5 lý do trẻ con nên chơi thể thao

Khi cho con trẻ tham gia bất kỳ môn thể thao nào, phụ huynh sẽ cân nhắc để chọn một môn thể thao phù hợp nhất: phù hợp thể trạng – sức khỏe – thời gian và đặc biệt là những lợi ích mà môn thể thao ấy mang lại. Tất cả môn thể thao đều sẽ có những điểm + hoàn hảo sau đây.

Tinh thần thể thao

Bất kỳ môn thể thao nào cũng đòi hỏi sự yêu thích và khả năng sẵn có, bóng rổ cũng vậy. Môn thể này sẽ rèn luyện cho các em thế nào là “fair play” trong thể thao. Đó chính là sự trung thực, sự công bằng, sòng phẳng hay biết chơi đẹp. Hiện nay, các cầu thủ trẻ của chúng ta vì thiếu lối chơi đẹp đã gây chấn thương nghiêm trọng cho đồng đội hoặc đối thủ, vì vậy làm giảm hình ảnh đẹp trong mắt khán giả.

Chính vì điều đó, trước hết phải định hướng cho các em hiểu rõ về tinh thần thể thao, hiểu được thể thao để khỏe mạnh, có ích cho sức khỏe và thật sự yêu thích. Từ đó, cá nhân mới cống hiến hết sức để có một trận đấu – giải đấu mang tính nhân văn.

Fair play – tinh thần thể thao số 1
Fair play – tinh thần thể thao số 1

Tinh thần đồng đội

Ở lứa tuổi từ 7 đến 14 tuổi, trẻ sẽ có tâm lý hiếu chiến, thích thể hiện và trở thành tâm điểm. Thể thao sẽ dạy cho con trẻ biết tiết chế lại những điều trên và trở thành một phần quan trọng của đội hay sâu xa hơn, sẽ dạy cho trẻ biết nên “sống” thể nào trong bất kỳ môi trường tập thể: gia đình, trường học, xã hội…

Trong môn bóng rổ, trận chung kết NBA năm 1997 giữa 2 đội Chicago Bulls và Utah Jazz, hình ảnh đáng nhớ nhất có lẽ là khi Michael Jordan được đồng đội Scottie Pippen dìu vào sau trận đấu, khi anh bị kiệt sức do ra sân trong tình trạng sức khỏe báo động. Hay bộ đôi hoàn hảo Kobe Bryant và Shaquille O’Neal, một trung phong dũng mãnh và một hậu vệ xuất sắc, cùng nhau kết hợp để đưa L.A Lakers trở thành bất bại trong năm 2000 – 2002. Dù Shaq đã giải nghệ nhưng bộ đôi hoàn hảo này vẫn luôn giữ được hình ảnh đẹp trong lòng công chúng.

Tinh thần đồng đội là động lực chiến thắng
Tinh thần đồng đội là động lực chiến thắng

Thái độ tích cực

Ờ mọi môi trường, từ học tập – vui chơi đến vận động, đều có những thử thách và khó khăn riêng, vậy trẻ sẽ đối diện với những điều ấy bằng thái độ thế nào? Bóng rổ nói riêng và thể thao nói chung sẽ dạy trẻ biết cách chấp nhận khuyết điểm, thất bại, lỗi sai bằng một thái độ tích cực nhất. Khi có thái độ tốt, trẻ sẽ nhận được những điều tốt từ những người xung quanh.

Lắng nghe hướng dẫn cũng chính là thể hiện
thái độ tích cực
Lắng nghe hướng dẫn cũng chính là thể hiện thái độ tích cực

Tôn trọng lẫn nhau

Sống cùng 1 tập thể, dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, trẻ cần học được thái độ tôn trọng. Tôn trọng không chỉ dành cho đồng đội mà còn là sự tôn trọng cho những thành viên liên đới và cả tôn trọng đối thủ. Điều này càng cần thiết hơn khi các bạn nhỏ đang trong độ tuổi phát triển, đang lớn lên trong xã hội.

Dù còn nhỏ, nhưng các bé sẽ biết tôn trọng
và yêu thương lẫn nhau
Dù còn nhỏ, nhưng các bé sẽ biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

Làm tốt nhiệm vụ

Bất kể là trẻ con hay người lớn, đều luôn thích được chú ý, là người “ghi bàn”, là cha mẹ hay huấn luyện viên – hãy giải thích cho trẻ biết rằng: dù ở bất kỳ vị trí nào, trong hoàn cảnh nào, hãy làm tốt nhiệm vụ được giao – kết hợp ăn ý cùng đồng đội, lúc ấy trẻ sẽ thật sự “tỏa sáng”.

Khi được huấn luyện tốt – các em sẽ biết cách hoàn thành nhiệm vụ của mình
Khi được huấn luyện tốt – các em sẽ biết cách hoàn thành nhiệm vụ của mình

Kết

Những lý do trên cũng chính là giá trị cốt lõi của Jr. NBA - Chương trình phát triển tài năng trẻ quốc tế của Hiệp hội Bóng rổ Nhà nghề Mỹ, sẽ chính thức triển khai lần đầu tiên ở Việt Nam trong năm 2014 nhằm khuyến khích việc tham gia bóng rổ và lối sống vận động cho trẻ em. Nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan là đối tác chính của Jr. NBA tại Việt Nam.

Đăng ký tham gia tập huấn cho huấn luyện viên và tập huấn cho nhà trường thông qua trang web chính thức của chương trình www.jrnba.asia/vietnam. Những người quan tâm có thể cập nhật chương trình qua Facebook www.facebook.com/jrnbavietnam.

Quỳnh Vy

Ảnh: Viết Quý

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm