Các đội bóng Việt Nam thiếu kinh nghiệm ở cúp châu Á
(Dân trí) - B.Bình Dương thua ngược Shandong Luneng (Trung Quốc) trên sân nhà, trước đó Hà Nội T&T bị loại ở vòng play-off AFC Champions League. Ngoài trình độ, quyết tâm chưa tới nơi tới chốn, thì kinh nghiệm cũng là vấn đề của các đội bóng Việt Nam.
Quyết tâm có hạn
Trong những năm gần đây, các CLB Việt Nam không được đánh giá cao ở đấu trường châu lục. Rồi cũng chỉ mới 2 năm nay, AFC mới cho phép các đội bóng của chúng ta trở lại đấu trường AFC Champions League (trước đó chúng ta chỉ được đá ở sân chơi hạng 2 là AFC Cup), chứng tỏ LĐBĐ bóng đá châu Á cũng không đánh giá cao chất lượng của các CLB Việt Nam, không đánh giá cao chất lượng của giải V-League.
Và khi được tham dự giải châu Á, các đội bóng Việt Nam cũng không thể hiện được quyết tâm cao. Ví như Hà Nội T&T 2 năm liền không thể hiện được gì nhiều ở đấu trường AFC Champions League.
Năm ngoái, họ không gây ấn tượng, còn năm nay, đội bóng thủ đô bị loại ngay vòng play-off cuối cùng của giải đấu này, không vào được vòng bảng.
Việc phải thi đấu, rồi di chuyển liên tục khiến cho các đội bóng Việt Nam dễ bị bào mòn thể lực, trong bối cảnh mà thể lực của các cầu thủ nội vốn đã không tốt. Thế nên, rất nhiều trận thua đậm xảy ra với các CLB Việt Nam, khi họ đá ở giải châu lục. Như việc SHB Đà Nẵng từng thua đến 0-15 ở giải đấu này, hay Hà Nội T&T vừa thua 0-7 trước FC Seoul (Hàn Quốc) mới đây.
Dĩ nhiên, trình độ của bóng đá Việt Nam không kém đến mức chúng ta thua dễ và thua đậm như vậy, nếu như các cầu thủ có thêm chút quyết tâm. Vấn đề là trong tư tưởng của nhiều đội bóng nội, do đã nghĩ sẵn đến việc khó tiến xa ở đấu trường châu Á, thành ra họ cũng không cố để ngăn những trận thua đậm.
Trong số các CLB Việt Nam, B.Bình Dương có thể coi là ngoại lệ. Đội bóng đất Thủ Dầu đã quá thành công ở giải trong nước, nên họ có nhu cầu vươn xa hơn. Tiềm lực tài chính của B.Bình Dương cũng thuộc vào loại rất tốt, nên họ cũng không ngại tốn kém nếu phải di chuyển nhiều, mua sắm nhiều để đá cúp châu Á. Dù vậy, B.Bình Dương vẫn còn nhiều điểm yếu so với các đội bóng tầm châu lục.
Kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng
Mỗi trận đấu ở AFC Champions League, mỗi CLB được sử dụng đến 4 ngoại binh (3 có quốc tịch ngoài châu Á và 1 có quốc tịch thuộc châu Á). Thậm chí, B.Bình Dương còn xài đến 5 “Tây” (ngoài 4 suất ngoại kể trên, họ còn có thêm thủ môn nhập tịch Quốc Thiện Esele).
Với nửa đội hình gốc ngoại, cộng thêm dàn cầu thủ nội vốn đều là tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ quốc gia, nên về mặt chất lượng con người, B.Bình Dương có thể đá đàng hoàng ở AFC Champions League.
Dù vậy, đội bóng đất Thủ Dầu mới chỉ dừng ở mức có thể gây khó dễ cho đối phương, nhưng vẫn chưa đủ khả năng bảo toàn lợi thế nếu nắm trong tay lợi thế đó.
Đấy là vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm. Việc ít cọ xát với môi trường thi đấu quốc tế khiến cho các đội bóng nội thường bị “ngợp” trong những trận cầu lớn.
Cùng thời điểm diễn ra trận B.Bình Dương – Shandong Luneng (Trung Quốc), còn diễn ra trận Buriram United (Thái Lan) – Seongnam FC (Hàn Quốc). Đấy là trận đấu mà chúng ta có thể so sánh. Cho dù Seongnam FC là cựu vô địch AFC Champions League, nhưng Buriram vẫn chơi rất tự tin, thậm chí giành chiến thắng thuyết phục trước đội bóng xứ Hàn.
Khác biệt rõ rệt nhất giữa đội bóng Thái Lan với B.Bình Dương nói riêng và các CLB Việt Nam nói chung chưa hẳn là trình độ (về trình độ thì chưa chắc bóng đá Thái Lan quá vượt trội so với bóng đá Việt Nam), mà là sự tự tin.
Sự tự tin ấy chỉ có thể đến từ việc liên tục được cọ xát với môi trường đỉnh cao, môi trường quốc tế. Đấy là điều mà bóng đá Thái Lan làm được (thậm chí họ từng có CLB Thai Farmers Bank vô địch cúp C1 châu Á 2 lần, có Bec Tero Sasana vào đến chung kết năm 2003), trong khi các CLB Việt Nam thì không.
Với tư tưởng đá cho xong thay vì phấn đấu nghiêm túc, với tư tưởng “né” cúp châu Á, rồi lâu lâu mới dự giải đấu này một lần, mỗi lần chỉ đá vài trận, các đội bóng nội tự làm giảm đi yếu tố kinh nghiệm của mình, cũng dần mất tự tin vào chính mình khi ra đấu trường châu lục.
