Ai mới cần trở lại mặt đất?
(Dân trí) - Nhiều người nói thất bại của HA Gia Lai trước ĐT Long An có thể là điều may với lứa Công Phượng và các đồng đội. May ở chỗ nói giúp cho các cầu thủ nói riêng và nhiều CLB nói chung có cơ hội được… trở lại mặt đất.
Không còn là những cậu bé
Thật ra ở độ tuổi đôi mươn hiện nay, chuyện các cầu thủ của bầu Đức đá V-League là bình thường. Thậm chí, ngay ở bóng đá Việt Nam, số cầu thủ tỏa sáng ở giải vô địch quốc gia (nay gọi là V-League) tầm tuổi đôi mươi trở lại không phải là hiếm.
Như Nguyễn Hồng Sơn năm 1990 đã là vua phá lưới của giải vô địch quốc gia khi mới 20 tuổi, Huỳnh Đức tầm tuổi đấy cũng đã là trụ cột của CA.TPHCM mạnh nhất nước trong khoảng thời gian tầm những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Riêng Nguyễn Hữu Đang đá cho Khánh Hòa ở giải Đội mạnh (tên gọi của giải vô địch quốc gia lúc đó) khi mới bước qua tuổi 16. Gần hơn nữa, những Công Vinh, Văn Quyến cũng trở thành trụ ở CLB của họ tại V-League khi họ cũng chưa đến tuổi 20.
Thế nên, việc lứa Công Phượng và các đồng đội đá V-League ở tuôi đôi mươi xét về chuyên môn chẳng có gì là ghê gớm, cũng chẳng có chi tiết nào đáng để so sánh những cá nhân trong lứa này là những thần đồng.
Đã chấp nhận bước vào môi trường bóng đá đỉnh cao là phải chấp nhận trách nhiệm và những thử thách chắc chắn sẽ xuất hiện trong quá trình thi đấu. Đừng làm như thể đây là lứa cầu thủ quá đặc biệt để có cái nhìn khác và cách đối xử khác so với phần còn lại của cả làng cầu. Vì như đã nói ở trên, xét đơn thuần về mặt chuyên môn so với nhiều thế hệ đi trước, họ cũng chưa có gì đặc biệt.
Thật ra rất may khi HA Gia Lai thua ĐT Long An theo kiểu tâm phục khẩu phục. Ở đây, không có chuyện Gỗ thua Gạch vì thiếu may mắn (riêng nói về yếu tố may mắn, nếu gặp may, Gạch đã dẫn Gỗ đến 3 – 4 bàn từ khá sớm, nếu không có 2 pha dứt điểm trúng khung gỗ, cùng 1 quả phạt đền rõ rệt bị từ chối). May ở chỗ Gạch không thắng Gỗ bằng lối chơi bạo lực, không thắng nhờ đá xấu, nếu không e rằng người lớn lại có cớ để “nhét” cái tư tưởng dạng như cần một quy chế đặc biệt để bảo vệ lứa này vào các trận đấu có liên quan đến họ.
Ở đây, nên xem vấn đề đơn giản nằm ở chỗ Công Phượng và các đồng đội thua đơn thuần vì kém hơn đối thủ về chuyên môn, bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp như chiến thuật, thể lực, sức mạnh, sức bền, tốc độ, kinh nghiệm… Thua thì phải học, thế thôi!
Cần tỉnh táo từ… người lớn
Các cầu thủ mới lần đầu đá ở V-League cần trở lại mặt đất, cần xem thất bại vừa qua là một bài học đã đành, nhưng cần nhất là sự tỉnh táo từ phía những người lớn.
Nhiều vị làm công tác điều hành mượn tiếng vang của lứa cầu thủ này nhằm tạo tiếng vang cho riêng mình lâu quá, cho các em đi… “tàu bay giấy” nhiều quá!
Nhiều người lớn mới thấy cầu thủ đá kỹ thuật, đá đẹp một chút đã ngộ nhận ngay rằng đấy là đẳng cấp, dù kỳ thực đẹp khác và hay khác. Mới thấy một nhóm nhỏ cầu thủ có triển vọng là bảo ngay rằng đấy là toàn bộ nền bóng đá, rồi đóng khung cả làng cầu lại chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ ấy.
Thoáng thấy nhóm cầu thủ vừa nêu đá hay ở một số giải trẻ, mà đa phần là giải mời, thì ngay lập tức tuyên bố đã có thể xưng hùng xưng bá bằng vài cái tên ít ỏi, có thể đại diện cho cả làng cầu dự SEA Games, hay thậm chí là vòng loại World Cup, trong khi chưa biết thành phần mà người ta gửi sang mình dự các giải mời ấy có phải là thành phần xịn hay không, trong khi còn chưa thẩm định bóng đá trẻ và bóng đá đỉnh cao khác nhau như thế nào?
Nhiều người lớn ngộ nhận chức năng của một học viện với chức năng toàn bộ nền bóng đá. Một học viện dù hay cách mấy cũng chỉ là một là mắc xích trong cả dây chuyền. Mắc xích ấy chỉ có thể làm tốt một khâu, nhưng chắc chắn không thể làm thay nhiệm vụ của cả dây chuyền (ví dụ như học viện của bầu Đức chỉ giỏi đào tạo kỹ thuật cho cầu thủ tấn công, chứ rõ ràng là không thể tạo ra cầu thủ giỏi phòng ngự, càng không thể tạo nên một đội tuyển đúng nghĩa).
Nếu các cầu thủ còn thiếu kinh nghiệm ngộ nhận về mình nguy hiểm một, thì người lớn mà ngộ nhận kiểu đấy mối nguy hiểm càng tăng gấp trăm lần, bởi hiểm họa nằm ở chỗ cả nền bóng đá phải gánh chịu, nếu người lớn mờ mắt vì cứ lơ lửng trên mây!
