Bơi lội Việt Nam: Đầu tư cho số lượng hay chất lượng?
(Dân trí) - Chuyện Hoàng Quý Phước giành đến 15 HCV rồi giúp đoàn Đà Nẵng đứng đầu giải bơi VĐQG 2014 ở hồ ngắn (25m) khiến địa phương này vui. Nhưng vấn đề được đặt ra là một VĐV đang được đầu tư trọng điểm lại thi đấu dàn trải như vậy có tốt hay không?
Trọng điểm hay dàn trải?
Ở giải này Đà Nẵng đứng đầu với 15 HCV. Điều đáng chú ý là cả 15 HCV đó đều thuộc về một mình Hoàng Quý Phước, tức là một mình VĐV số 1 của Đà Nẵng còn đoạt nhiều HCV hơn cả đội xếp thứ nhì là TPHCM (13 HCV).
15 HCV với 1 VĐV tại một giải đấu cấp quốc gia, đấy là một kỷ lục. Phá vỡ kỷ lục cũ của Kiều Oanh lập cách nay những 24 năm, hồi Đại hội TDTT toàn quốc 1990. Khi đó, Kiều Oanh giành 14 HCV.
Nhưng cũng sau khi Kiều Oanh lập được thành tích hết hồn trên, những người quản lý môn bơi Việt Nam hồi đấy đã phải ngồi lại, rồi đi đến thống nhất phải hạn chế số nội dung mà một VĐV được tham dự tại các kỳ giải đấu lớn.
Lý do được đưa ra hồi đấy là nếu một VĐV thi đấu quá dàn trải ở nhiều nội dung, VĐV ấy sẽ bị phân tán sức, rồi bị ảnh hưởng đến thành tích. Mà thi đấu quá dàn trải cũng đồng nghĩa với việc VĐV vừa nêu không thể tập trung vào nội dung nào cả, khiến giới chuyên môn khó đánh giá VĐV thi đấu dàn trải mạnh ở đâu và yếu ở đâu, để tiếp tục đầu tư cho nội dung sở trường.
Thứ hai, một VĐV nổi tiếng thi đấu quá nhiều nội dung sẽ ảnh hưởng đến phong trào chung, không kích thích sự vươn lên của các VĐV mới, vô tình che mờ các VĐV có triển vọng lẽ ra sẽ được nhìn thấy.
Thực tế ở giải bơi VĐQG trong hồ ngắn vừa rồi, trong số 15 HCV của Hoàng Quý Phước, không có HCV nào mà chỉ số thành tích của kình ngư này tỏ ra vượt trội so với khu vực và xa hơn nữa là tiệm cận thành tích châu lục, nơi Quý Phước chuẩn bị hướng đến Asiad.
Dĩ nhiên, hiện tại Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam không còn hạn chế số nội dung thi đấu của VĐV như cách nay vài năm (thay đổi quy định từ năm 2005). Nhưng trong lúc mà ngành TDTT đang muốn thay đổi định hướng từ đầu tư dàn trải sang đầu tư có trọng điểm, nhằm tấn công đấu trường châu lục, thì việc Hoàng Quý Phước thi đấu quá nhiều nội dung có vẻ như đang đi ngược lại định hướng trên.
Độc cô cầu bại trong nước, nhưng đang ở đâu so với quốc tế?
Cũng cần biết thêm rằng trước khi dự giải bơi VĐQG hồ ngắn 2014, Hoàng Quý Phước đang tập huấn tại Trung Quốc, chuẩn bị cho Asiad Incheon 2014, nhưng được Đà Nẵng gọi về thi đấu tại giải này.
Thành tích chung của đoàn Đà Nẵng được nâng lên cao vút khi có sự góp mặt của Hoàng Quý Phước tại giải, nhưng ngay cả 15 HCV vừa đạt được của “rái cá” sông Hàn, người ta cũng không thể nói chắc rằng Hoàng Quý Phước đang ở đâu so với làng bơi châu Á? Trong khi mục tiêu đầu tư quan trọng nhất dành cho Quý Phước trong suốt nhiều năm qua là hướng đến thành tích châu lục.
Ở giải đấu này, Ánh Viên không tham dự. Cô đang tập huấn tại Mỹ, cũng là để hướng đến Asiad. Nếu như đoàn Quân Đội cũng muốn vì thành tích ở giải VĐQG, họ hoàn toàn có thể rút Ánh Viên từ Mỹ về, tham dự giải vừa diễn ra. Nhưng họ không làm vậy, vì khi đưa Ánh Viên sang Mỹ, họ đã có chủ trương rất rõ ràng, chỉ thi đấu các giải đấu phù hợp tại Mỹ, không phân bổ sức ở mọi giải đấu từ lớn đến nhỏ theo kiểu “giã cào”.
Thiết nghĩ, những kình ngư cỡ Ánh Viên, Quý Phước đã ở đẳng cấp khác so với trình độ quốc gia. Với họ, việc tập trung sức để bước ra khỏi tầm Đông Nam Á, bước lên tầm châu Á, rồi tấn công vào đấu trường Olympic có lẽ quan trọng hơn việc gom huy chương ở các giải trong nước, vốn đã không có ai đủ sức cạnh tranh với họ.
