Các đội tuyển Việt Nam: Phập phồng với chất lượng thủ môn
(Dân trí) - Trong khoảng 1 năm nắm 2 đội tuyển quốc gia và đội tuyển U23 quốc gia, HLV Miura chưa thể tìm thấy sự yên tâm nơi vị trí thủ môn. Những trận thử nghiệp gần đây cũng cho thấy vị trí thủ môn tiếp tục là vị trí yếu của các đội tuyển.
Đông nhưng không tinh
Như đã đề cập, cả 5 thủ môn được triệu tập lên đội tuyển U23 Việt Nam, chuẩn bị cho SEA Games 28, gồm Văn Tiến, Văn Trường (HA Gia Lai), Minh Long, Văn Công (Hà Nội T&T) và Minh Toàn (Tây Ninh), không thủ môn nào hiện có vị trí chính thức tại CLB. Thậm chí, Văn Trường và Minh Long chỉ là những sự lựa chọn số 3 tại Hà Nội T&T và Tây Ninh. Việc các thủ môn vừa nêu không thể có vị trí chính thức ở CLB phần nào phản ánh chất lượng của chính họ.
Có lẽ vì không an tâm với bất kỳ thủ môn nào, nên mới có chuyện HLV Miura gọi đông người đến thế cho đội tuyển U23 Việt Nam. Bởi, ông cần có thời gian lựa chọn, cũng như việc gọi đông có thể kích thích tính cạnh tranh của các thủ môn trong việc tìm chỗ đứng.
Phía trên đội tuyển U23 Việt Nam, đội tuyển quốc gia cũng chưa tìm thấy sự yên tâm nơi khung thành. Nguyên Mạnh là lựa chọn số 1 hiện nay, nhưng Nguyên Mạnh từng mắc sai lầm liên tiếp từ AFF Cup 2014 cho đến tận bây giờ. Những sai lầm lặp đi lặp lại không phải theo kiểu sai sót nhất thời, mà thuộc về đẳng cấp.
Với 2 thủ môn khác sắp cùng đội tuyển Việt Nam sang Thái Lan đá vòng loại World Cup: Tô Vĩnh Lợi già dặn nhưng cũng không thuộc loại an toàn. Người ta vẫn nhớ như in cách Tô Vĩnh Lợi bắt… hụt bóng ở những lần anh chiếm chỗ chính thức trong màu áo đội tuyển U23 và đội tuyển quốc gia trước đây. Riêng thủ môn Thanh Diệp chưa có cơ hội thể hiện ở cấp độ đội tuyển.
Bóng đá Việt Nam còn 2 thủ thành khác khá nổi tiếng là Bửu Ngọc và Tấn Trường. Dù vậy, Bửu Ngọc hiện không có phong độ tốt, trong khi Tấn Trường cũng thuộc dạng chuyên gia phạm sai lầm trong những trận cầu căng thẳng.
Gieo thói quen, gặt hành vi
Sự thiếu ổn định của các thủ môn Việt Nam nằm ở trình độ, cũng như thói quen chơi kiểu nghiệp dư của các thủ thành nội. Sự dễ dãi trong các pha xử lý đôi khi cũng dẫn đến sự thiếu an toàn nơi họ.
Điểm khác nằm ở chỗ các thủ môn nội rất thích bắt chước những người nổi tiếng. Dạng Nguyên Mạnh có lẽ rất khoái những pha xuất tướng chơi theo kiểu libero của Neuer ở đội tuyển Đức và CLB Bayern Munich. Nhưng kỳ thực, một thủ môn muốn ra khỏi khu vực 16m50 để xử lý bóng phải đạt đến trình độ kỹ thuật nhất định, cùng khả năng đọc tình huống không thua gì một trung vệ có đẳng cấp cao.
