Bóng đá Việt Nam: Càng sửa càng rối
(Dân trí) - Sự cố trọng tài ở vòng 16 xảy ra ngay sau đợt tập huấn trọng tài giữa mùa. Vụ việc Đinh Tiến Thành (Hải Phòng) đòi hành hung trọng tài xảy ra khi mà người ta không ngừng lên án bạo lực. Bóng đá nội lạ ở chỗ càng sửa thì càng loạn…
Chưa có liệu pháp từ gốc
Sự cố trọng tài ở vòng 16 V-League cuối tuần trước xảy ra ngay sau đợt tập huấn trọng tài giữa mùa. Điều đó gần như đồng nghĩa với việc giới trọng tài tập huấn cứ tập huấn, nhưng khuyết điểm của giới này có được sửa, rồi chất lượng của trọng tài có tốt hơn sau những đợt tập huấn hay không lại là chuyện khác.
Nó cũng giống như chuyện án phạt cấm thi đấu đến hết năm dành cho Đình Đồng (SL Nghệ An) vẫn còn nóng hổi, nhưng bạo lực sân cỏ cũng không có dấu hiệu giảm đi. Cầu thủ vẫn chơi xấu đầy ra đấy, còn khi phản ứng thì họ phản ứng như thể đang hành xử giữa… chợ.
Kiểu phản ứng của Đinh Tiến Thành nhằm vào tổ trọng tài điều khiển trận Hải Phòng – Quảng Nam giống như một vụ toan hành hung người khác, hơn là kiểu cãi vã trong bóng đá. Cởi phăng áo khoe hình xăm, rồi hùng hùng hổ hổ lao vào trọng tài như muốn ăn thua đủ thì chắc chắn không thể gọi là bình thường được!
Cần nhắc lại là trận đấu giữa Hải Phòng và Quảng Nam không phải là trận đấu thuộc loại căng thẳng, ngoại trừ yếu tố Quảng Nam cần thêm ít điểm để trụ hạng.
Tính chất trận đấu hết sức bình thường, nhưng trọng tài vẫn mắc sai sót không thể chấp nhận, còn cầu thủ lại phản ứng trọng tài với thái độ hung hăng chỉ có thể lý giải bằng vấn đề thuộc về phạm trù bản chất.
VFF không thiếu những án phạt, không thiếu những lần cảnh cáo cả trọng tài, đội bóng lẫn BTC sân (một số khán giả ở sân Lạch Tray cũng có những phản ứng thái quá sau trận đấu này). Nhưng cái thiếu của những người làm bóng đá nội là họ không có những liệu pháp giải quyết vấn đề từ gốc.
Những án phạt nói cho cùng chỉ là biện pháp sau cùng khi sự việc đã xảy ra, trong khi vấn đề quan trọng hơn ở chỗ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những người điều hành bóng đá nội lại chưa làm tới nơi tới chốn chuyện… phòng.
Thay đổi phải từ nhận thức
Cái sai của trọng tài Việt Nam rõ ràng sữa mãi vẫn không xong. Đấy thật ra là hậu quả của việc tuyển chọn đầu vào quá dễ dãi đối với giới trọng tài mấy năm gần đây.
Cái nguy hại chính là nằm ở chỗ đó, trình độ chung của trọng tài yếu không chỉ dẫn đến sự yếu kém về mặt chuyên môn, mà còn khiến họ yếu về mặt nhận thức.
Khi trọng tài có những tiếng còi lệch lạc, thậm chí lệch lạc có hệ thống như kiểu trọng tài Trần Trung Hiếu, chẳng biết họ có ý thức hành vi của họ có thể gây tác hại cực lớn đến bản thân từng đội bóng, tới khán giả và tới cái nhìn của xã hội nói chung nhằm vào giới trọng tài và nhằm vào bóng đá nội hay không?
Cái ý thức đấy mới là quan trọng, không ý thức tác hại của việc làm bậy mà mình gây ra, giới trọng tài chắc chắn không lường hết hậu quả. Còn chuyện họ đã kém ngay từ khi được tuyển từ đầu vào, thì có tập huấn bao nhiêu họ vẫn không giỏi hơn, có sửa bao nhiêu đi nữa họ sai vẫn cứ sai.
Với các cầu thủ, phản ứng thiếu kiềm chế mà người ta chứng kiến trên sân cỏ của họ nói cho cùng cũng xuất phát từ chính mặt bằng nhận thức của những con người này.
Lâu nay bóng đá Việt Nam đâu coi trọng khâu đào tạo, đâu có chuyện các CLB giáo dục ý thức của cầu thủ trước khi dạy họ đá bóng. Từ nhỏ không được đặt vào khuôn phép thì lớn lên ắt không coi khuôn khổ ra gì.
Đành rằng mọi phản ứng đều đến từ những phút bộc phát, nhưng người ở trình độ khác nhau thì cách bộc phát lúc nóng giận cũng khác nhau. Còn cái dở của cơ quan điều hành bóng đá nằm ở chỗ họ buông lỏng kỷ cương của chuyện này ngay từ đầu.
VFF nhiều năm qua buông lỏng công tác quản lý trọng tài, khiến giới trọng tài bây giờ giống như một thế giới riêng – đầy phức tạp. VFF cũng không coi trọng việc ràng buộc các CLB với công tác đào tạo trẻ, nên sản phẩm ra lò chỉ kết quả của quá trình vun vén qua loa.
