Cầu thủ nội: Đá bóng và “đánh” bóng
(Dân trí) - Bóng đá nội đang rúng động vì dàn xếp tỷ số và cá cược trên mạng. Hóa ra, đặt cược (cho dù vẫn là hình thức bất hợp pháp) ở Việt Nam không khó, thậm chí nó là hình thức rất dễ đối với những người trực tiếp tham gia giải đấu.
Mất kiểm soát
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, hơn hai chục con người, trong đó đa phần là cầu thủ bóng đá bị bắt vì liên quan đến các vụ cá cược bất hợp pháp và dàn xếp tỷ số, xung quanh các trận đấu thuộc các đội bóng tại V-League. Đấy chắc chắn không phải là điều bình thường, đồng thời tần suất có thể gọi dày đặc về mức độ “đánh” bóng của cầu thủ Việt.
Thậm chí, số người bị bắt hoặc bị điều tra về cá cược và dàn xếp tỷ số tại V-League có thể vẫn chưa dừng lại, vì theo như cơ quan chức năng, việc điều tra sẽ được mở rộng, trong bối cảnh mà chuyện cá cược qua mạng hiện quá phổ biến ở nước ta.
Vấn đề còn nằm ở chỗ chính những cầu thủ - tức là những người trực tiếp tham gia vào các trận đấu lại thường xuyên cá cược xung quanh các trận cầu có sự hiện diện của mình thì tính chất càng thêm nghiêm trọng.
Chuyện các cược trên mạng, hoặc thông qua người môi giới, phổ biến bởi tỷ lệ cược và các trang mạng cá cược “chui” bây giờ không khó tìm. Tỷ lệ cược rất rõ ràng theo từng kèo khác nhau vô tình tạo sức hút cho cầu thủ.
Đúng là nhiều cầu thủ không hề nghèo. Kiểu Long Giang, hay Hữu Phát tham gia cá cược, dàn xếp tỷ số không phải vì họ túng tiền đến mức phải làm liều. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chưa chắc người có nhiều tiền lại… chê tiền, nhất là khi người ta cho rằng số tiền đấy kiếm được quá dễ, với chỉ một cái click chuột hay một cuộc điện thoại.
Tự mình đặt cược vào trận đấu có mình tham gia, rồi từ mình ra sân điều khiển kết quả theo ý muốn thì đúng là không gì có thể kiếm tiền dễ hơn.
Vấn đề còn nằm ở chỗ thực ra thì trước khi chuyên án chống tiêu cực 2014 nổ ra với vụ việc bắt các cầu thủ V.Ninh Bình, rồi đến các cầu thủ Đồng Nai, chưa bao giờ người ta làm mạnh tay như lúc này.
Thời đó, người ta nghi là cầu thủ có cá cược và dàn xếp tỷ số, nhưng khi giới truyền thông lên tiếng cảnh báo, thay vì điều tra nghiêm túc, hoặc nhờ cơ quan chức năng điều tra, chính người của giới bóng đá toàn thể hiện thái độ tránh né bằng câu nói bất hủ: “Chứng cứ đâu?!”.
Không hiểu hết tác hại
Chuyện cá độ bóng đá không phải là hiện tượng lạ trong xã hội, nó cũng không chỉ diễn ra đơn lẻ với riêng giới cầu thủ. Nhưng cá độ ở sân chơi mà chính mình có khả năng chi phối kết quả như cầu thủ nội đặt cược vào các trận đấu ở V-League thì mức độ và tính chất hoàn toàn khác.
Rồi tại sao nói đến giới cầu thủ Việt Nam, người ta thường nói ngay đến ý thức và khả năng nhận thức của giới này. Cầu thủ nội dường như không hiểu hết tác hại từ những hành động của chính họ.
Vì không thể hình dung hết tác hại từ những việc làm của mình, mới có chuyện một loạt cầu thủ U23 Việt Nam phải vướn vào vòng lao lý sau SEA Games 23 năm 2005, với suy nghĩ đơn giản của họ lúc đó là dàn xếp nhưng đội nhà vẫn thắng (khi đó Việt Nam thắng Myanmar 1-0 ở bán kết).
Có thể giới cầu thủ nghĩ chuyện cá cược bóng đá đơn giản chỉ là trò chơi mạo hiểm, thay vì là hành vi bất hợp pháp, hay đơn giản họ chỉ nghĩ người xung quanh mình chơi được thì mình cũng chơi được.
Công tác giáo dục cầu thủ một lần nữa bị đánh động. Rồi người ta chợt giật mình khi nhận ra rằng không phải người làm bóng đá nào cũng quan tâm đến công tác này.
Các ông bầu về sau này hay trách cầu thủ đá bóng chỉ vì tiền, mà quên mất yếu tố màu cờ sắc áo, thậm chí quên mất nghĩa vụ nghề nghiệp. Tuy nhiên, không ít ông bầu cũng góp phần làm hư cầu thủ khi chính họ gạt sang một bên những chuẩn mực hay khuôn khổ, lao vào cuộc đua giá rồi giành giật cầu thủ vô tội vạ.
Rồi chính những người làm công tác điều hành thay vì đưa cầu thủ vào khuôn phép, phải kiên quyết với những người đi chệch đường ray, lại hay có cái kiểu lấp liếm cho qua, hoặc dùng tiền để kiếm thành tích, để khuyến khích cầu thủ, trước khi chính đồng tiền làm cầu thủ mờ mắt!
