Công Vinh về B.Bình Dương và U19 đá cho HA Gia Lai: Hai mô hình đối lập
(Dân trí) - Công Vinh về B.Bình Dương là bản hợp đồng đáng gọi là “bom tấn” trong cảnh làng cầu cả nước đang thắt lưng buộc bụng. B.Bình Dương vẫn xứng danh là đội bóng chịu chơi nhất nước, nói trái ngước với đại gia một thời HA Gia Lai giờ thích xài “cây nhà lá vườn”.
“Chelsea Việt Nam” đối đầu học viện của bầu Đức
“Chelsea Việt Nam” là biệt danh của B.Bình Dương. Nghe danh cũng đủ biết độ chịu chơi và cách chiêu mộ tài năng của đội bóng đất Thủ Dầu. Giống như anh nhà giàu nước Anh vốn không phải là đội có truyền thống trong đào tạo, B.Bình Dương mạnh vì gạo và bạo vì tiền.
Sức mạnh của đội bóng miền Đông Nam bộ chủ yếu dựa vào dàn cầu thủ được mua sắm từ nhiều nguồn khác nhau. Bây giờ, tìm trong đội hình của B.Bình Dương cầu thủ xuất thân từ lò đào tạo trẻ là điều quá khó, dàn sao của B.Bình Dương nếu không phải là ngoại binh, là cầu thủ nhập tịch, thì cũng là những ngôi sao nội vốn thành danh ở các đội bóng khác được gom về đất Thủ Dầu.
B.Bình Dương hiện nay cũng có thể gọi là một ĐTQG thu nhỏ, bởi hầu hết các tuyển thủ quốc gia hoặc cựu tuyển thủ quốc gia, nếu B.Bình Dương thấy thích, họ lập tức đàm phán và không mấy khó khăn để sở hữu, vì hiện bóng đá nội hầu như không còn ai đủ sức cạnh tranh về giá với đội bóng đất Thủ Dầu.
Công Vinh, Trọng Hoàng, Tấn Tài, Phước Tứ, Đình Luật, Mai Tiến Thành, Hoàng Văn Bình, những tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ quốc gia ấy đều gia nhập B.Bình Dương trong vòng chưa đến 1 năm qua. Ngay đến cựu thủ môn của đội tuyển là Tấn Trường còn không có chỗ ở B.Bình Dương thì đủ thấy đội này dư thừa ngôi sao đến mức nào.
Trái ngược với B.Bình Dương, HA Gia Lai của bầu Đức đã sớm tuyên bố sẽ không mua, không sắm, thậm chí có thể nói không với ngoại binh, hòng nhường chỗ cho lứa cầu thủ của học viện HAGL-Arsenal.JMG thi thố.
Hầu hết những cầu thủ tốt nhất của đội tuyển U19 Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Sơn, Hồng Duy… sẽ xuất hiện trong đội hình của HA Gia Lai mùa tới. Đấy toàn là hàng “cây nhà lá vườn” của bầu Đức, mà ông không cần phải đi mua từ nơi khác.
Tương lai đối đầu với hiện tại
Điểm chung của các ngôi sao đang khoác áo B.Bình Dương ở chỗ họ đa phần là trụ cột của đội tuyển Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Trong khi điểm chung của lứa cầu thủ U19 của HA Gia Lai ở chỗ họ là những niềm hy vọng của ĐTQG, của bóng đá Việt Nam trong tương lai gần.
B.Bình Dương và HA Gia Lai còn là sự tương phản của 2 cách làm bóng đá của 2 đại gia. Đội bóng đất Thủ Dầu một lần nữa trung thành với triết lý làm bóng đá của người có nhiều tiền.
B.Bình Dương sẵn sàng hướng đến thành công trước mắt bằng mọi giá. Cho đến giờ này, sau trên dưới chục năm tồn tại ở sân chơi chuyên nghiệp, B.Bình Dương vẫn chưa quan tâm lắm đến công tác đào tạo trẻ.
Cũng chừng ấy thời gian, số lượng cầu thủ trẻ được đôn lên đá ở đội một B.Bình Dương cực kỳ hiếm hoi, và cũng chẳng ai trụ lại đủ lâu để cạnh tranh chỗ đứng với những ngôi sao sẵn có được đưa về từ những địa phương khác. Vì cơ bản, người làm bóng đá Bình Dương vốn không có đủ kiên nhẫn để đợi cầu thủ trẻ.
Thật ra thì con đường mà B.Bình Dương đang đi là con đường mà bầu Đức của HA Gia Lai mới là người đi tiên phong. Ông Đức chính là người bắt đầu cho trào lưu gom ngôi sao của bóng đá nội để xây dựng thương hiệu của CLB, cũng là người chạm đến thành công trước tiên, từ đó sau này nhiều ông bầu khác học theo.
Nhưng dần dần ông Đức nhận ra cách làm này không ổn, không thể cứ mãi chạy theo những cuộc đua giá không có hồi kết. Cũng chính ông Đức là người lớn tiếng nhất trong việc phản ứng cách làm bóng đá theo kiểu đua giá mà ông là người đi trước, song song với đó ông quay về xây học viện và chuyên tâm làm bóng đá trẻ.
Kể cả trong lĩnh vực tạo ra một học viện dạng HAGL-Arsenal.JMG ông Đức cũng là người đi tiên phong, và có thể hiệu ứng từ thành công của U19 Việt Nam với phần lớn là quân của bầu Đức sẽ khiến nhiều ông bầu khác, nhiều nơi khác học theo rồi nhân rộng.
