Bước ngoặt ở ngôi đầu và vấn nạn bạo lực ở V-League
(Dân trí) - Sau vòng 17, Hà Nội T&T đang chiếm ưu thế rõ rệt so với B.Bình Dương trong cuộc đua đến ngôi vô địch. Nhưng điểm nhấn lẽ ra phải rất đáng chú ý đấy bị che mờ hoàn toàn bởi bóng ma bạo lực…
Lại phải nói về bạo lực
Án phạt cấm thi đấu đến hết năm dành cho Đình Đồng (SL Nghệ An) dường như không làm cho giới cầu thủ… “thấm”. Bạo lực vẫn là vấn nạn của V-League, thậm chí vẫn là một phần của sân chơi này.
Cách mà cầu thủ Hải Phòng và tiền đạo Samson của Hà Nội T&T lao vào nhau không phải là đá bóng. Đấy còn hơn một trận đấu võ, vì hành vi ấy bỏ những luật lệ thông thường trong môn đấu võ. Phải gọi chính xác hành động đấy là hành hung lẫn nhau.
Cầu thủ V-League dường như không còn biết cách hành xử giữa đám đông, họ hành xử toàn theo bản năng. Phải khẳng định rằng cả người chủ động tấn công và người trả đũa trong chuỗi tình huống này đều không vừa gì. Họ hành xử cứ như thể họ rất chuyên nghiệp khi vung nắm đấm vào nhau.
Nếu đã xem án kỷ luật với Đình Đồng là án điểm như những người ra án phạt ấy từng lên tiếng, thì cần phải phạt nặng hơn nữa với những người vừa tạo nên vụ ẩu đả đáng xấu hổ trên sân Lạch Tray. Bởi, họ đã có tấm gương trước đó để ngán, nhưng họ vẫn không ngán các án phạt, thì rõ ràng họ không xem trọng kỷ cương của giải đấu.
Bởi, những cầu thủ vừa nêu đã hết muốn đá bóng thì có lẽ hãy tạm thời cho họ ở xa sân cỏ, xa quả bóng càng lâu càng tốt.
Bạo lực quay lại là vấn nạn của V-League. 2 vòng liên tiếp người ta chứng kiến 2 cảnh như khi xem phim bạo lực, đấy là cảnh cầu thủ hùng hổ lao vào đòi hành hung người khác (vòng trước, Đinh Tiến Thành cũng của Hải Phòng đòi đánh trợ lý trọng tài Nguyễn Ngọc Minh).
Không chấn chỉnh được tình trạng bạo lực, có lẽ những nhà điều hành bóng đá nội đừng mong chấn chỉnh được chất lượng chuyên môn, cũng đừng mong kéo khán giả trở lại sân, bởi người hâm mộ chân chính chẳng ai muốn xem thứ bóng đá biến tướng ấy, cũng chẳng ai muốn mở TV lên để con em mình thấy cảnh bạo lực ấy!
Bước ngoặt trong cuộc đua đến ngôi vô địch
Lẽ ra, vòng 17 có 1 điểm nhấn về chuyên môn rất đáng chú ý, nếu như không có vết nhơ do vụ ẩu đả trên sân Lạch Tray tạo nên, đó là việc Hà Nội T&T hiện chiếm ưu thế rõ rệt so với B.Bình Dương trong cuộc đua đến ngôi vô địch.
Sau nhiều tuần lễ toàn thắng và thắng, B.Bình Dương giờ đã biết… thua. Đấy có thể là cú sẩy chân tai hại của đội bóng đất Thủ Dầu.
Thứ nhất, vì cú sẩy chân ấy, họ đã kém Hà Nội T&T 3 điểm, đồng thời đá nhiều hơn đối phương 1 trận. Một khoảng cách không hề nhỏ nếu đội bóng thủ đô cứ chơi với phong độ mà họ đã thể hiện trong thời gian qua.
Thứ hai, niềm tin của B.Bình Dương có thể bị lung lay sau trận thua vừa nêu, trong khi các đội khác từ thời điểm này có thêm niềm tin rằng họ có thể đánh bại một B.Bình Dương ngỡ đâu bách chiến bách thắng.
Ngôi vô địch V-League sau nhiều năm chờ đợi của B.Bình Dương bây giờ trớ trêu thay lại nằm trong tay của Hà Nội T&T.
Như chúng tôi từng nhiều lần để cập, Hà Nội T&T chính là đối thủ nguy hiểm nhất của B.Bình Dương. Thời gian qua, sở dĩ đội bóng thủ đô xếp dưới đội bóng đất Thủ Dầu do họ có chút sao lãng nhiệm vụ ở V-League.
Giờ nếu Hà Nội T&T muốn vô địch, họ đủ khả năng lao thẳng đến vạch đích, bởi lực lượng của đội bóng thủ đô không phải là kém. So với các đội khác, họ còn nhuần nhuyễn hơn, nhờ dàn cầu thủ được chơi với nhau lâu năm.
Vấn đề còn lại chính là chuyện Hà Nội T&T có muốn vô địch hay không? Đấy là câu hỏi mà người làm bóng đá đất Thủ Dầu muốn tìm lời giải nhất, từ nay đến khi V-League 2014 khép lại. Mà câu trả lời có lẽ sẽ có khi B.Bình Dương trực tiếp đụng độ Hà Nội T&T trên sân Bình Dương trong khoảng 2 tuần nữa.