Đằng này, các thủ môn Việt Nam hiện nay không được đánh giá cao về kỹ thuật xử lý bóng bằng chân, trong khi khả năng đọc tình huống càng là điểm yếu của riêng Nguyên Mạnh, nên thành ra hễ thủ môn này càng muốn xuất tướng lại càng dễ sai.
Với thủ thành Văn Tiến ở đội tuyển U23 Việt Nam, có thể phản xạ nhanh cùng thể hình tốt là lợi thế của thủ môn này. Nhưng Văn Tiến vốn không phải là thủ môn được đào tạo bài bản, nên cảm giác không gian trở thành nhược điểm của thủ thành đang khoác áo HA Gia Lai.
Ý thức lại là một nhược điểm khác của các thủ môn dạng như Nguyên Mạnh hay Văn Tiến. Họ không tự nhận thấy nhược điểm của họ nằm ở đâu. Thậm chí, nhiều khi chính họ còn ngỡ nhược được là ưu điểm, nên thay vì chơi đơn giản họ lại tự làm phức tạp tình huống.
Hiếm có thủ môn nào ở hiện tại có được cái ý thức như Nguyễn Văn Phụng ngày trước. Cựu thủ thành của đội tuyển Việt Nam không bao giờ tự cho rằng mình giỏi về kỹ thuật, nên anh thường chọn cách đơn giản nhất trong mọi phương án xử lý, thành ra lại hay. Trước nữa, Nguyễn Hồng Phẩm cũng vậy.
Những lỗi của các thủ môn hiện tại là loại lỗi tin rằng HLV Miura không phải không thấy, chỉ có điều ông không cách nào sửa được. Vị HLV người Nhật chỉ còn cách là bịt thật kín khu vực trung lộ của các đội tuyển dưới tay ông, rồi yêu cầu tuyến dưới đá đơn giản nhất có thể, nhằm đẩy bóng ra càng xa khu vực cầu môn của đội nhà càng tốt.
Đội tuyển quốc gia cũng có điểm yếu ở vị trí thủ môn, đội tuyển U23 cũng vậy, lứa U19 cho tương lai cũng chưa hề được đánh giá cao ở vị trí trấn giữ khung thành, khâu đào tạo thủ môn Việt Nam không thể nói là không có vấn đề!
Như đã đề cập, cả 5 thủ môn được triệu tập lên đội tuyển U23 Việt Nam, chuẩn bị cho SEA Games 28, gồm Văn Tiến, Văn Trường (HA Gia Lai), Minh Long, Văn Công (Hà Nội T&T) và Minh Toàn (Tây Ninh), không thủ môn nào hiện có vị trí chính thức tại CLB. Thậm chí, Văn Trường và Minh Long chỉ là những sự lựa chọn số 3 tại Hà Nội T&T và Tây Ninh. Việc các thủ môn vừa nêu không thể có vị trí chính thức ở CLB phần nào phản ánh chất lượng của chính họ.
Có lẽ vì không an tâm với bất kỳ thủ môn nào, nên mới có chuyện HLV Miura gọi đông người đến thế cho đội tuyển U23 Việt Nam. Bởi, ông cần có thời gian lựa chọn, cũng như việc gọi đông có thể kích thích tính cạnh tranh của các thủ môn trong việc tìm chỗ đứng.
Phía trên đội tuyển U23 Việt Nam, đội tuyển quốc gia cũng chưa tìm thấy sự yên tâm nơi khung thành. Nguyên Mạnh là lựa chọn số 1 hiện nay, nhưng Nguyên Mạnh từng mắc sai lầm liên tiếp từ AFF Cup 2014 cho đến tận bây giờ. Những sai lầm lặp đi lặp lại không phải theo kiểu sai sót nhất thời, mà thuộc về đẳng cấp.
Với 2 thủ môn khác sắp cùng đội tuyển Việt Nam sang Thái Lan đá vòng loại World Cup: Tô Vĩnh Lợi già dặn nhưng cũng không thuộc loại an toàn. Người ta vẫn nhớ như in cách Tô Vĩnh Lợi bắt… hụt bóng ở những lần anh chiếm chỗ chính thức trong màu áo đội tuyển U23 và đội tuyển quốc gia trước đây. Riêng thủ môn Thanh Diệp chưa có cơ hội thể hiện ở cấp độ đội tuyển.
