Bóng đá TPHCM nở rộ phong trào, suy yếu đỉnh cao
(Dân trí) - Đấy là tổng kết xuyên suốt nhất của bóng đá TPHCM trong năm qua, phản ánh tình trạng bóng đá đỉnh cao của thành phố tuột dốc không phanh, dù cho số người thi đấu và các giải đấu phong trào nhiều chi chít…
Quả thật rất khó tìm điểm nhấn của bóng đá TPHCM trong năm 2013. Và nếu để chỉ ra những điểm nhấn đáng chú ý nhất, đấy đều là các điểm nhấn buồn.
Nổi bật nhất là chuyện XM Xuân Thành Sài Gòn giải tán (trước đó nữa là Navibank Sài Gòn – cùng trong năm 2013), dẫn đến chuyện bóng đá TPHCM không còn bất cứ đại diện nào ở giải VĐQG. Đây là một thực tế quá phũ phàng với một thành phố giàu và đông dân nhất nước.
Một thực tế phũ phàng với một thành phố từng sở hữu hàng loạt đại diện cực mạnh qua các thời kỳ khác nhau như Cảng Sài Gòn, Sở Công Nghiệp, Công Nghiệp Thực Phẩm, rồi sau nay là Hải Quan, CA.TPHCM…
Sự yếu kém của bóng đá đỉnh cao thành phố cũng là điều được chỉ ra trong đại hội thường niên của LĐBĐ TPHCM sáng nay (6/1). Chỉ có điều, để khắc phục yếu kém ấy không phải là chuyện ngày một ngày hai, trong bối cảnh mà nhiều thế hệ của đội ngũ điều hành bóng đá thành phố trong thời gian gần đây đi chệch đường quá xa.
Yếu kém dễ thấy nhất nằm ở khâu đào tạo, thể hiện qua việc TPHCM nhiều năm qua không có đại diện đứng trong hàng ngũ của đội tuyển quốc gia, hay U23 quốc gia. Nó khác xa với cái thời mà những Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm, Lư Đình Tuấn, Hà Vương Ngầu Nại… hay sau này là Lê Huỳnh Đức, Huỳnh Hồng Sơn, Võ Hoàng Bửu, Nguyễn Liêm Thanh, Nguyễn Văn Phụng… tạo nên hơn một nửa số tuyển thủ ở các đội tuyển.
Không chỉ thiếu cầu thủ giỏi, TPHCM còn thiếu HLV giỏi và trọng tài giỏi. HLV giỏi nhất xuất thân từ bóng đá TPHCM, nay đang làm việc ở… Đà Nẵng (Lê Huỳnh Đức). Còn phía sau trọng tài FIFA Võ Minh Trí là khoảng trống mênh mông về chất lượng trọng tài.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, nên để thay đổi diện mạo bóng đá TPHCM, tìm lại thời vàng son, có lẽ chỉ mỗi mình LĐBĐ TPHCM là chưa đủ.
Trong những nhiệm vụ chính của LĐBĐ TPHCM ở năm 2014, có 2 giải đấu được đánh giá là quan trọng nhất, đó là giải bóng đá quốc tế TPHCM mở rộng và giải futsal quốc tế TPHCM.
Nhưng các giải đấu ấy nói cho cùng chỉ là chuyện giải quyết cơn khát nhất thời, chứ về lâu về dài, những người làm bóng đá TPHCM phải giải quyết khâu đào tạo. Mà như đã nói ở trên, để cải thiện khâu đào tạo của bóng đá thành phố, thì e rằng mỗi mình LĐBĐ TPHCM không làm nổi.
Nổi bật nhất là chuyện XM Xuân Thành Sài Gòn giải tán (trước đó nữa là Navibank Sài Gòn – cùng trong năm 2013), dẫn đến chuyện bóng đá TPHCM không còn bất cứ đại diện nào ở giải VĐQG. Đây là một thực tế quá phũ phàng với một thành phố giàu và đông dân nhất nước.
Một thực tế phũ phàng với một thành phố từng sở hữu hàng loạt đại diện cực mạnh qua các thời kỳ khác nhau như Cảng Sài Gòn, Sở Công Nghiệp, Công Nghiệp Thực Phẩm, rồi sau nay là Hải Quan, CA.TPHCM…
Đại hội thường niên HFF chính thức khép lại một năm 2013 buồn với bóng đá TPHCM (ảnh: Trọng Vũ)
Sự yếu kém của bóng đá đỉnh cao thành phố cũng là điều được chỉ ra trong đại hội thường niên của LĐBĐ TPHCM sáng nay (6/1). Chỉ có điều, để khắc phục yếu kém ấy không phải là chuyện ngày một ngày hai, trong bối cảnh mà nhiều thế hệ của đội ngũ điều hành bóng đá thành phố trong thời gian gần đây đi chệch đường quá xa.
Yếu kém dễ thấy nhất nằm ở khâu đào tạo, thể hiện qua việc TPHCM nhiều năm qua không có đại diện đứng trong hàng ngũ của đội tuyển quốc gia, hay U23 quốc gia. Nó khác xa với cái thời mà những Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm, Lư Đình Tuấn, Hà Vương Ngầu Nại… hay sau này là Lê Huỳnh Đức, Huỳnh Hồng Sơn, Võ Hoàng Bửu, Nguyễn Liêm Thanh, Nguyễn Văn Phụng… tạo nên hơn một nửa số tuyển thủ ở các đội tuyển.
Không chỉ thiếu cầu thủ giỏi, TPHCM còn thiếu HLV giỏi và trọng tài giỏi. HLV giỏi nhất xuất thân từ bóng đá TPHCM, nay đang làm việc ở… Đà Nẵng (Lê Huỳnh Đức). Còn phía sau trọng tài FIFA Võ Minh Trí là khoảng trống mênh mông về chất lượng trọng tài.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, nên để thay đổi diện mạo bóng đá TPHCM, tìm lại thời vàng son, có lẽ chỉ mỗi mình LĐBĐ TPHCM là chưa đủ.
Trong những nhiệm vụ chính của LĐBĐ TPHCM ở năm 2014, có 2 giải đấu được đánh giá là quan trọng nhất, đó là giải bóng đá quốc tế TPHCM mở rộng và giải futsal quốc tế TPHCM.
Nhưng các giải đấu ấy nói cho cùng chỉ là chuyện giải quyết cơn khát nhất thời, chứ về lâu về dài, những người làm bóng đá TPHCM phải giải quyết khâu đào tạo. Mà như đã nói ở trên, để cải thiện khâu đào tạo của bóng đá thành phố, thì e rằng mỗi mình LĐBĐ TPHCM không làm nổi.
Kim Điền