Giành quá nhiều HCV ở một giải đấu thiếu tính cạnh tranh nói cho cùng không giải quyết được việc gì cả, nó giống như chuyện một học sinh đã đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc tế lại về thi giải cấp trường vậy!
Ở giải này Đà Nẵng đứng đầu với 15 HCV. Điều đáng chú ý là cả 15 HCV đó đều thuộc về một mình Hoàng Quý Phước, tức là một mình VĐV số 1 của Đà Nẵng còn đoạt nhiều HCV hơn cả đội xếp thứ nhì là TPHCM (13 HCV).
15 HCV với 1 VĐV tại một giải đấu cấp quốc gia, đấy là một kỷ lục. Phá vỡ kỷ lục cũ của Kiều Oanh lập cách nay những 24 năm, hồi Đại hội TDTT toàn quốc 1990. Khi đó, Kiều Oanh giành 14 HCV.
Nhưng cũng sau khi Kiều Oanh lập được thành tích hết hồn trên, những người quản lý môn bơi Việt Nam hồi đấy đã phải ngồi lại, rồi đi đến thống nhất phải hạn chế số nội dung mà một VĐV được tham dự tại các kỳ giải đấu lớn.
Giành đến 15 HCV ở giải VĐQG chưa hẳn là điều tốt cho mục tiêu nâng tầm của Hoàng Quý Phước
Lý do được đưa ra hồi đấy là nếu một VĐV thi đấu quá dàn trải ở nhiều nội dung, VĐV ấy sẽ bị phân tán sức, rồi bị ảnh hưởng đến thành tích. Mà thi đấu quá dàn trải cũng đồng nghĩa với việc VĐV vừa nêu không thể tập trung vào nội dung nào cả, khiến giới chuyên môn khó đánh giá VĐV thi đấu dàn trải mạnh ở đâu và yếu ở đâu, để tiếp tục đầu tư cho nội dung sở trường.
Thứ hai, một VĐV nổi tiếng thi đấu quá nhiều nội dung sẽ ảnh hưởng đến phong trào chung, không kích thích sự vươn lên của các VĐV mới, vô tình che mờ các VĐV có triển vọng lẽ ra sẽ được nhìn thấy.
Thực tế ở giải bơi VĐQG trong hồ ngắn vừa rồi, trong số 15 HCV của Hoàng Quý Phước, không có HCV nào mà chỉ số thành tích của kình ngư này tỏ ra vượt trội so với khu vực và xa hơn nữa là tiệm cận thành tích châu lục, nơi Quý Phước chuẩn bị hướng đến Asiad.
Dĩ nhiên, hiện tại Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam không còn hạn chế số nội dung thi đấu của VĐV như cách nay vài năm (thay đổi quy định từ năm 2005). Nhưng trong lúc mà ngành TDTT đang muốn thay đổi định hướng từ đầu tư dàn trải sang đầu tư có trọng điểm, nhằm tấn công đấu trường châu lục, thì việc Hoàng Quý Phước thi đấu quá nhiều nội dung có vẻ như đang đi ngược lại định hướng trên.
Độc cô cầu bại trong nước, nhưng đang ở đâu so với quốc tế?
Cũng cần biết thêm rằng trước khi dự giải bơi VĐQG hồ ngắn 2014, Hoàng Quý Phước đang tập huấn tại Trung Quốc, chuẩn bị cho Asiad Incheon 2014, nhưng được Đà Nẵng gọi về thi đấu tại giải này.
Thành tích chung của đoàn Đà Nẵng được nâng lên cao vút khi có sự góp mặt của Hoàng Quý Phước tại giải, nhưng ngay cả 15 HCV vừa đạt được của “rái cá” sông Hàn, người ta cũng không thể nói chắc rằng Hoàng Quý Phước đang ở đâu so với làng bơi châu Á? Trong khi mục tiêu đầu tư quan trọng nhất dành cho Quý Phước trong suốt nhiều năm qua là hướng đến thành tích châu lục.
Ở giải đấu này, Ánh Viên không tham dự. Cô đang tập huấn tại Mỹ, cũng là để hướng đến Asiad. Nếu như đoàn Quân Đội cũng muốn vì thành tích ở giải VĐQG, họ hoàn toàn có thể rút Ánh Viên từ Mỹ về, tham dự giải vừa diễn ra. Nhưng họ không làm vậy, vì khi đưa Ánh Viên sang Mỹ, họ đã có chủ trương rất rõ ràng, chỉ thi đấu các giải đấu phù hợp tại Mỹ, không phân bổ sức ở mọi giải đấu từ lớn đến nhỏ theo kiểu “giã cào”.
Thiết nghĩ, những kình ngư cỡ Ánh Viên, Quý Phước đã ở đẳng cấp khác so với trình độ quốc gia. Với họ, việc tập trung sức để bước ra khỏi tầm Đông Nam Á, bước lên tầm châu Á, rồi tấn công vào đấu trường Olympic có lẽ quan trọng hơn việc gom huy chương ở các giải trong nước, vốn đã không có ai đủ sức cạnh tranh với họ.
Giành quá nhiều HCV ở một giải đấu thiếu tính cạnh tranh nói cho cùng không giải quyết được việc gì cả, nó giống như chuyện một học sinh đã đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc tế lại về thi giải cấp trường vậy!
Kim Điền