Vị trí thủ môn thường xuyên là vị trí yếu của các đội tuyển Việt Nam hiện nay (ảnh: Gia Hưng)
Bóng đá Việt Nam còn 2 thủ thành khác khá nổi tiếng là Bửu Ngọc và Tấn Trường. Dù vậy, Bửu Ngọc hiện không có phong độ tốt, trong khi Tấn Trường cũng thuộc dạng chuyên gia phạm sai lầm trong những trận cầu căng thẳng.
Gieo thói quen, gặt hành vi
Sự thiếu ổn định của các thủ môn Việt Nam nằm ở trình độ, cũng như thói quen chơi kiểu nghiệp dư của các thủ thành nội. Sự dễ dãi trong các pha xử lý đôi khi cũng dẫn đến sự thiếu an toàn nơi họ.
Điểm khác nằm ở chỗ các thủ môn nội rất thích bắt chước những người nổi tiếng. Dạng Nguyên Mạnh có lẽ rất khoái những pha xuất tướng chơi theo kiểu libero của Neuer ở đội tuyển Đức và CLB Bayern Munich. Nhưng kỳ thực, một thủ môn muốn ra khỏi khu vực 16m50 để xử lý bóng phải đạt đến trình độ kỹ thuật nhất định, cùng khả năng đọc tình huống không thua gì một trung vệ có đẳng cấp cao.
Đằng này, các thủ môn Việt Nam hiện nay không được đánh giá cao về kỹ thuật xử lý bóng bằng chân, trong khi khả năng đọc tình huống càng là điểm yếu của riêng Nguyên Mạnh, nên thành ra hễ thủ môn này càng muốn xuất tướng lại càng dễ sai.
Với thủ thành Văn Tiến ở đội tuyển U23 Việt Nam, có thể phản xạ nhanh cùng thể hình tốt là lợi thế của thủ môn này. Nhưng Văn Tiến vốn không phải là thủ môn được đào tạo bài bản, nên cảm giác không gian trở thành nhược điểm của thủ thành đang khoác áo HA Gia Lai.
Ý thức lại là một nhược điểm khác của các thủ môn dạng như Nguyên Mạnh hay Văn Tiến. Họ không tự nhận thấy nhược điểm của họ nằm ở đâu. Thậm chí, nhiều khi chính họ còn ngỡ nhược được là ưu điểm, nên thay vì chơi đơn giản họ lại tự làm phức tạp tình huống.
Hiếm có thủ môn nào ở hiện tại có được cái ý thức như Nguyễn Văn Phụng ngày trước. Cựu thủ thành của đội tuyển Việt Nam không bao giờ tự cho rằng mình giỏi về kỹ thuật, nên anh thường chọn cách đơn giản nhất trong mọi phương án xử lý, thành ra lại hay. Trước nữa, Nguyễn Hồng Phẩm cũng vậy.
Những lỗi của các thủ môn hiện tại là loại lỗi tin rằng HLV Miura không phải không thấy, chỉ có điều ông không cách nào sửa được. Vị HLV người Nhật chỉ còn cách là bịt thật kín khu vực trung lộ của các đội tuyển dưới tay ông, rồi yêu cầu tuyến dưới đá đơn giản nhất có thể, nhằm đẩy bóng ra càng xa khu vực cầu môn của đội nhà càng tốt.
Đội tuyển quốc gia cũng có điểm yếu ở vị trí thủ môn, đội tuyển U23 cũng vậy, lứa U19 cho tương lai cũng chưa hề được đánh giá cao ở vị trí trấn giữ khung thành, khâu đào tạo thủ môn Việt Nam không thể nói là không có vấn đề!
Kim Điền