Thật ra ở độ tuổi đôi mươn hiện nay, chuyện các cầu thủ của bầu Đức đá V-League là bình thường. Thậm chí, ngay ở bóng đá Việt Nam, số cầu thủ tỏa sáng ở giải vô địch quốc gia (nay gọi là V-League) tầm tuổi đôi mươi trở lại không phải là hiếm.
Như Nguyễn Hồng Sơn năm 1990 đã là vua phá lưới của giải vô địch quốc gia khi mới 20 tuổi, Huỳnh Đức tầm tuổi đấy cũng đã là trụ cột của CA.TPHCM mạnh nhất nước trong khoảng thời gian tầm những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Riêng Nguyễn Hữu Đang đá cho Khánh Hòa ở giải Đội mạnh (tên gọi của giải vô địch quốc gia lúc đó) khi mới bước qua tuổi 16. Gần hơn nữa, những Công Vinh, Văn Quyến cũng trở thành trụ ở CLB của họ tại V-League khi họ cũng chưa đến tuổi 20.
Thế nên, việc lứa Công Phượng và các đồng đội đá V-League ở tuôi đôi mươi xét về chuyên môn chẳng có gì là ghê gớm, cũng chẳng có chi tiết nào đáng để so sánh những cá nhân trong lứa này là những thần đồng.
Có cảm giác như nhiều người lớn để Công Phượng và các đồng đội đi "tàu bay giấy" lâu quá!
Đã chấp nhận bước vào môi trường bóng đá đỉnh cao là phải chấp nhận trách nhiệm và những thử thách chắc chắn sẽ xuất hiện trong quá trình thi đấu. Đừng làm như thể đây là lứa cầu thủ quá đặc biệt để có cái nhìn khác và cách đối xử khác so với phần còn lại của cả làng cầu. Vì như đã nói ở trên, xét đơn thuần về mặt chuyên môn so với nhiều thế hệ đi trước, họ cũng chưa có gì đặc biệt.
Thật ra rất may khi HA Gia Lai thua ĐT Long An theo kiểu tâm phục khẩu phục. Ở đây, không có chuyện Gỗ thua Gạch vì thiếu may mắn (riêng nói về yếu tố may mắn, nếu gặp may, Gạch đã dẫn Gỗ đến 3 – 4 bàn từ khá sớm, nếu không có 2 pha dứt điểm trúng khung gỗ, cùng 1 quả phạt đền rõ rệt bị từ chối). May ở chỗ Gạch không thắng Gỗ bằng lối chơi bạo lực, không thắng nhờ đá xấu, nếu không e rằng người lớn lại có cớ để “nhét” cái tư tưởng dạng như cần một quy chế đặc biệt để bảo vệ lứa này vào các trận đấu có liên quan đến họ.
Ở đây, nên xem vấn đề đơn giản nằm ở chỗ Công Phượng và các đồng đội thua đơn thuần vì kém hơn đối thủ về chuyên môn, bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp như chiến thuật, thể lực, sức mạnh, sức bền, tốc độ, kinh nghiệm… Thua thì phải học, thế thôi!
Cần tỉnh táo từ… người lớn
Các cầu thủ mới lần đầu đá ở V-League cần trở lại mặt đất, cần xem thất bại vừa qua là một bài học đã đành, nhưng cần nhất là sự tỉnh táo từ phía những người lớn.
Nhiều vị làm công tác điều hành mượn tiếng vang của lứa cầu thủ này nhằm tạo tiếng vang cho riêng mình lâu quá, cho các em đi… “tàu bay giấy” nhiều quá!
Nhiều người lớn mới thấy cầu thủ đá kỹ thuật, đá đẹp một chút đã ngộ nhận ngay rằng đấy là đẳng cấp, dù kỳ thực đẹp khác và hay khác. Mới thấy một nhóm nhỏ cầu thủ có triển vọng là bảo ngay rằng đấy là toàn bộ nền bóng đá, rồi đóng khung cả làng cầu lại chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ ấy.
Thoáng thấy nhóm cầu thủ vừa nêu đá hay ở một số giải trẻ, mà đa phần là giải mời, thì ngay lập tức tuyên bố đã có thể xưng hùng xưng bá bằng vài cái tên ít ỏi, có thể đại diện cho cả làng cầu dự SEA Games, hay thậm chí là vòng loại World Cup, trong khi chưa biết thành phần mà người ta gửi sang mình dự các giải mời ấy có phải là thành phần xịn hay không, trong khi còn chưa thẩm định bóng đá trẻ và bóng đá đỉnh cao khác nhau như thế nào?
Nhiều người lớn ngộ nhận chức năng của một học viện với chức năng toàn bộ nền bóng đá. Một học viện dù hay cách mấy cũng chỉ là một là mắc xích trong cả dây chuyền. Mắc xích ấy chỉ có thể làm tốt một khâu, nhưng chắc chắn không thể làm thay nhiệm vụ của cả dây chuyền (ví dụ như học viện của bầu Đức chỉ giỏi đào tạo kỹ thuật cho cầu thủ tấn công, chứ rõ ràng là không thể tạo ra cầu thủ giỏi phòng ngự, càng không thể tạo nên một đội tuyển đúng nghĩa).
Nếu các cầu thủ còn thiếu kinh nghiệm ngộ nhận về mình nguy hiểm một, thì người lớn mà ngộ nhận kiểu đấy mối nguy hiểm càng tăng gấp trăm lần, bởi hiểm họa nằm ở chỗ cả nền bóng đá phải gánh chịu, nếu người lớn mờ mắt vì cứ lơ lửng trên mây!
Trọng Vũ