Đội tuyển Việt Nam đã thực sự mất giá?
(Dân trí) - Hoàn tất chiến dịch vòng loại Asian Cup với chỉ 1 chiến thắng trước đội yếu Hong Kong (Trung Quốc), đội tuyển Việt Nam đang xuống giá thấy rõ. Mà rõ nhất là qua cách cấp trên của đội tuyển chọn đối tượng đá giao hữu và chọn HLV.
Tự mình hạ giá mình
Có lẽ không ở đâu trên thế giới, ngay trước một trận đấu trong khuôn khổ vòng loại giải châu lục, người ta lại cho đội tuyển quốc gia đá giao hữu với một đội bóng sinh viên như ở Việt Nam.
Việc đội tuyển Việt Nam đá giao hữu với Sinh viên Hàn Quốc rõ ràng là thiếu nghiêm túc, VFF đang biến một trận đấu giao hữu được FIFA xếp vào loại A, trở thành một trận đấu cấp thấp.
Đá với các cầu thủ sinh viên non choẹt vốn còn chưa được đá bóng chuyên nghiệp thì thử hỏi chúng ta học được những gì? Ở đây không bàn tới vấn đề thắng hay không thắng trong trận đấu ấy, chỉ qua việc đội tuyển quốc gia phải đá với một đội bóng sinh viên chứng tỏ mối quan hệ kém của VFF, rằng hiện tại bóng đá Việt Nam chỉ còn đủ tư cách cáp kèo với dân… sinh viên.
Nên nhớ, ở các nền bóng đá lớn, chuyện tập trung được đội tuyển theo lịch của FIFA không phải đơn giản, có khi giữa CLB và đội tuyển còn kiện tụng rùm ben để giành quân. Bóng đá Việt Nam thì VFF lấy người của các CLB quá dễ, hễ hô là có, nên thành ra người ta cũng thiếu nghiêm túc trong việc lên kế hoạch cho đội tuyển.
Rồi chuyện ông HLV trưởng Hoàng Văn Phúc thay người trong trận giao hữu ấy rối đến nỗi chúng ta chỉ còn đá 10 người trong hơn 15 phút cuối, dù không có ai chấn thương.
Đấy là cái sai dắt dây kéo dài của VFF, khi họ để cho một HLV kém đến cỡ đó nắm đội tuyển, đến nỗi giờ chưa giải quyết xong vì giá trị đội tuyển đã giảm, nên càng khó tìm HLV tốt vào lúc này (thay người kiểu ông Phúc thì có khi ông không xứng đáng làm HLV chuyên nghiệp, chứ chưa nói xứng đáng nắm đội tuyển).
Và cũng không ở đâu trên thế giới, người ta chọn HLV cho đội tuyển quốc gia lạ lùng như bóng đá Việt Nam. Có cảm giác như ghế HLV đội tuyển là nơi… ai ngồi cũng được, cùng tiêu chí quan trọng nhất là đang… thất nghiệp càng tốt.
Lo chuyện trên mây, hổng chân ở thực tại
Có không ít thông tin cho rằng người nhiều khả năng nhất để thay HLV Hoàng Văn Phúc là HLV Hoàng Anh Tuấn. Bản thân ông Tuấn cũng đang thất nghiệp, loay hoay chưa có đội mời (có lẽ trong một hoàn cảnh khác, ông Tuấn không bao giờ chịu làm trợ lý cho dạng HLV cỡ Hoàng Văn Phúc).
Hết ông Phúc rồi đến ông Tuấn lên tuyển hoặc ngấp nghé nắm đội tuyển càng khiến cho dư luận bàn tán về chuyện VFF chọn HLV không dựa vào năng lực, cũng chẳng có bất cứ tiêu chí tuyển chọn rạch ròi nào cả. Người ta nói rằng ông Phúc hay ông Tuấn được nhắm đến chủ yếu nhờ mối quan hệ thân tình với một “quan” làm ở phòng các đội tuyển của VFF.
