Các CLB V-League lấy bóng đá nuôi bóng đá?
(Dân trí) - Các CLB trong nước rất hay than phiền về chuyện bóng đá không có lãi, khó lấy bóng đá nuôi bóng đá. Kỳ thực vấn đề quan trọng nhất là có kéo được khán giả đến sân hay không? Và không phải không có cách thu hút người xem.
Lấy bóng đá nuôi bóng đá
Sân Pleiku đông khán giả, HA Gia Lai thu hút người xem, đấy là chi tiết khiến làng cầu nội thấy thích và nhờ đó mà HA Gia Lai có lãi.
Kỳ thực là trước khi Gỗ nói chung và bầu Đức nói riêng tuyên bố có lãi thông qua bóng đá, XM Xuân Thành Sài Gòn của bầu Thụy đã bước đầu thu hút được khán giả đến sân, đồng thời kiếm không ít tiền thông qua bóng đá.
Không tính mùa đầu ông Thụy đầu tư vào bóng đá TPHCM, chuyển phiên hiệu Xuân Thành Hà Tĩnh thành Sài Gòn Xuân Thành, rồi XM Xuân Thành Sài Gòn, ông buộc phải chi rất nhiều tiền để thu hút ngôi sao, tạo chỗ đứng cho đội bóng của mình (bầu Đức lúc mời Kiatisuk, Hữu Đang, Phi Hùng, Sỹ Hùng, Dusit,… thời mới làm bóng đá cũng vậy thôi!), những mùa tiếp theo, nếu để ý kỹ, đội bóng của bầu Thụy bán nhiều hơn mua.
Đấy là những bản hợp đồng đắt giá, giúp XM Xuân Thành Sài Gòn thu lợi từ hoạt động chuyển nhượng. Cũng trong những năm 2012 và 2013, lượng CĐV của đội bóng thành phố rất lớn.
Mỗi trận đấu của XM Xuân Thành Sài Gòn trên sân Thống Nhất thu hút trên cả chục ngàn người xem, một con số có thể nói là lạ với sân bóng vốn lâu nay thưa thớt người này.
Và trước khi cơn số vé ở sân Pleiku diễn ra, sân Thống Nhất hồi XM Xuân Thành Sài Gòn thi đấu cũng sốt vé cực độ, cũng suýt có cảnh vỡ sân trong các trận đấu giữa đội bóng thành phố với SL Nghệ An, Thanh Hóa mùa 2012.
Đặc biệt, trong trận đấu giữa XM Xuân Thành Sài Gòn với Hà Nội T&T ở lượt đấu cuối cùng của V-League 2012, sân Thống Nhất trở nên quá tải, riêng xe chở cựu chủ tịch VFF thời đó phải vất vả lắm mới lọt được vào bên trong sân.
Hối đấy, sân Thống Nhất sốt vé đến độ mà người ta đồn rằng giữa Ban quản lý sân bóng này với đại diện phía CLB XM Xuân Thành Sài Gòn đã xảy ra tranh chấp quyền phân phối vé (đồng nghĩa với chuyện kiếm tiền).
Chiêu độc
Người ta nói nhiều đến cách mà bầu Đức PR để thế hệ của Công Phượng và các đồng đội nổi tiếng như ngày nay, từ đó chính ông Đức thu lợi từ họ, khi lượng người hâm mộ tò mò về họ thông qua công nghệ PR của ông Đức ngày một lớn.
Ông Thụy chưa kịp có một lứa cầu thủ nổi tiếng đến vậy, nhưng bầu Thụy có cách khác để thu hút khán giả đến sân. Người ta hay nói ông Thụy ngông, nhưng kỳ thực cái ngông của ông bầu trẻ tuổi này mang lại tiền hẳn hoi.
Người ta lạ cách mà ông Thụy đưa đến sân Thống Nhất hàng loạt ca sĩ, để họ biểu diễn phục vụ khán giả. Đấy không phải là cái ngông tự phát, mà là công nghệ hút khách từ ngành giải trí Mỹ hẳn hoi.
