Thương mại điện tử Việt Nam hướng đến phát triển bền vững

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Song song với việc tập trung phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đang ngày càng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Khác với giai đoạn bứt tốc 2020 - 2022, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam từ năm 2023 trở đi hướng tới những giá trị bền vững và dài hạn.

Logistics xanh mở lối cho TMĐT bền vững

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp Hội TMĐT Việt Nam, TMĐT muốn phát triển bền vững cần phải có sự chung tay của các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong ngành.

Hiện nay, chỉ tính riêng hoạt động giao nhận của TMĐT, mỗi ngày có hàng trăm nghìn đơn hàng được vận chuyển. Điều này vô tình gây áp lực không nhỏ tới môi trường, chính vì thế, bền vững cần phải giải quyết từ logistics.

Tại Việt Nam, Lazada là nền tảng TMĐT tiên phong nhìn nhận chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh, trong đó có vấn đề logistics, góp phần mang lại giá trị tích cực cho môi trường - xã hội - cộng đồng.

Từ năm 2017, sàn TMĐT này chuyển đổi tư duy về việc sử dụng phương tiện giao hàng, đưa xe đạp điện vào việc vận chuyển. Tới cuối năm 2022, đã có thêm nhiều xe máy điện trong hoạt động vận hành ở các thành phố lớn.

Xét về công năng, những chiếc xe máy điện này có thùng xe rộng, tải trọng cao hơn 50% so với xe máy phổ thông, tiết kiệm 25-35% chi phí nhiên liệu và 50% chi phí bảo trì. Xe máy điện còn có thể di chuyển ở nhiều địa hình phức tạp ngập nước, dốc…

Thương mại điện tử Việt Nam hướng đến phát triển bền vững - 1
Lazada sử dụng phương tiện điện trong giao hàng (Ảnh: Lazada).

"Chúng tôi tin rằng, những đặc điểm này của xe máy điện sẽ giúp thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên như người mua nhận hàng nhanh hơn còn doanh nghiệp giao hàng sẽ hiệu quả hơn, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn", đại diện Lazada nói.

Thương mại điện tử Việt Nam hướng đến phát triển bền vững - 2
Logistics xanh mở lối cho TMĐT bền vững (Ảnh: Lazada).

Bên cạnh đó, Lazada còn nỗ lực chuyển đổi sử dụng năng lượng mặt trời thay cho lưới điện tại các trung tâm chia chọn ở Indonesia và Việt Nam, nổi bật là trung tâm chia chọn Lazada Logistics Park tại khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương.

Trung tâm chia chọn mới này là dự án mang tính đột phá của công ty về logistics khi ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) tự động hóa lên đến 99% và học máy (machine learning), giúp tăng hiệu suất vận hành, giảm chi phí liên quan đến việc hoàn trả sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng, góp phần giảm khí thải ra môi trường.

Ngoài ra, đơn vị này còn nỗ lực giảm thiểu rác thải từ chất liệu và bao bì sản phẩm thông qua việc hạn chế rác thải nhựa. Theo báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG) năm 2023 do Lazada công bố, chỉ tính trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, sàn TMĐT này đã giảm 10% lượng khí thải nhà kính so với cùng kỳ năm trước.

Xây bền vững từ gốc, khai phóng tiềm năng nguồn nhân lực

Không giới hạn khái niệm phát triển bền vững trong việc giảm thiểu phát thải, theo các nhà quản lý TMĐT, một trong những yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững của ngành còn đến từ con người và quản trị.

Ở góc độ kinh doanh, Tập đoàn Lazada nhìn nhận, nền tảng của một doanh nghiệp thành công nằm ở khả năng quản trị, tạo được sự tin tưởng và trách nhiệm cho các bên liên quan. Với những nỗ lực của mình, Lazada đem tới 1,1 triệu cơ hội việc làm cho nhà bán, nhà cung cấp dịch vụ TMĐT, đối tác hậu cần, các nhân viên chuyên trách và cả người tiêu dùng thông qua mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) trên toàn Đông Nam Á.

Trong đó, lực lượng lao động nữ chiếm tới 44%, cao hơn tỷ lệ trung bình của toàn ngành công nghệ, dựa theo báo cáo của Boston Consulting Group năm 2020. Lazada cho rằng, việc thúc đẩy chính sách thu hút nhân tài, đem đến cơ hội bình đẳng về việc làm và giới tính cũng là cách tạo ra sự bền vững cho ngành.

Tại Việt Nam, Lazada cũng là nền tảng tiên phong triển khai dự án "Lazada eCommerce Education" và ký kết hợp tác chiến lược với các trường đại học hàng đầu để trở thành đối tác đào tạo TMĐT lâu dài. Chương trình đáp ứng mục tiêu của tập đoàn trong việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cho ngành TMĐT.

Thương mại điện tử Việt Nam hướng đến phát triển bền vững - 3

Mục tiêu của dự án sẽ hỗ trợ hơn 100.000 sinh viên trên toàn quốc nâng cao kinh nghiệm thực chiến về TMĐT bên cạnh kiến thức được học tại nhà trường (Ảnh: Lazada).

Chia sẻ về tầm nhìn chung của doanh nghiệp về phát triển bền vững, ông James Dong, Tổng giám đốc Tập đoàn Lazada, cho biết: "Phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội và cam kết cho tương lai. Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với chính phủ và doanh nghiệp ở sáu thị trường chính tại Đông Nam Á để đạt được tăng trưởng bền vững bằng cách xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số chất lượng cao.

Tôi tin rằng, bằng cách hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các bên tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và hướng tới một tương lai bền vững hơn".

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm