“Băm nát” nền bóng đá để phục vụ… U19 Việt Nam
(Dân trí) - Chỉ định cầu thủ dự SEA Games, tính đến khả năng thay HLV trưởng, nhắc nhở trọng tài phải bảo vệ nhóm cầu thủ ấy, VFF hay nói đúng hơn là bộ phận chóp bu của tổ chức này có thực sự chơi đẹp với phần còn lại của cả nền bóng đá?
Đi ngược quy trình
Câu chuyện ai đi SEA Games vốn là chuyện rất bình thường nay bỗng trở thành vấn đề nóng bỏng với cả nền bóng đá. Lẽ ra nó bình thường nếu người lớn biết tôn trọng đúng quy trình, tôn trọng đến ý kiến của HLV trưởng và để yên cho ông này lựa chọn cầu thủ dựa trên phong độ.
Đằng này, ngay trước khi V-League khai diễn, người đứng đầu VFF đã khiến cho làng cầu dậy sóng với phát biểu gần như là “khẩu dụ” cho các bộ phận chuyên môn phía dưới, xung quanh chuyện đâu mới là những cầu thủ được dự SEA Games 28, theo đúng ý ông chủ tịch, hoặc bộ phận thường trực của VFF cũng do chính một tay ông chỉ tịch dựng nên.
Người trong giới ngầm hiểu cái khẩu dụ về thành phần cầu thủ dự SEA Games ấy là mở đường cho ai và dọn đường cho những ai lên đội tuyển U23.
Vấn đề nằm ở chỗ, phát biểu ấy gạt sang một những nguyên tắc thông thường về phong độ, yếu tố quan trọng nhất để một hay một vài cầu thủ chứng minh rằng mình có xứng đáng khoác áo các đội tuyển cấp quốc gia hay không?
Phát biểu ấy cũng gạt sang một bên nguyên tắc bất di bất dịch của bóng đá thế giới đó là HLV mới là người đưa ra lựa chọn của mình về nhân sự cho đội tuyển, chứ không phải ai khác. HLV nên là người lựa chọn vì đấy đơn thuần là công việc chuyên môn, mà xét về chuyên môn, dám cá là chẳng vị nào trong hàng ngũ chóp bu của VFF là người giỏi, chí ít là so với ông HLV trưởng Miura.
Bởi, nếu là ngược lại, có lẽ với bộ óc kinh doanh siêu việt của họ, họ đã chẳng tốn ngoại tệ thuê vị chuyên gia người Nhật làm gì cho thêm tốn kém, cứ tự họ làm HLV luôn cho khỏe!
Và nếu HLV Miura không chịu làm theo “khẩu dụ” ấy của người đứng đầu VFF, người ta đồ rằng ngay cả HLV người Nhật này cũng mất suất dự SEA Games, nơi bộ đôi quyền lực nhất VFF bây giờ là ông chủ tịch và phó chủ tịch đã có sẵn một Graechen Guillaume vốn… dễ bảo hơn làm phương án dự phòng.
Rốt cuộc thì phát triển theo kiểu gì?
Còn chưa chịu dừng lại, người đứng đầu VFF đưa ra tiếp khẩu dụ dành cho các trọng tài: “Nhiệm vụ của các trọng tài không chỉ bảo vệ lứa U19 của anh Đức, mà còn bảo vệ bóng đá Việt Nam”.
Ở đây, bảo vệ là bảo vệ kiểu gì? Chẳng phải nhiệm vụ của các trọng tài chỉ đơn thuần là phân xử công minh trên sân cỏ, ngăn chặn bạo lực thôi sao?
Nên nhớ, trong bóng đá, ranh giới giữa bạo lực và quyết liệt (nhưng đúng luật) đôi khi rất mong manh! Sở dĩ bóng đá hấp dẫn với người xem hơn một số môn khác vì tự thân bóng đá là môn thể thao đòi hỏi va chạm. Thành ra không thể cấm các cầu thủ thi đấu quyết liệt, nhưng không thô bạo, khi đó, các trọng tài bảo vệ lứa U19 của bầu Đức là bảo vệ kiểu gì?
“Khẩu dụ” ấy không chỉ gây áp lực cho các trọng tài mà còn có thể gây áp lực cho các đối thủ của lứa này ở V-League 2015. Thậm chí, nó có thể làm biến tướng sự phát triển bình thường của lứa U19 trong tay bầu Đức, bởi cơ bản họ sẽ không thể hiểu thế nào là thực tế bóng đá, là cách chơi muôn hình muôn vẻ của bóng đá hiện đại.
Bóng đá hiện đại không thiếu những tiểu xảo, như đội tuyển Thái Lan vừa đá đẹp vừa đánh giá là khôn ngoan nhờ biết cách sử dụng tiểu xảo đúng lúc đấy thôi, hay siêu sao Ronaldo cũng đâu thiếu tiểu xảo khi đá bóng. Vì vậy, có vẻ như những “khẩu dụ” từ bộ phận chóp bu của VFF đang thực hiện cái định hướng đi ngược lại quy trình phát triển của bóng đá thế giới.
Và đáng ngại hơn ở chỗ, khi các nhân vật chủ chốt của VFF truyền “khẩu dụ” cho các bộ phận bên dưới theo cách ấy, họ đã thực sự điều hành nền bóng đá theo hướng công bằng và fair-play nhất hay chưa?
Điều hành một nền bóng đá công bằng không phải là cách họ chăm chăm ưu ái cho một nhóm nhỏ cầu thủ, rồi bắt toàn bộ phần còn lại của nền bóng đá chạy theo để phục vụ nhóm nhỏ cầu thủ ấy!