Bình thường, chuyện chọn nhân sự cho đội tuyển quốc gia kiểu này sẽ bị lãnh đạo VFF “tuýt còi”. Nhưng ngặt nỗi chính các nhân vật chóp bu của VFF đang bận rộn với các kế hoạch lơ lửng trên mây, những dự án đại vĩ mô như VCK World Cup cho đội U19, cho bóng đá nữ, thậm chí đã có lời tuyên bố Việt Nam sẽ có đại diện dự VCK World Cup 2018, mà quên mất dù có mơ trên mây thì chúng ta vẫn còn phải bước đi ở hiện tại, phải đá cho đàng hoàng ở khu vực và châu lục.
Toàn bộ nền hy vọng của bóng đá nội dường như đã bị một số ít vị đặt trọn vào đội tuyển U19 đang tập huấn nơi trời Âu.
Quan tâm cho các em thì tốt, nhưng kiểu nào thì cũng chớ quan rằng tương lai của cả một nền bóng đá không thể chỉ dựa vào một nhóm nhỏ trên dưới hai chục cầu thủ trong độ tuổi 19 (đó là chưa nói đến chuyện đã 19 tuổi mà chưa đá đỉnh cao là chậm trưởng thành rồi đấy!).
Cũng đừng quên rằng thể diện của cả nền bóng đá phụ thuộc rất lớn vào bộ mặt của đội tuyển quốc gia và giải vô địch quốc nội, mà 2 vấn đề này ở bóng đá Việt Nam hiện nay cứ phải gọi là đáng xấu hổ.
Đội tuyển quốc gia vừa mang nhục sau chiến dịch vòng loại Asian Cup chỉ thắng nội đội yếu Hong Kong, lại sắp đá AFF Cup, nơi cả làng cầu Đông Nam Á đang chuyển động mạnh với toàn HLV xịn. Thế mà đội tuyển đấy lại có nguy cơ tiếp tục được đặt trong tay những người chẳng có gì đảm bảo rằng sẽ giúp nó tốt hơn!
Có lẽ không ở đâu trên thế giới, ngay trước một trận đấu trong khuôn khổ vòng loại giải châu lục, người ta lại cho đội tuyển quốc gia đá giao hữu với một đội bóng sinh viên như ở Việt Nam.
Việc đội tuyển Việt Nam đá giao hữu với Sinh viên Hàn Quốc rõ ràng là thiếu nghiêm túc, VFF đang biến một trận đấu giao hữu được FIFA xếp vào loại A, trở thành một trận đấu cấp thấp.
Đá với các cầu thủ sinh viên non choẹt vốn còn chưa được đá bóng chuyên nghiệp thì thử hỏi chúng ta học được những gì? Ở đây không bàn tới vấn đề thắng hay không thắng trong trận đấu ấy, chỉ qua việc đội tuyển quốc gia phải đá với một đội bóng sinh viên chứng tỏ mối quan hệ kém của VFF, rằng hiện tại bóng đá Việt Nam chỉ còn đủ tư cách cáp kèo với dân… sinh viên.
Đội tuyển quốc gia đang xuống giá vì người ta dường như chưa đánh giá hết tầm quan trọng của đội này
Nên nhớ, ở các nền bóng đá lớn, chuyện tập trung được đội tuyển theo lịch của FIFA không phải đơn giản, có khi giữa CLB và đội tuyển còn kiện tụng rùm ben để giành quân. Bóng đá Việt Nam thì VFF lấy người của các CLB quá dễ, hễ hô là có, nên thành ra người ta cũng thiếu nghiêm túc trong việc lên kế hoạch cho đội tuyển.
Rồi chuyện ông HLV trưởng Hoàng Văn Phúc thay người trong trận giao hữu ấy rối đến nỗi chúng ta chỉ còn đá 10 người trong hơn 15 phút cuối, dù không có ai chấn thương.
