Tiêu thụ nông sản: Nếu cần, Bộ trưởng sẽ đi tiếp thị

Chưa khi nào các mặt hàng nông sản nước ta lại gặp khó khăn như thời điểm này. Nhiều mặt hàng đã giảm giá mạnh, ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, bất cứ chỗ nào có vướng mắc, đích thân Bộ trưởng sẵn sàng tới để can thiệp.

Chính sách phải “thấm” đến từng hộ nông dân

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Những ông chủ chỉ biết vắt kiệt sức công nhân
* Bộ Công thương: 2 cán bộ được bổ nhiệm cùng vị trí Trưởng phòng

*
“Đường xấu thế này mà các anh cũng thu phí à?”
*
Trung Quốc công bố Sách Trắng thứ hai về viện trợ nước ngoài

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, dù trong hơn nửa đầu năm nay xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ta vẫn tăng trên 11%, song kim ngạch các mặt hàng như lúa gạo, cao su, quả… lại sụt giảm một cách nhanh chóng.

Sở dĩ có hiện tượng này là do, nhiều mặt hàng nông sản có sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc như thanh Long 90%, sắn 86%, lúa gạo và cao su khoảng 40%. Chính vì thế, chỉ trong tháng 5 vừa qua, lượng cao su xuất sang Trung Quốc đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2013.

Đánh giá về tình trạng này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành. Mặc dù đang xây dựng tới 12 đề án, nhưng một số đơn vị dường như vẫn còn lúng túng, vẫn có sự băn khoăn, thực sự tái cơ cấu là cái gì?”. Trả lời câu hỏi này, ông Phát cho rằng:

“Tất cả công việc chỉ thực hiện được khi nó thấm đến từng hộ gia đình nông dân và các địa phương. Nhưng làm như thế nào để nó thấm đến từng hộ gia đình nông dân, đến các vùng nông thôn, chứ không phải chỉ ở số 2 Ngọc Hà (trụ sở của Bộ NNPTNT-PV), thì nó phải có kế hoạch, chủ trương cụ thể, quy hoạch cụ thể để mọi người biết”.

Riêng về lĩnh vực trồng trọt, Bộ NNPTNT đang ưu tiên triển khai các chính sách để chấn chỉnh lại ngành lúa gạo, để ngành lúa gạo thực sự có hiệu quả. Đồng thời, từng bước chuyển dịch từ trồng lúa sang cây màu khác.

“Tư tưởng, chúng ta ủng hộ nhân dân khi nhân dân lựa chọn, xác định được cây gì mà có hiệu quả hơn cây lúa và muốn chuyển đổi thì chúng ta ủng hộ. Không nhất thiết chỉ chuyển chỗ trồng lúa kém hiệu quả, kể cả những vùng trồng lúa năng suất cao nhưng có cây khác hiệu quả cao hơn, thì vẫn ủng hộ cho nông dân chuyển.

Trồng lúa 70 triệu đồng, nhưng trồng thanh long 1 tỷ, chúng ta ủng hộ, trồng hoa 1 tỷ đồng, chúng ta ủng hộ. Hay nếu trồng ngô 12 tấn như Đồng Tháp, giá 5.000 đồng, được 60 triệu đồng/ha, còn trồng lúa chỉ 6 tấn, giá 5.000 đồng, thu được có 30 triệu đồng, thì rõ ràng phải ủng hộ”- ông Phát nói.

Trước mắt, Bộ NNPTNT đang tập trung ưu tiên vào việc chuyển đổi tại khu vực Nam Bộ, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, trong đó cần chuyển đổi ngay từ vụ hè thu và thu đông này. Dự kiến, từ nay đến cuối năm sẽ chuyển đổi được 80.000/112.000ha theo quyết định mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Bộ trưởng cũng đi bán nông sản

Có thể nói, việc nhiều mặt hàng nông sản gặp khó như hiện nay chủ yếu là do các vướng mắc về thị trường Trung Quốc. Do đó, theo ông Phát, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là liên hệ với các thị trường quốc tế để tháo gỡ vướng mắc, vận động mở cửa thị trường với tinh thần, vướng ở đâu, lập tức tới đó để tháo gỡ.

“Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ sang đến tận Hà Nội, cũng chỉ để nói với chúng tôi, đề nghị các ông mở cửa thị trường cho thịt bò của nước Mỹ, trong đó có lòng trắng. Nhiều bộ trưởng của các nước sang đây chỉ để cho xuất khẩu vào nước ta một sản phẩm.

Ngay cả Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản vừa có chuyến thăm rất là quan trọng tới nước ta, nhưng cũng dành thời gian vào TP. HCM để tiếp thị cho thịt bò Nhật Bản”- ông Phát nêu gợi ý và đề nghị: “Tất cả các cơ quan trực thuộc bộ và theo yêu cầu các đồng chí có thể nêu với lãnh đạo bộ, chúng tôi cũng sẵn sàng. Bất cứ chỗ nào có khó khăn, cản trở xuất khẩu nông sản nước Việt Nam thì lập tức chúng ta phải có mặt, có hành động”.

Đối với các khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay, ông Phát đã yêu cầu, tất cả các cơ quan trực thuộc bộ, các cá nhân có liên quan khi có vướng mắc của doanh nghiệp, thì ưu tiên cao nhất để hỗ trợ tháo gỡ, đặc biệt là các cơ quan thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng.
 
Công khai thông tin cho nông dân

Đối với các thông tin liên quan đến tình hình tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đề nghị, các cơ quan thuộc bộ phải có trách nhiệm cung cấp cho xã hội, cho nhân dân biết rõ tình hình những mặt được cũng như những vấn đề đang đặt ra. Cái gì là của chúng ta, thành hay bại đều phải từ nông dân. Chúng ta chỉ dành cơ hội cho nhân dân hưởng ứng và các địa phương hưởng ứng, nên việc truyền thông là để truyền tải được thông tin đến 14 triệu hộ nông dân để bà con nông dân cùng biết và vượt qua khó khăn.
 
Theo Ngọc Lê
Dân Việt
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”