Làng cầu thế giới đều biết dân Mỹ vốn không mê bóng đá, nhưng từ VCK World Cup 1994 cho đến các trận đấu ở giải MLS, các sân bóng ở Mỹ luôn đông khán giả, vì người Mỹ có rất chiêu trò để hoạt náo bên cạnh trận đấu, một trong số đó là mời ca sĩ đến biểu diễn. Thành ra, nhiều người Mỹ đến sân bóng đá có thể không thích bóng đá, nhưng chí ít lá đến đấy, họ có dịp gặp những ngôi sao của làng giải trí.
Và trên hết, đội bóng của bầu Đức hay bầu Thụy phải đá đẹp, đá phục vụ khán giả. Nói gì thì nói, XM Xuân Thành Sài Gòn là một trong những đội chơi tấn công hay nhất V-League 2012 và 2013.
Rồi bầu Thụy cũng là người dám loại hàng loạt công thần, để nhường chỗ cho rất nhiều cầu thủ trẻ lên đá V-League, làm nhiệm vụ quốc tế ở AFC Cup.
Hồi đấy, nhờ cắt giảm chi phí tối đa mà cựu GĐĐH Trần Tiến Đại của XM Xuân Thành Sài Gòn tiết lộ bầu Thụy không lỗ bao nhiêu ở mùa giải 2013, vì tiền bán vé khá lớn (trên 8 tỷ đồng mùa 2013), giúp ông Thụy bù vào tiền trả lương.
Cái thiếu của ông Thụy hồi đấy là ông chưa kêu được tài trợ từ bên ngoài như bầu Đức đang có sự hợp tác với Nutifood. Cũng tiếc rằng bầu Thụy còn trẻ và thiếu kiên nhẫn nên bỏ bóng đá quá sớm, khi hoạt động của CLB bắt đầu sinh lợi.
Từ chuyện của bầu Đức, rồi bầu Thụy, chứng tỏ không phải không có cách thu hút khán giả, không phải không có cách kiếm tiền từ bóng đá, chẳng qua lâu nay người làm bóng đá không biết nghĩ cách và không chịu làm đúng cách đấy thôi!
Sân Pleiku đông khán giả, HA Gia Lai thu hút người xem, đấy là chi tiết khiến làng cầu nội thấy thích và nhờ đó mà HA Gia Lai có lãi.
Kỳ thực là trước khi Gỗ nói chung và bầu Đức nói riêng tuyên bố có lãi thông qua bóng đá, XM Xuân Thành Sài Gòn của bầu Thụy đã bước đầu thu hút được khán giả đến sân, đồng thời kiếm không ít tiền thông qua bóng đá.
Không tính mùa đầu ông Thụy đầu tư vào bóng đá TPHCM, chuyển phiên hiệu Xuân Thành Hà Tĩnh thành Sài Gòn Xuân Thành, rồi XM Xuân Thành Sài Gòn, ông buộc phải chi rất nhiều tiền để thu hút ngôi sao, tạo chỗ đứng cho đội bóng của mình (bầu Đức lúc mời Kiatisuk, Hữu Đang, Phi Hùng, Sỹ Hùng, Dusit,… thời mới làm bóng đá cũng vậy thôi!), những mùa tiếp theo, nếu để ý kỹ, đội bóng của bầu Thụy bán nhiều hơn mua.
Đấy là những bản hợp đồng đắt giá, giúp XM Xuân Thành Sài Gòn thu lợi từ hoạt động chuyển nhượng. Cũng trong những năm 2012 và 2013, lượng CĐV của đội bóng thành phố rất lớn.
Không cần đến lứa cầu thủ thật đặc biệt như bầu Đức đang có, XM Xuân Thành Sài Gòn vẫn có cách thu hút khán giả đến chật cứng sân Thống Nhất
Mỗi trận đấu của XM Xuân Thành Sài Gòn trên sân Thống Nhất thu hút trên cả chục ngàn người xem, một con số có thể nói là lạ với sân bóng vốn lâu nay thưa thớt người này.