Đấy là cái sai dắt dây kéo dài của VFF, khi họ để cho một HLV kém đến cỡ đó nắm đội tuyển, đến nỗi giờ chưa giải quyết xong vì giá trị đội tuyển đã giảm, nên càng khó tìm HLV tốt vào lúc này (thay người kiểu ông Phúc thì có khi ông không xứng đáng làm HLV chuyên nghiệp, chứ chưa nói xứng đáng nắm đội tuyển).
Và cũng không ở đâu trên thế giới, người ta chọn HLV cho đội tuyển quốc gia lạ lùng như bóng đá Việt Nam. Có cảm giác như ghế HLV đội tuyển là nơi… ai ngồi cũng được, cùng tiêu chí quan trọng nhất là đang… thất nghiệp càng tốt.
Lo chuyện trên mây, hổng chân ở thực tại
Có không ít thông tin cho rằng người nhiều khả năng nhất để thay HLV Hoàng Văn Phúc là HLV Hoàng Anh Tuấn. Bản thân ông Tuấn cũng đang thất nghiệp, loay hoay chưa có đội mời (có lẽ trong một hoàn cảnh khác, ông Tuấn không bao giờ chịu làm trợ lý cho dạng HLV cỡ Hoàng Văn Phúc).
Hết ông Phúc rồi đến ông Tuấn lên tuyển hoặc ngấp nghé nắm đội tuyển càng khiến cho dư luận bàn tán về chuyện VFF chọn HLV không dựa vào năng lực, cũng chẳng có bất cứ tiêu chí tuyển chọn rạch ròi nào cả. Người ta nói rằng ông Phúc hay ông Tuấn được nhắm đến chủ yếu nhờ mối quan hệ thân tình với một “quan” làm ở phòng các đội tuyển của VFF.
Bình thường, chuyện chọn nhân sự cho đội tuyển quốc gia kiểu này sẽ bị lãnh đạo VFF “tuýt còi”. Nhưng ngặt nỗi chính các nhân vật chóp bu của VFF đang bận rộn với các kế hoạch lơ lửng trên mây, những dự án đại vĩ mô như VCK World Cup cho đội U19, cho bóng đá nữ, thậm chí đã có lời tuyên bố Việt Nam sẽ có đại diện dự VCK World Cup 2018, mà quên mất dù có mơ trên mây thì chúng ta vẫn còn phải bước đi ở hiện tại, phải đá cho đàng hoàng ở khu vực và châu lục.
Toàn bộ nền hy vọng của bóng đá nội dường như đã bị một số ít vị đặt trọn vào đội tuyển U19 đang tập huấn nơi trời Âu.
Quan tâm cho các em thì tốt, nhưng kiểu nào thì cũng chớ quan rằng tương lai của cả một nền bóng đá không thể chỉ dựa vào một nhóm nhỏ trên dưới hai chục cầu thủ trong độ tuổi 19 (đó là chưa nói đến chuyện đã 19 tuổi mà chưa đá đỉnh cao là chậm trưởng thành rồi đấy!).
Cũng đừng quên rằng thể diện của cả nền bóng đá phụ thuộc rất lớn vào bộ mặt của đội tuyển quốc gia và giải vô địch quốc nội, mà 2 vấn đề này ở bóng đá Việt Nam hiện nay cứ phải gọi là đáng xấu hổ.
Đội tuyển quốc gia vừa mang nhục sau chiến dịch vòng loại Asian Cup chỉ thắng nội đội yếu Hong Kong, lại sắp đá AFF Cup, nơi cả làng cầu Đông Nam Á đang chuyển động mạnh với toàn HLV xịn. Thế mà đội tuyển đấy lại có nguy cơ tiếp tục được đặt trong tay những người chẳng có gì đảm bảo rằng sẽ giúp nó tốt hơn!
Trọng Vũ