong tại Gronlandsbanken Final 6.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 2

Sau một tuần, mùa giải bóng đá của Greenland sẽ kết thúc.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 3

Phong cảnh đẹp hút hồn bao quanh các sân bóng đá ở Greenland.

Các trận đấu diễn ra trên một hòn đảo núi lửa cổ đại, nơi có thể nhìn thấy những tảng băng trôi trên biển ở phía xa và có thể nhìn thấy cá voi bay lên không trung.

Thật đáng kinh ngạc, 10% dân số Greenland tham gia vào giải đấu. Tuy nhiên, những sân bóng có mặt cỏ nhân tạo, cứng như đá vì khí hậu, và những trận đấu quyết liệt đã chứng kiến nhiều cầu thủ thi đấu bị chấn thương nặng, bao gồm cả gãy chân.

Bóng đá ở Vòng Bắc Cực

Greenland là một quốc gia như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia. Tuy nhiên, không giống như những quốc gia mê bóng đá nói trên, chỉ 20% diện tích đất của Greenland là có thể sinh sống được, phần còn lại là những tảng băng.

Có rất ít khu vực cỏ có thể sinh sống và trong khoảng chín tháng trong năm, mọi người không thể chơi bóng đá vì các mặt sân bị vùi sâu dưới lớp tuyết dày tới 2m.

Vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt, việc đi lại cũng không hề dễ dàng - ngay cả trong mùa hè - nên việc tổ chức các trận đấu bóng đá rất khó khăn.

Dẫu vậy, người dân Greenland không để những khó khăn về điều kiện địa lý, khí hậu cản trở niềm đam mê của họ với trái bóng. Bóng đá vẫn đang phát triển mạnh ở đây, và vẫn là môn thể thao phổ biến nhất ở đất nước này.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 4

Bóng đá đẹp đang phát triển mạnh ở Greenland.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 5

Có khoảng 5.000 người chơi bóng ở Greenland, chiếm 10% dân số.

Đảo Disko

Gronlandsbanken Final 6 diễn ra ở Qeqertarsuaq, một khu vực nằm trên Đảo Disko, đây là nơi các đội bao gồm B-67 hoặc G-44 sẽ tranh cúp vô địch.

Trong những năm gần đây, sân cỏ nhân tạo đã được xây dựng ở hòn đảo núi lửa này, nơi một bên có những ngọn núi bằng phẳng màu đỏ mà người dân địa phương gọi là The Grand Canyon và một bên là những bãi biển cát đen.

Để đến được đó, các đội bóng phải đi thuyền đến hòn đảo. Có tám đội từ khắp nơi trên đất nước, sau khi tập hợp lại sẽ thi đấu trong một tuần để xác định đội vô địch. Tất nhiên, để tới được vòng chung kết, các đội bóng sẽ phải giành chiến thắng các trận đấu vòng loại khu vực diễn ra trong tháng Bảy.

Sân nhân tạo ở Qeqertarsuaq chắc chắn là một sự nâng cấp so với những gì mà những người làm bóng đá của Greenland có trước đây.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 6

Khu vực Qeqertarsuaq trên đảo Disko là một địa điểm ưa thích cho cuộc thi bóng đá của Greenland.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 7

Sân cỏ nhân tạo được xây dựng ở Qeqertarsuaq. 

Chấn thương là một phần của bất kỳ môn thể thao nào, bóng đá cũng không ngoại lệ. Nhưng loại chấn thương mà các cầu thủ ở Greenland phải chịu đựng nặng nề hơn nhiều so với thông thường, như gãy chân, xương bánh chè, mũi và tay… trông họ giống như thi đấu võ thuật đối kháng hơn là bóng đá. Nguyên nhân chính là do điều kiện và cơ sở vật chất.

Trước năm 2016, giải vô địch được diễn ra trên sân cát và đá. Nó khiến các cầu thủ thi đấu rất vất vả và gặp nhiều chấn thương hơn.

"Về cơ bản đó chỉ là một mặt sân cát cứng", đội trưởng B-67 Johannes Groth nói với CNN Sport. "Đôi khi có những hòn đá lớn nên khi bạn chơi mạnh sẽ rất đau".

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 8

Sân bóng cứng từng là tiêu chuẩn của các cầu thủ Greenland.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 9

Cầu thủ có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn khi thi đấu trên sân cát và đá.

Các thủ môn phải đối mặt với những điều tồi tệ hơn, bởi họ thường xuyên bay nhảy, lăn ra sân. "Để trở thành một thủ môn trên những sân bóng đó, bạn thực sự phải cống hiến hết mình", cựu đội trưởng G-44 Johan Frederik Zeeb nói.

"Bạn phải có nhiều lớp quần áo để trở thành một thủ môn trên mặt sân đất bẩn. Bạn bị trầy xước khắp cơ thể với nhiều vết thương".

Thời gian sẽ thay đổi mọi thứ

Năm nay, các kế hoạch đang được triển khai để đảm bảo Greenland đủ điện kiện của Fifa. FA Đan Mạch đang giúp đỡ Greenland, và việc xây dựng thêm các sân nhân tạo đang được tiến hành.

"Chúng tôi đã có một thỏa thuận giữa Hiệp hội bóng đá Đan Mạch và Liên đoàn bóng đá Greenland để phát triển bóng đá ở Greenland", Chủ tịch FA Đan Mạch Jesper Moller tiết lộ.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 10

Greenland đang xây dựng thêm nhiều sân cỏ nhân tạo.

Giải bóng đá kỳ lạ nhất thế giới: Mùa giải kéo dài... 7 ngày - 11

Tương lai của bóng đá ở Greenland rất tươi sáng.

"Đó là kế hoạch của chúng tôi là xây dựng sáu sân bóng nhân tạo có kích thước chuẩn vào năm 2021, hiện nay đã có 11 hoặc 12 sân. Đó là một thành công lớn".

"Đó là một hành trình dài nhưng chúng tôi đã bắt đầu nó. Tương lai của bóng đá Greenland rất tươi sáng".