Án phạt cấm thi đấu đến hết năm dành cho Đình Đồng (SL Nghệ An) dường như không làm cho giới cầu thủ… “thấm”. Bạo lực vẫn là vấn nạn của V-League, thậm chí vẫn là một phần của sân chơi này.
Cách mà cầu thủ Hải Phòng và tiền đạo Samson của Hà Nội T&T lao vào nhau không phải là đá bóng. Đấy còn hơn một trận đấu võ, vì hành vi ấy bỏ những luật lệ thông thường trong môn đấu võ. Phải gọi chính xác hành động đấy là hành hung lẫn nhau.
Cầu thủ V-League dường như không còn biết cách hành xử giữa đám đông, họ hành xử toàn theo bản năng. Phải khẳng định rằng cả người chủ động tấn công và người trả đũa trong chuỗi tình huống này đều không vừa gì. Họ hành xử cứ như thể họ rất chuyên nghiệp khi vung nắm đấm vào nhau.
Bạo lực đang "giết" V-League
Nếu đã xem án kỷ luật với Đình Đồng là án điểm như những người ra án phạt ấy từng lên tiếng, thì cần phải phạt nặng hơn nữa với những người vừa tạo nên vụ ẩu đả đáng xấu hổ trên sân Lạch Tray. Bởi, họ đã có tấm gương trước đó để ngán, nhưng họ vẫn không ngán các án phạt, thì rõ ràng họ không xem trọng kỷ cương của giải đấu.
Bởi, những cầu thủ vừa nêu đã hết muốn đá bóng thì có lẽ hãy tạm thời cho họ ở xa sân cỏ, xa quả bóng càng lâu càng tốt.
Bạo lực quay lại là vấn nạn của V-League. 2 vòng liên tiếp người ta chứng kiến 2 cảnh như khi xem phim bạo lực, đấy là cảnh cầu thủ hùng hổ lao vào đòi hành hung người khác (vòng trước, Đinh Tiến Thành cũng của Hải Phòng đòi đánh trợ lý trọng tài Nguyễn Ngọc Minh).
Không chấn chỉnh được tình trạng bạo lực, có lẽ những nhà điều hành bóng đá nội đừng mong chấn chỉnh được chất lượng chuyên môn, cũng đừng mong kéo khán giả trở lại sân, bởi người hâm mộ chân chính chẳng ai muốn xem thứ bóng đá biến tướng ấy, cũng chẳng ai muốn mở TV lên để con em mình thấy cảnh bạo lực ấy!
Bước ngoặt trong cuộc đua đến ngôi vô địch
Lẽ ra, vòng 17 có 1 điểm nhấn về chuyên môn rất đáng chú ý, nếu như không có vết nhơ do vụ ẩu đả trên sân Lạch Tray tạo nên, đó là việc Hà Nội T&T hiện chiếm ưu thế rõ rệt so với B.Bình Dương trong cuộc đua đến ngôi vô địch.
Sau nhiều tuần lễ toàn thắng và thắng, B.Bình Dương giờ đã biết… thua. Đấy có thể là cú sẩy chân tai hại của đội bóng đất Thủ Dầu.
Thứ nhất, vì cú sẩy chân ấy, họ đã kém Hà Nội T&T 3 điểm, đồng thời đá nhiều hơn đối phương 1 trận. Một khoảng cách không hề nhỏ nếu đội bóng thủ đô cứ chơi với phong độ mà họ đã thể hiện trong thời gian qua.
Thứ hai, niềm tin của B.Bình Dương có thể bị lung lay sau trận thua vừa nêu, trong khi các đội khác từ thời điểm này có thêm niềm tin rằng họ có thể đánh bại một B.Bình Dương ngỡ đâu bách chiến bách thắng.
Ngôi vô địch V-League sau nhiều năm chờ đợi của B.Bình Dương bây giờ trớ trêu thay lại nằm trong tay của Hà Nội T&T.
Như chúng tôi từng nhiều lần để cập, Hà Nội T&T chính là đối thủ nguy hiểm nhất của B.Bình Dương. Thời gian qua, sở dĩ đội bóng thủ đô xếp dưới đội bóng đất Thủ Dầu do họ có chút sao lãng nhiệm vụ ở V-League.
Giờ nếu Hà Nội T&T muốn vô địch, họ đủ khả năng lao thẳng đến vạch đích, bởi lực lượng của đội bóng thủ đô không phải là kém. So với các đội khác, họ còn nhuần nhuyễn hơn, nhờ dàn cầu thủ được chơi với nhau lâu năm.
Vấn đề còn lại chính là chuyện Hà Nội T&T có muốn vô địch hay không? Đấy là câu hỏi mà người làm bóng đá đất Thủ Dầu muốn tìm lời giải nhất, từ nay đến khi V-League 2014 khép lại. Mà câu trả lời có lẽ sẽ có khi B.Bình Dương trực tiếp đụng độ Hà Nội T&T trên sân Bình Dương trong khoảng 2 tuần nữa.
Kim Điền