Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Không có chuyện ngừng V-League”
(Dân trí) - CS.Đồng Tháp bỏ bóng đá đỉnh cao, nhiều đội khác cũng đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài chính. Dù vậy, người đứng đầu VFF Lê Hùng Dũng cho biết sẽ cố gắng xử lý khéo léo nhất, và chắc chắn không có chuyện tạm dừng V-League.
Không dừng V-League
CS.Đồng Tháp bỏ giải, ông có phương án nào khả thi cho V-League không, thưa ông?
Có lẽ cũng không cần phải né tránh vấn đề nữa, không có phương án gì mới đâu. Khi hay tin họ bỏ giải, tôi có gọi điện cho anh Chức (GĐĐH CLB CS.Đồng Tháp Lê Ngọc Chức - PV), hỏi có tiếp tục tham gia V-League được hay không? - Ảnh nói không! Tôi hỏi tiếp đủ khả năng tài chính đá giải hạng Nhất không? - Ảnh nói 15 – 20 tỷ đồng với CS.Đồng Tháp lúc này cũng không có, nên cũng không thể đá giải hạng Nhất. Thế là tôi khuyên anh thôi mấy anh ngưng đi, đừng cố đá và đừng mang nợ, nào là nợ lương, nợ thuế thêm nữa.
Tôi nói anh Chức thôi mấy ảnh cứ quay về xuất phát điểm là đào tạo trẻ, có sẵn mô hình của học viện HAGL-Arsenal.JMG của anh Đức (ông bầu Đoàn Nguyên Đức – PV), mấy ảnh mà làm trẻ đàng hoàng vài năm nữa sẽ có cầu thủ để đá, khi đó sẽ tốt lại.
Ở V-League có không ít đội như CS.Đồng Tháp, ông có lo rằng trong quá trình giải đang diễn ra, sẽ có đội hết tiền rồi bỏ tiếp?
Nói không lo thì không đúng. Bây giờ phải tìm phương án khéo léo nhất, khả thi nhất cho tất cả các đội. Sẽ có đội khó, nhưng nếu đội nào nói còn lo được, còn đá được thì không lẽ bỏ ngang họ. Họ có thiện chí thì phải để họ tiếp tục. Trong trường hợp họ nói họ không lo nổi nữa thì dĩ nhiên phải ngưng. Chúng tôi sẽ ngồi lại với các CLB để tìm phương án tốt nhất cho giải đấu.
Trong khó khăn chung của cả làng cầu, ông có tính đến khả năng dừng V-League?
Dừng V-League thì càng tiêu cực. Có không ít ý kiến nói rằng nên dừng V-League để củng cố. Nhưng cho phép tôi hỏi ngược lại rằng nếu dừng V-League, chúng ta sẽ củng cố cái gì? Bóng vẫn sẽ lăn, còn bao nhiêu chúng ta đá bấy nhiêu. Tôi từng đi Hàn Quốc, từng chứng kiến cảnh giải K-League của họ chỉ có 6 đội tham dự, trong những năm họ khó khăn nhất. Họ giải quyết bằng cách đá nhiều lượt, 3 lượt chẳng hạn. Nên giải đấu của chúng ta lúc khó khăn còn ít đội tham dự cũng không phải chưa có tiền lệ.
CLB nên làm tốt công tác đào tạo trẻ
Để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào nhà tài trợ, để kéo khán giả trở lại sân, theo ông các CLB nên làm những gì?
Các đội bóng phải quay về với công tác đào tạo trẻ. Mua sắm cầu thủ, đẩy giá cầu thủ lên càng cao thì càng tạo ra thêm gánh nặng chi phí cho chính họ mà thôi. Rồi cũng chỉ có cầu thủ do chính mình đào tạo, có sản phẩm mang tính địa phương thì mới kéo khán giả đến sân, như sân Mỹ Đình và sân Cần Thơ dày đặc người khi lứa U19 của bầu Đức thi đấu.
Đứng trước quá nhiều khó khăn của bóng đá nội, ông có bao giờ cảm thấy bị áp lực và thấy nản chưa, thưa ông?
Làm bóng đá là phải chịu áp lực, cái này tôi cũng quen nhiều năm nay rồi. Khi lên ngồi ghế chủ tịch VFF, tôi có đặt ra cho mình 4 tiêu chí, trong đó có việc không chạy theo thành tích, phải xây nhà từ móng, nên với quan điểm như vậy, tôi đã tự giảm được áp lực cho mình. Cũng dựa trên quan điểm đó mà tôi sẽ đặt trọng tâm trong việc phát triển bóng đá trẻ
Có thể năm nay, năm tới hay năm tới nữa các đội tuyển của chúng ta không thành công trên trường quốc tế, nhưng lâu dài cầu thủ trẻ sẽ trưởng thành. Malaysia hay Myanmar cũng vậy thôi. Họ có giai đoạn thất bại triền miên, nhưng khi cầu thủ trẻ của họ trưởng thành rồi thì họ mạnh. Khi tôi phát biểu về chuyện U19 đá V-League, dự SEA Games hay vòng loại World Cup cũng dựa trên quan điểm ấy.
Vậy ông không tiếc khi ông phải ngồi ở ghế chủ tịch VFF trong giai đoạn hiện nay, chứ không phải giai đoạn lúc bóng đá Việt Nam đang thành công?
Tôi không cố ôm ghế, cố giữ chức, việc gì thấy tốt cho bóng đá Việt Nam thì tôi làm. Còn nói thật ở đời mà việc gì cũng thuận lợi, người ta không cần đến mình đâu, cũng không đến lượt mình làm đâu!