Muốn chấn chỉnh bóng đá Việt Nam, phải có những liệu pháp từ gốc, nó khác với chuyện ra một hai án phạt rồi cả làng cùng hồi hộp chờ án phạt ấy có hiệu quả hay không?
Sự cố trọng tài ở vòng 16 V-League cuối tuần trước xảy ra ngay sau đợt tập huấn trọng tài giữa mùa. Điều đó gần như đồng nghĩa với việc giới trọng tài tập huấn cứ tập huấn, nhưng khuyết điểm của giới này có được sửa, rồi chất lượng của trọng tài có tốt hơn sau những đợt tập huấn hay không lại là chuyện khác.
Nó cũng giống như chuyện án phạt cấm thi đấu đến hết năm dành cho Đình Đồng (SL Nghệ An) vẫn còn nóng hổi, nhưng bạo lực sân cỏ cũng không có dấu hiệu giảm đi. Cầu thủ vẫn chơi xấu đầy ra đấy, còn khi phản ứng thì họ phản ứng như thể đang hành xử giữa… chợ.
Kiểu phản ứng của Đinh Tiến Thành nhằm vào tổ trọng tài điều khiển trận Hải Phòng – Quảng Nam giống như một vụ toan hành hung người khác, hơn là kiểu cãi vã trong bóng đá. Cởi phăng áo khoe hình xăm, rồi hùng hùng hổ hổ lao vào trọng tài như muốn ăn thua đủ thì chắc chắn không thể gọi là bình thường được!
Bóng đá Việt Nam có điều lạ là càng sửa càng... sai
Cần nhắc lại là trận đấu giữa Hải Phòng và Quảng Nam không phải là trận đấu thuộc loại căng thẳng, ngoại trừ yếu tố Quảng Nam cần thêm ít điểm để trụ hạng.
Tính chất trận đấu hết sức bình thường, nhưng trọng tài vẫn mắc sai sót không thể chấp nhận, còn cầu thủ lại phản ứng trọng tài với thái độ hung hăng chỉ có thể lý giải bằng vấn đề thuộc về phạm trù bản chất.
VFF không thiếu những án phạt, không thiếu những lần cảnh cáo cả trọng tài, đội bóng lẫn BTC sân (một số khán giả ở sân Lạch Tray cũng có những phản ứng thái quá sau trận đấu này). Nhưng cái thiếu của những người làm bóng đá nội là họ không có những liệu pháp giải quyết vấn đề từ gốc.
Những án phạt nói cho cùng chỉ là biện pháp sau cùng khi sự việc đã xảy ra, trong khi vấn đề quan trọng hơn ở chỗ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những người điều hành bóng đá nội lại chưa làm tới nơi tới chốn chuyện… phòng.
Thay đổi phải từ nhận thức
Cái sai của trọng tài Việt Nam rõ ràng sữa mãi vẫn không xong. Đấy thật ra là hậu quả của việc tuyển chọn đầu vào quá dễ dãi đối với giới trọng tài mấy năm gần đây.
Cái nguy hại chính là nằm ở chỗ đó, trình độ chung của trọng tài yếu không chỉ dẫn đến sự yếu kém về mặt chuyên môn, mà còn khiến họ yếu về mặt nhận thức.
Khi trọng tài có những tiếng còi lệch lạc, thậm chí lệch lạc có hệ thống như kiểu trọng tài Trần Trung Hiếu, chẳng biết họ có ý thức hành vi của họ có thể gây tác hại cực lớn đến bản thân từng đội bóng, tới khán giả và tới cái nhìn của xã hội nói chung nhằm vào giới trọng tài và nhằm vào bóng đá nội hay không?
Cái ý thức đấy mới là quan trọng, không ý thức tác hại của việc làm bậy mà mình gây ra, giới trọng tài chắc chắn không lường hết hậu quả. Còn chuyện họ đã kém ngay từ khi được tuyển từ đầu vào, thì có tập huấn bao nhiêu họ vẫn không giỏi hơn, có sửa bao nhiêu đi nữa họ sai vẫn cứ sai.
Với các cầu thủ, phản ứng thiếu kiềm chế mà người ta chứng kiến trên sân cỏ của họ nói cho cùng cũng xuất phát từ chính mặt bằng nhận thức của những con người này.
Lâu nay bóng đá Việt Nam đâu coi trọng khâu đào tạo, đâu có chuyện các CLB giáo dục ý thức của cầu thủ trước khi dạy họ đá bóng. Từ nhỏ không được đặt vào khuôn phép thì lớn lên ắt không coi khuôn khổ ra gì.
Đành rằng mọi phản ứng đều đến từ những phút bộc phát, nhưng người ở trình độ khác nhau thì cách bộc phát lúc nóng giận cũng khác nhau. Còn cái dở của cơ quan điều hành bóng đá nằm ở chỗ họ buông lỏng kỷ cương của chuyện này ngay từ đầu.
VFF nhiều năm qua buông lỏng công tác quản lý trọng tài, khiến giới trọng tài bây giờ giống như một thế giới riêng – đầy phức tạp. VFF cũng không coi trọng việc ràng buộc các CLB với công tác đào tạo trẻ, nên sản phẩm ra lò chỉ kết quả của quá trình vun vén qua loa.
Muốn chấn chỉnh bóng đá Việt Nam, phải có những liệu pháp từ gốc, nó khác với chuyện ra một hai án phạt rồi cả làng cùng hồi hộp chờ án phạt ấy có hiệu quả hay không?
Trọng Vũ