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, hơn hai chục con người, trong đó đa phần là cầu thủ bóng đá bị bắt vì liên quan đến các vụ cá cược bất hợp pháp và dàn xếp tỷ số, xung quanh các trận đấu thuộc các đội bóng tại V-League. Đấy chắc chắn không phải là điều bình thường, đồng thời tần suất có thể gọi dày đặc về mức độ “đánh” bóng của cầu thủ Việt.
Thậm chí, số người bị bắt hoặc bị điều tra về cá cược và dàn xếp tỷ số tại V-League có thể vẫn chưa dừng lại, vì theo như cơ quan chức năng, việc điều tra sẽ được mở rộng, trong bối cảnh mà chuyện cá cược qua mạng hiện quá phổ biến ở nước ta.
Vấn đề còn nằm ở chỗ chính những cầu thủ - tức là những người trực tiếp tham gia vào các trận đấu lại thường xuyên cá cược xung quanh các trận cầu có sự hiện diện của mình thì tính chất càng thêm nghiêm trọng.
Cầu thủ có khi còn không hiểu hết tác hại của việc làm do chính họ gây ra
Chuyện các cược trên mạng, hoặc thông qua người môi giới, phổ biến bởi tỷ lệ cược và các trang mạng cá cược “chui” bây giờ không khó tìm. Tỷ lệ cược rất rõ ràng theo từng kèo khác nhau vô tình tạo sức hút cho cầu thủ.
Đúng là nhiều cầu thủ không hề nghèo. Kiểu Long Giang, hay Hữu Phát tham gia cá cược, dàn xếp tỷ số không phải vì họ túng tiền đến mức phải làm liều. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chưa chắc người có nhiều tiền lại… chê tiền, nhất là khi người ta cho rằng số tiền đấy kiếm được quá dễ, với chỉ một cái click chuột hay một cuộc điện thoại.
Tự mình đặt cược vào trận đấu có mình tham gia, rồi từ mình ra sân điều khiển kết quả theo ý muốn thì đúng là không gì có thể kiếm tiền dễ hơn.
Vấn đề còn nằm ở chỗ thực ra thì trước khi chuyên án chống tiêu cực 2014 nổ ra với vụ việc bắt các cầu thủ V.Ninh Bình, rồi đến các cầu thủ Đồng Nai, chưa bao giờ người ta làm mạnh tay như lúc này.
Thời đó, người ta nghi là cầu thủ có cá cược và dàn xếp tỷ số, nhưng khi giới truyền thông lên tiếng cảnh báo, thay vì điều tra nghiêm túc, hoặc nhờ cơ quan chức năng điều tra, chính người của giới bóng đá toàn thể hiện thái độ tránh né bằng câu nói bất hủ: “Chứng cứ đâu?!”.
Không hiểu hết tác hại
Chuyện cá độ bóng đá không phải là hiện tượng lạ trong xã hội, nó cũng không chỉ diễn ra đơn lẻ với riêng giới cầu thủ. Nhưng cá độ ở sân chơi mà chính mình có khả năng chi phối kết quả như cầu thủ nội đặt cược vào các trận đấu ở V-League thì mức độ và tính chất hoàn toàn khác.
Rồi tại sao nói đến giới cầu thủ Việt Nam, người ta thường nói ngay đến ý thức và khả năng nhận thức của giới này. Cầu thủ nội dường như không hiểu hết tác hại từ những hành động của chính họ.
Vì không thể hình dung hết tác hại từ những việc làm của mình, mới có chuyện một loạt cầu thủ U23 Việt Nam phải vướn vào vòng lao lý sau SEA Games 23 năm 2005, với suy nghĩ đơn giản của họ lúc đó là dàn xếp nhưng đội nhà vẫn thắng (khi đó Việt Nam thắng Myanmar 1-0 ở bán kết).
Có thể giới cầu thủ nghĩ chuyện cá cược bóng đá đơn giản chỉ là trò chơi mạo hiểm, thay vì là hành vi bất hợp pháp, hay đơn giản họ chỉ nghĩ người xung quanh mình chơi được thì mình cũng chơi được.
Công tác giáo dục cầu thủ một lần nữa bị đánh động. Rồi người ta chợt giật mình khi nhận ra rằng không phải người làm bóng đá nào cũng quan tâm đến công tác này.
Các ông bầu về sau này hay trách cầu thủ đá bóng chỉ vì tiền, mà quên mất yếu tố màu cờ sắc áo, thậm chí quên mất nghĩa vụ nghề nghiệp. Tuy nhiên, không ít ông bầu cũng góp phần làm hư cầu thủ khi chính họ gạt sang một bên những chuẩn mực hay khuôn khổ, lao vào cuộc đua giá rồi giành giật cầu thủ vô tội vạ.
Rồi chính những người làm công tác điều hành thay vì đưa cầu thủ vào khuôn phép, phải kiên quyết với những người đi chệch đường ray, lại hay có cái kiểu lấp liếm cho qua, hoặc dùng tiền để kiếm thành tích, để khuyến khích cầu thủ, trước khi chính đồng tiền làm cầu thủ mờ mắt!
Trọng Vũ