Xin cảm ơn ông!
CS.Đồng Tháp bỏ giải, ông có phương án nào khả thi cho V-League không, thưa ông?
Có lẽ cũng không cần phải né tránh vấn đề nữa, không có phương án gì mới đâu. Khi hay tin họ bỏ giải, tôi có gọi điện cho anh Chức (GĐĐH CLB CS.Đồng Tháp Lê Ngọc Chức - PV), hỏi có tiếp tục tham gia V-League được hay không? - Ảnh nói không! Tôi hỏi tiếp đủ khả năng tài chính đá giải hạng Nhất không? - Ảnh nói 15 – 20 tỷ đồng với CS.Đồng Tháp lúc này cũng không có, nên cũng không thể đá giải hạng Nhất. Thế là tôi khuyên anh thôi mấy anh ngưng đi, đừng cố đá và đừng mang nợ, nào là nợ lương, nợ thuế thêm nữa.
Tôi nói anh Chức thôi mấy ảnh cứ quay về xuất phát điểm là đào tạo trẻ, có sẵn mô hình của học viện HAGL-Arsenal.JMG của anh Đức (ông bầu Đoàn Nguyên Đức – PV), mấy ảnh mà làm trẻ đàng hoàng vài năm nữa sẽ có cầu thủ để đá, khi đó sẽ tốt lại.
Ở V-League có không ít đội như CS.Đồng Tháp, ông có lo rằng trong quá trình giải đang diễn ra, sẽ có đội hết tiền rồi bỏ tiếp?
Nói không lo thì không đúng. Bây giờ phải tìm phương án khéo léo nhất, khả thi nhất cho tất cả các đội. Sẽ có đội khó, nhưng nếu đội nào nói còn lo được, còn đá được thì không lẽ bỏ ngang họ. Họ có thiện chí thì phải để họ tiếp tục. Trong trường hợp họ nói họ không lo nổi nữa thì dĩ nhiên phải ngưng. Chúng tôi sẽ ngồi lại với các CLB để tìm phương án tốt nhất cho giải đấu.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tuyên bố không dừng V-League trong mọi trường hợp
Trong khó khăn chung của cả làng cầu, ông có tính đến khả năng dừng V-League?
Dừng V-League thì càng tiêu cực. Có không ít ý kiến nói rằng nên dừng V-League để củng cố. Nhưng cho phép tôi hỏi ngược lại rằng nếu dừng V-League, chúng ta sẽ củng cố cái gì? Bóng vẫn sẽ lăn, còn bao nhiêu chúng ta đá bấy nhiêu. Tôi từng đi Hàn Quốc, từng chứng kiến cảnh giải K-League của họ chỉ có 6 đội tham dự, trong những năm họ khó khăn nhất. Họ giải quyết bằng cách đá nhiều lượt, 3 lượt chẳng hạn. Nên giải đấu của chúng ta lúc khó khăn còn ít đội tham dự cũng không phải chưa có tiền lệ.
CLB nên làm tốt công tác đào tạo trẻ
Để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào nhà tài trợ, để kéo khán giả trở lại sân, theo ông các CLB nên làm những gì?
Các đội bóng phải quay về với công tác đào tạo trẻ. Mua sắm cầu thủ, đẩy giá cầu thủ lên càng cao thì càng tạo ra thêm gánh nặng chi phí cho chính họ mà thôi. Rồi cũng chỉ có cầu thủ do chính mình đào tạo, có sản phẩm mang tính địa phương thì mới kéo khán giả đến sân, như sân Mỹ Đình và sân Cần Thơ dày đặc người khi lứa U19 của bầu Đức thi đấu.
Đứng trước quá nhiều khó khăn của bóng đá nội, ông có bao giờ cảm thấy bị áp lực và thấy nản chưa, thưa ông?
Làm bóng đá là phải chịu áp lực, cái này tôi cũng quen nhiều năm nay rồi. Khi lên ngồi ghế chủ tịch VFF, tôi có đặt ra cho mình 4 tiêu chí, trong đó có việc không chạy theo thành tích, phải xây nhà từ móng, nên với quan điểm như vậy, tôi đã tự giảm được áp lực cho mình. Cũng dựa trên quan điểm đó mà tôi sẽ đặt trọng tâm trong việc phát triển bóng đá trẻ
Có thể năm nay, năm tới hay năm tới nữa các đội tuyển của chúng ta không thành công trên trường quốc tế, nhưng lâu dài cầu thủ trẻ sẽ trưởng thành. Malaysia hay Myanmar cũng vậy thôi. Họ có giai đoạn thất bại triền miên, nhưng khi cầu thủ trẻ của họ trưởng thành rồi thì họ mạnh. Khi tôi phát biểu về chuyện U19 đá V-League, dự SEA Games hay vòng loại World Cup cũng dựa trên quan điểm ấy.
Vậy ông không tiếc khi ông phải ngồi ở ghế chủ tịch VFF trong giai đoạn hiện nay, chứ không phải giai đoạn lúc bóng đá Việt Nam đang thành công?
Tôi không cố ôm ghế, cố giữ chức, việc gì thấy tốt cho bóng đá Việt Nam thì tôi làm. Còn nói thật ở đời mà việc gì cũng thuận lợi, người ta không cần đến mình đâu, cũng không đến lượt mình làm đâu!
Xin cảm ơn ông!
Trọng Vũ thực hiện