Trong những năm gần đây, các CLB Việt Nam không được đánh giá cao ở đấu trường châu lục. Rồi cũng chỉ mới 2 năm nay, AFC mới cho phép các đội bóng của chúng ta trở lại đấu trường AFC Champions League (trước đó chúng ta chỉ được đá ở sân chơi hạng 2 là AFC Cup), chứng tỏ LĐBĐ bóng đá châu Á cũng không đánh giá cao chất lượng của các CLB Việt Nam, không đánh giá cao chất lượng của giải V-League.
Và khi được tham dự giải châu Á, các đội bóng Việt Nam cũng không thể hiện được quyết tâm cao. Ví như Hà Nội T&T 2 năm liền không thể hiện được gì nhiều ở đấu trường AFC Champions League.
Năm ngoái, họ không gây ấn tượng, còn năm nay, đội bóng thủ đô bị loại ngay vòng play-off cuối cùng của giải đấu này, không vào được vòng bảng.
Việc phải thi đấu, rồi di chuyển liên tục khiến cho các đội bóng Việt Nam dễ bị bào mòn thể lực, trong bối cảnh mà thể lực của các cầu thủ nội vốn đã không tốt. Thế nên, rất nhiều trận thua đậm xảy ra với các CLB Việt Nam, khi họ đá ở giải châu lục. Như việc SHB Đà Nẵng từng thua đến 0-15 ở giải đấu này, hay Hà Nội T&T vừa thua 0-7 trước FC Seoul (Hàn Quốc) mới đây.
B.Bình Dương vẫn còn thiếu kinh nghiệm ở đấu trường châu Á (ảnh: Anh Hải)
Dĩ nhiên, trình độ của bóng đá Việt Nam không kém đến mức chúng ta thua dễ và thua đậm như vậy, nếu như các cầu thủ có thêm chút quyết tâm. Vấn đề là trong tư tưởng của nhiều đội bóng nội, do đã nghĩ sẵn đến việc khó tiến xa ở đấu trường châu Á, thành ra họ cũng không cố để ngăn những trận thua đậm.
Trong số các CLB Việt Nam, B.Bình Dương có thể coi là ngoại lệ. Đội bóng đất Thủ Dầu đã quá thành công ở giải trong nước, nên họ có nhu cầu vươn xa hơn. Tiềm lực tài chính của B.Bình Dương cũng thuộc vào loại rất tốt, nên họ cũng không ngại tốn kém nếu phải di chuyển nhiều, mua sắm nhiều để đá cúp châu Á. Dù vậy, B.Bình Dương vẫn còn nhiều điểm yếu so với các đội bóng tầm châu lục.
Kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng
Mỗi trận đấu ở AFC Champions League, mỗi CLB được sử dụng đến 4 ngoại binh (3 có quốc tịch ngoài châu Á và 1 có quốc tịch thuộc châu Á). Thậm chí, B.Bình Dương còn xài đến 5 “Tây” (ngoài 4 suất ngoại kể trên, họ còn có thêm thủ môn nhập tịch Quốc Thiện Esele).
Với nửa đội hình gốc ngoại, cộng thêm dàn cầu thủ nội vốn đều là tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ quốc gia, nên về mặt chất lượng con người, B.Bình Dương có thể đá đàng hoàng ở AFC Champions League.
Dù vậy, đội bóng đất Thủ Dầu mới chỉ dừng ở mức có thể gây khó dễ cho đối phương, nhưng vẫn chưa đủ khả năng bảo toàn lợi thế nếu nắm trong tay lợi thế đó.
Đấy là vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm. Việc ít cọ xát với môi trường thi đấu quốc tế khiến cho các đội bóng nội thường bị “ngợp” trong những trận cầu lớn.
Cùng thời điểm diễn ra trận B.Bình Dương – Shandong Luneng (Trung Quốc), còn diễn ra trận Buriram United (Thái Lan) – Seongnam FC (Hàn Quốc). Đấy là trận đấu mà chúng ta có thể so sánh. Cho dù Seongnam FC là cựu vô địch AFC Champions League, nhưng Buriram vẫn chơi rất tự tin, thậm chí giành chiến thắng thuyết phục trước đội bóng xứ Hàn.
Khác biệt rõ rệt nhất giữa đội bóng Thái Lan với B.Bình Dương nói riêng và các CLB Việt Nam nói chung chưa hẳn là trình độ (về trình độ thì chưa chắc bóng đá Thái Lan quá vượt trội so với bóng đá Việt Nam), mà là sự tự tin.
Sự tự tin ấy chỉ có thể đến từ việc liên tục được cọ xát với môi trường đỉnh cao, môi trường quốc tế. Đấy là điều mà bóng đá Thái Lan làm được (thậm chí họ từng có CLB Thai Farmers Bank vô địch cúp C1 châu Á 2 lần, có Bec Tero Sasana vào đến chung kết năm 2003), trong khi các CLB Việt Nam thì không.
Với tư tưởng đá cho xong thay vì phấn đấu nghiêm túc, với tư tưởng “né” cúp châu Á, rồi lâu lâu mới dự giải đấu này một lần, mỗi lần chỉ đá vài trận, các đội bóng nội tự làm giảm đi yếu tố kinh nghiệm của mình, cũng dần mất tự tin vào chính mình khi ra đấu trường châu lục.
Kim Điền