Oksana Chusovitina, bà mẹ vĩ đại nhất Olympic
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - “Mỗi một tấm HCV tương ứng với việc được thưởng 3000 euro, tham gia thi đấu nhiều cũng là vì có để được nhiều tiền thưởng”. Đây chính là nguyên nhân để VĐV thể dục dụng cụ 33 tuổi của đội tuyển Đức, Oksana Chusovitina tham gia thi đấu ở thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm nay.</P>
Tham gia thi đấu không hẳn là vì tổ quốc, không phải là mang lại vinh quang cho cá nhân mà bên trong đó chứa đựng một tình thương vô hạn của Oksana Chusovitina làm cả thế giới cảm động.
Oksana Chusovitina sinh ngày 19/6/1975. Lên 7 tuổi Oksana Chusovitina bắt đầu tham gia tập luyện thể thao. Năm 1992, 1996, 2000, 2004 cô đều tham gia thế vận hội, Olympic Bắc Kinh 2008 là lần thứ 5 cô tham dự. Năm nay 33 tuổi, cô trở thành nữ VĐV thể thao duy nhất 5 lần liên tiếp tham gia thi đấu tại kỳ thế vận hội.
Nguyên nhân chính để cô tham tất cả các cuộc thi đấu thể thao đó là vì năm 2002 con trai cô là Alisher bị bệnh ung thư máu, lúc đó cô đã 27 tuổi nhưng vì muốn có được những biện pháp trị bệnh tốt nhất cho con cô đã tiếp tục tham gia thi đấu. Đây chính là cách duy nhất cô có thể kiếm đủ tiền để chữa bệnh cho con.
Okasana Chusovinita và con trai Alisher
Ở độ tuổi 33 tại Đức Oksana Chusovitina bị gọi là “bà già”. Nhưng vì để được thi đấu, để có được nhiều tiền thưởng cô đã tự luyện tập và đã trở thành một VĐV thể dục dụng cụ toàn năng, cô tham gia thi đấu rất nhiều môn tại thế vận hội lần này với mục đích giành càng nhiều huy chương có càng nhiều tiền thưởng càng tốt. Và cô đã được tưởng thưởng xứng đáng cho nỗ lực của mình bằng tấm HCB ở môn nhảy ngựa tại Bắc Kinh năm nay.
Năm 2002 khi đã 27 tuổi lần đầu tiên Oksana Chusovinita tham dự Á vận hội (khi đó cô còn thi đấu cho quê hương Uzbekistan) và đã giành được hai tấm HCV ở nội dung nhảy ngựa và thể dục tự do làm cả thế giới phải nể phục.
Vì muốn qua thi đấu để dành được tiền thưởng, Oksana Chusovitina không dám ăn món mình thích nhất đó là socola, chỉ vì sợ béo không thể tiếp tục tham gia thi đấu. Cô có một triết lý riêng cho cuộc sống mình đó là: “không thể ốm, không thể bị thương, không được nghỉ ngơi, không được lười tập luyện, không ngừng tham gia thi đấu, chiến thắng dành tiền thưởng để chữa bệnh cho con”.
Câu chuyện của Oksana Chusovitina làm cảm động thế giới, đặc biệt là tại Olympic Bắc Kinh năm 2008. Mỗi lần cô xuất hiện trên sân đấu đều được mọi người chào đón nhiệt tình.
Phùng Thảo