Và trước khi cơn số vé ở sân Pleiku diễn ra, sân Thống Nhất hồi XM Xuân Thành Sài Gòn thi đấu cũng sốt vé cực độ, cũng suýt có cảnh vỡ sân trong các trận đấu giữa đội bóng thành phố với SL Nghệ An, Thanh Hóa mùa 2012.
Đặc biệt, trong trận đấu giữa XM Xuân Thành Sài Gòn với Hà Nội T&T ở lượt đấu cuối cùng của V-League 2012, sân Thống Nhất trở nên quá tải, riêng xe chở cựu chủ tịch VFF thời đó phải vất vả lắm mới lọt được vào bên trong sân.
... vẫn đủ sức tạo nên những hiệu ứng như thế này đây
Hối đấy, sân Thống Nhất sốt vé đến độ mà người ta đồn rằng giữa Ban quản lý sân bóng này với đại diện phía CLB XM Xuân Thành Sài Gòn đã xảy ra tranh chấp quyền phân phối vé (đồng nghĩa với chuyện kiếm tiền).
Chiêu độc
Người ta nói nhiều đến cách mà bầu Đức PR để thế hệ của Công Phượng và các đồng đội nổi tiếng như ngày nay, từ đó chính ông Đức thu lợi từ họ, khi lượng người hâm mộ tò mò về họ thông qua công nghệ PR của ông Đức ngày một lớn.
Ông Thụy chưa kịp có một lứa cầu thủ nổi tiếng đến vậy, nhưng bầu Thụy có cách khác để thu hút khán giả đến sân. Người ta hay nói ông Thụy ngông, nhưng kỳ thực cái ngông của ông bầu trẻ tuổi này mang lại tiền hẳn hoi.
Người ta lạ cách mà ông Thụy đưa đến sân Thống Nhất hàng loạt ca sĩ, để họ biểu diễn phục vụ khán giả. Đấy không phải là cái ngông tự phát, mà là công nghệ hút khách từ ngành giải trí Mỹ hẳn hoi.
Làng cầu thế giới đều biết dân Mỹ vốn không mê bóng đá, nhưng từ VCK World Cup 1994 cho đến các trận đấu ở giải MLS, các sân bóng ở Mỹ luôn đông khán giả, vì người Mỹ có rất chiêu trò để hoạt náo bên cạnh trận đấu, một trong số đó là mời ca sĩ đến biểu diễn. Thành ra, nhiều người Mỹ đến sân bóng đá có thể không thích bóng đá, nhưng chí ít lá đến đấy, họ có dịp gặp những ngôi sao của làng giải trí.
Và trên hết, đội bóng của bầu Đức hay bầu Thụy phải đá đẹp, đá phục vụ khán giả. Nói gì thì nói, XM Xuân Thành Sài Gòn là một trong những đội chơi tấn công hay nhất V-League 2012 và 2013.
Rồi bầu Thụy cũng là người dám loại hàng loạt công thần, để nhường chỗ cho rất nhiều cầu thủ trẻ lên đá V-League, làm nhiệm vụ quốc tế ở AFC Cup.
Hồi đấy, nhờ cắt giảm chi phí tối đa mà cựu GĐĐH Trần Tiến Đại của XM Xuân Thành Sài Gòn tiết lộ bầu Thụy không lỗ bao nhiêu ở mùa giải 2013, vì tiền bán vé khá lớn (trên 8 tỷ đồng mùa 2013), giúp ông Thụy bù vào tiền trả lương.
Cái thiếu của ông Thụy hồi đấy là ông chưa kêu được tài trợ từ bên ngoài như bầu Đức đang có sự hợp tác với Nutifood. Cũng tiếc rằng bầu Thụy còn trẻ và thiếu kiên nhẫn nên bỏ bóng đá quá sớm, khi hoạt động của CLB bắt đầu sinh lợi.
Từ chuyện của bầu Đức, rồi bầu Thụy, chứng tỏ không phải không có cách thu hút khán giả, không phải không có cách kiếm tiền từ bóng đá, chẳng qua lâu nay người làm bóng đá không biết nghĩ cách và không chịu làm đúng cách đấy thôi!
Kim Điền