Có thể nói ngay mùa tới lứa U19 của bầu Đức khoác áo HA Gia Lai không cách gì đá lại dàn sao tinh nhuệ của B.Bình Dương, nhưng về lâu về dài đâu là cách làm lợi cho tương lai của bóng đá Việt Nam thì nhiều người có lẽ đã có câu trả lời!
“Chelsea Việt Nam” là biệt danh của B.Bình Dương. Nghe danh cũng đủ biết độ chịu chơi và cách chiêu mộ tài năng của đội bóng đất Thủ Dầu. Giống như anh nhà giàu nước Anh vốn không phải là đội có truyền thống trong đào tạo, B.Bình Dương mạnh vì gạo và bạo vì tiền.
Sức mạnh của đội bóng miền Đông Nam bộ chủ yếu dựa vào dàn cầu thủ được mua sắm từ nhiều nguồn khác nhau. Bây giờ, tìm trong đội hình của B.Bình Dương cầu thủ xuất thân từ lò đào tạo trẻ là điều quá khó, dàn sao của B.Bình Dương nếu không phải là ngoại binh, là cầu thủ nhập tịch, thì cũng là những ngôi sao nội vốn thành danh ở các đội bóng khác được gom về đất Thủ Dầu.
B.Bình Dương hiện nay cũng có thể gọi là một ĐTQG thu nhỏ, bởi hầu hết các tuyển thủ quốc gia hoặc cựu tuyển thủ quốc gia, nếu B.Bình Dương thấy thích, họ lập tức đàm phán và không mấy khó khăn để sở hữu, vì hiện bóng đá nội hầu như không còn ai đủ sức cạnh tranh về giá với đội bóng đất Thủ Dầu.
Công Vinh, Trọng Hoàng, Tấn Tài, Phước Tứ, Đình Luật, Mai Tiến Thành, Hoàng Văn Bình, những tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ quốc gia ấy đều gia nhập B.Bình Dương trong vòng chưa đến 1 năm qua. Ngay đến cựu thủ môn của đội tuyển là Tấn Trường còn không có chỗ ở B.Bình Dương thì đủ thấy đội này dư thừa ngôi sao đến mức nào.
U19 Việt Nam đá V-League là sự thể hiện quyết tâm dùng cầu thủ do chính mình đào tạo của bầu Đức
Trái ngược với B.Bình Dương, HA Gia Lai của bầu Đức đã sớm tuyên bố sẽ không mua, không sắm, thậm chí có thể nói không với ngoại binh, hòng nhường chỗ cho lứa cầu thủ của học viện HAGL-Arsenal.JMG thi thố.
Hầu hết những cầu thủ tốt nhất của đội tuyển U19 Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Sơn, Hồng Duy… sẽ xuất hiện trong đội hình của HA Gia Lai mùa tới. Đấy toàn là hàng “cây nhà lá vườn” của bầu Đức, mà ông không cần phải đi mua từ nơi khác.
Tương lai đối đầu với hiện tại
Điểm chung của các ngôi sao đang khoác áo B.Bình Dương ở chỗ họ đa phần là trụ cột của đội tuyển Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Trong khi điểm chung của lứa cầu thủ U19 của HA Gia Lai ở chỗ họ là những niềm hy vọng của ĐTQG, của bóng đá Việt Nam trong tương lai gần.
B.Bình Dương và HA Gia Lai còn là sự tương phản của 2 cách làm bóng đá của 2 đại gia. Đội bóng đất Thủ Dầu một lần nữa trung thành với triết lý làm bóng đá của người có nhiều tiền.
B.Bình Dương sẵn sàng hướng đến thành công trước mắt bằng mọi giá. Cho đến giờ này, sau trên dưới chục năm tồn tại ở sân chơi chuyên nghiệp, B.Bình Dương vẫn chưa quan tâm lắm đến công tác đào tạo trẻ.
Cũng chừng ấy thời gian, số lượng cầu thủ trẻ được đôn lên đá ở đội một B.Bình Dương cực kỳ hiếm hoi, và cũng chẳng ai trụ lại đủ lâu để cạnh tranh chỗ đứng với những ngôi sao sẵn có được đưa về từ những địa phương khác. Vì cơ bản, người làm bóng đá Bình Dương vốn không có đủ kiên nhẫn để đợi cầu thủ trẻ.
Thật ra thì con đường mà B.Bình Dương đang đi là con đường mà bầu Đức của HA Gia Lai mới là người đi tiên phong. Ông Đức chính là người bắt đầu cho trào lưu gom ngôi sao của bóng đá nội để xây dựng thương hiệu của CLB, cũng là người chạm đến thành công trước tiên, từ đó sau này nhiều ông bầu khác học theo.
Nhưng dần dần ông Đức nhận ra cách làm này không ổn, không thể cứ mãi chạy theo những cuộc đua giá không có hồi kết. Cũng chính ông Đức là người lớn tiếng nhất trong việc phản ứng cách làm bóng đá theo kiểu đua giá mà ông là người đi trước, song song với đó ông quay về xây học viện và chuyên tâm làm bóng đá trẻ.
Kể cả trong lĩnh vực tạo ra một học viện dạng HAGL-Arsenal.JMG ông Đức cũng là người đi tiên phong, và có thể hiệu ứng từ thành công của U19 Việt Nam với phần lớn là quân của bầu Đức sẽ khiến nhiều ông bầu khác, nhiều nơi khác học theo rồi nhân rộng.
Có thể nói ngay mùa tới lứa U19 của bầu Đức khoác áo HA Gia Lai không cách gì đá lại dàn sao tinh nhuệ của B.Bình Dương, nhưng về lâu về dài đâu là cách làm lợi cho tương lai của bóng đá Việt Nam thì nhiều người có lẽ đã có câu trả lời!
Trọng Vũ