Tiếc rằng ở VFF bây giờ, người ta không đánh giá các vấn đề dựa trên những tính toán chuyên môn, mà chỉ làm theo ý của một - hai ông chủ nhiều tiền nhất, nhiều quyền nhất!
Câu chuyện ai đi SEA Games vốn là chuyện rất bình thường nay bỗng trở thành vấn đề nóng bỏng với cả nền bóng đá. Lẽ ra nó bình thường nếu người lớn biết tôn trọng đúng quy trình, tôn trọng đến ý kiến của HLV trưởng và để yên cho ông này lựa chọn cầu thủ dựa trên phong độ.
Đằng này, ngay trước khi V-League khai diễn, người đứng đầu VFF đã khiến cho làng cầu dậy sóng với phát biểu gần như là “khẩu dụ” cho các bộ phận chuyên môn phía dưới, xung quanh chuyện đâu mới là những cầu thủ được dự SEA Games 28, theo đúng ý ông chủ tịch, hoặc bộ phận thường trực của VFF cũng do chính một tay ông chỉ tịch dựng nên.
Người trong giới ngầm hiểu cái khẩu dụ về thành phần cầu thủ dự SEA Games ấy là mở đường cho ai và dọn đường cho những ai lên đội tuyển U23.
Vấn đề nằm ở chỗ, phát biểu ấy gạt sang một những nguyên tắc thông thường về phong độ, yếu tố quan trọng nhất để một hay một vài cầu thủ chứng minh rằng mình có xứng đáng khoác áo các đội tuyển cấp quốc gia hay không?
Lãnh đạo VFF cho người ta cái cảm giác cả nền bóng đá chỉ phục vụ một nhóm nhỏ cầu thủ
Phát biểu ấy cũng gạt sang một bên nguyên tắc bất di bất dịch của bóng đá thế giới đó là HLV mới là người đưa ra lựa chọn của mình về nhân sự cho đội tuyển, chứ không phải ai khác. HLV nên là người lựa chọn vì đấy đơn thuần là công việc chuyên môn, mà xét về chuyên môn, dám cá là chẳng vị nào trong hàng ngũ chóp bu của VFF là người giỏi, chí ít là so với ông HLV trưởng Miura.
Bởi, nếu là ngược lại, có lẽ với bộ óc kinh doanh siêu việt của họ, họ đã chẳng tốn ngoại tệ thuê vị chuyên gia người Nhật làm gì cho thêm tốn kém, cứ tự họ làm HLV luôn cho khỏe!
Và nếu HLV Miura không chịu làm theo “khẩu dụ” ấy của người đứng đầu VFF, người ta đồ rằng ngay cả HLV người Nhật này cũng mất suất dự SEA Games, nơi bộ đôi quyền lực nhất VFF bây giờ là ông chủ tịch và phó chủ tịch đã có sẵn một Graechen Guillaume vốn… dễ bảo hơn làm phương án dự phòng.
Rốt cuộc thì phát triển theo kiểu gì?
Còn chưa chịu dừng lại, người đứng đầu VFF đưa ra tiếp khẩu dụ dành cho các trọng tài: “Nhiệm vụ của các trọng tài không chỉ bảo vệ lứa U19 của anh Đức, mà còn bảo vệ bóng đá Việt Nam”.
Ở đây, bảo vệ là bảo vệ kiểu gì? Chẳng phải nhiệm vụ của các trọng tài chỉ đơn thuần là phân xử công minh trên sân cỏ, ngăn chặn bạo lực thôi sao?
Nên nhớ, trong bóng đá, ranh giới giữa bạo lực và quyết liệt (nhưng đúng luật) đôi khi rất mong manh! Sở dĩ bóng đá hấp dẫn với người xem hơn một số môn khác vì tự thân bóng đá là môn thể thao đòi hỏi va chạm. Thành ra không thể cấm các cầu thủ thi đấu quyết liệt, nhưng không thô bạo, khi đó, các trọng tài bảo vệ lứa U19 của bầu Đức là bảo vệ kiểu gì?
“Khẩu dụ” ấy không chỉ gây áp lực cho các trọng tài mà còn có thể gây áp lực cho các đối thủ của lứa này ở V-League 2015. Thậm chí, nó có thể làm biến tướng sự phát triển bình thường của lứa U19 trong tay bầu Đức, bởi cơ bản họ sẽ không thể hiểu thế nào là thực tế bóng đá, là cách chơi muôn hình muôn vẻ của bóng đá hiện đại.
Bóng đá hiện đại không thiếu những tiểu xảo, như đội tuyển Thái Lan vừa đá đẹp vừa đánh giá là khôn ngoan nhờ biết cách sử dụng tiểu xảo đúng lúc đấy thôi, hay siêu sao Ronaldo cũng đâu thiếu tiểu xảo khi đá bóng. Vì vậy, có vẻ như những “khẩu dụ” từ bộ phận chóp bu của VFF đang thực hiện cái định hướng đi ngược lại quy trình phát triển của bóng đá thế giới.
Và đáng ngại hơn ở chỗ, khi các nhân vật chủ chốt của VFF truyền “khẩu dụ” cho các bộ phận bên dưới theo cách ấy, họ đã thực sự điều hành nền bóng đá theo hướng công bằng và fair-play nhất hay chưa?
Điều hành một nền bóng đá công bằng không phải là cách họ chăm chăm ưu ái cho một nhóm nhỏ cầu thủ, rồi bắt toàn bộ phần còn lại của nền bóng đá chạy theo để phục vụ nhóm nhỏ cầu thủ ấy!
Tiếc rằng ở VFF bây giờ, người ta không đánh giá các vấn đề dựa trên những tính toán chuyên môn, mà chỉ làm theo ý của một - hai ông chủ nhiều tiền nhất, nhiều quyền nhất!
Trọng Vũ