Những ngộ nhận bất ngờ về thẻ thanh toán mà hầu hết chúng ta không hề biết

(Dân trí) - Thẻ tín dụng là gì? Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ATM là sao? Vậy còn thẻ Mastercard hay thẻ Visa là thẻ gì nữa? Rồi gần đây lại nghe nói đến thẻ không tiếp xúc... Hiện nay có rất nhiều khái niệm/định nghĩa khác nhau, tuy nhiên còn có những ngộ nhận, hiểu lầm mà ngay cả những người tiêu dùng hiện đại không biết.

Thẻ tín dụng cũng có thể gọi là thẻ ATM

Thẻ ngân hàng là thuật ngữ chung để chỉ các loại thẻ được các ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) phát hành, có tác dụng thanh toán giao dịch giữa người mua và người bán, và vì còn để dùng để giao dịch tại máy ATM nữa nên nó còn được gọi là thẻ ATM.

Những ngộ nhận bất ngờ về thẻ thanh toán mà hầu hết chúng ta không hề biết - 1

Vậy thẻ ngân hàng có bao nhiêu loại?

Hiện nay có rất nhiều loại thẻ ngân hàng, tuy nhiên thẻ ngân hàng có thể chia làm 2 loại chính là thẻ credit (thẻ tín dụng) và thẻ debit (thẻ ghi nợ).

Debit (thẻ ghi nợ): là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn và được dùng theo cơ chế “mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì chỉ được xài bấy nhiêu đó thôi”. Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (là loại thẻ mà trước giờ ta hay quen gọi là thẻ ATM, chỉ được dùng để thanh toán nội địa) và thẻ ghi nợ quốc tế (được dùng để thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế.

Credit (thẻ tín dụng): là loại thẻ không cần phải có tài khoản ngân hàng và được dùng theo cơ chế “tiêu xài trước, trả tiền sau” trong 1 hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn dựa trên cơ sở thu nhập hàng tháng của bạn. Sau khoảng thời gian thông thường là 45 ngày, bạn cần phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng, nếu chậm trễ bạn sẽ chịu lãi suất vay rất cao.

Chúng ta thường chỉ nghĩ rằng thẻ ATM là thẻ ghi nợ (debit) nội đia, nhưng thực ra thẻ tín dụng (credit) cũng có thể gọi là thẻ ATM, bởi vì thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế đều có thể sử dụng để rút tiền tại các máy ATM. Thậm chí rất đông dân số còn đánh đồng việc sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (thường gọi là thẻ ATM) chỉ là để rút tiền tại ATM trong khi chúng ta có thể dùng để thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và văn minh khi đi siêu thị, mua sắm…

Mastercard hay Visa không phải là hai ngân hàng phát hành thẻ

Hiện nay khi nói đến các dòng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế, hai dòng thẻ chính người tiêu dùng Việt Nam hay sử dụng là thẻ Mastercard và thẻ Visa. Chắc chắn rằng, nhiều người trong chúng ta vẫn ngộ nhận rằng Mastercard và Visa là hai ngân hàng. Tuy nhiên, hai tổ chức này không phải là ngân hàng bởi vì hai đơn vị này không kinh doanh các dịch vụ tiền tệ như những ngân hàng khác mà họ chỉ là đơn vị trung gian giúp thực hiện và xử lý các giao dịch thanh toán điện tử trên toàn cầu một cách nhanh chóng và an toàn.

Những ngộ nhận bất ngờ về thẻ thanh toán mà hầu hết chúng ta không hề biết - 2

Phương thức hoạt động của Mastercard và Visa đó chính là liên kết với các ngân hàng trên khắp thế giới phát hành các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế cho các khách hàng. Đó là lí do chúng ta thường thấy tên gọi của các loại thẻ thanh toán thường theo cú pháp [loại thẻ thanh toán] [đơn vị xử lý giao dịch] [ngân hàng phát hành], chẳng hạn thẻ ghi nợ Mastercard ACB, thẻ tín dụng Mastercard Techcombank…

Nói đến Mastercard thì chúng ta nghĩ đến một công ty chuyên về công nghệ trong ngành công nghiệp thanh toán quốc tế, vì thế thẻ thanh toán Mastercard có các công nghệ bảo mật rất cao và tốc độ thanh toán cực nhanh. Với nhu cầu bảo mật ngày cao tinh vi và phức tạp, Mastercard còn cung cấp công nghệ thẻ không tiếp xúc (contactless payment), giúp bảo vệ dữ liệu giao dịch cao hơn. Khi thanh toán ạn chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào các máy POS mà không phải đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng, giúp giảm thiểu rủi ro bị mất hay làm giả.

Những ngộ nhận bất ngờ về thẻ thanh toán mà hầu hết chúng ta không hề biết - 3

Điều này giúp giải đáp câu hỏi về thẻ không tiếp xúc. Không tiếp xúc (contactless payment) thực chất chỉ là một công nghệ được trang bị cho các loại thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng mà thôi.

45 ngày miễn lãi của thẻ tín dụng đôi khi chỉ còn 15 ngày thôi, vì sao?

Mỗi ngân hàng sẽ có hai ngày gọi là ngày thanh toán và ngày chốt sao kê. Lấy ví dụ ngày thanh toán của thẻ tín dụng Mastercard ACB là ngày 22/2 hàng tháng, và ngày 7/2 sẽ là ngày chốt sao kê – nghĩa là ngân hàng sẽ chốt các giao dịch diễn ra từ ngày 7/1 đến ngày 7/2.

Vì thế, nếu ngày 7/2 bạn hí hửng đi mua cái iPhone X 30 triệu bằng thẻ tín dụng rồi ngồi an tâm đợi 45 ngày sau mới thanh toán là sai rồi đó. Nếu bạn mua vào ngày 7/1 thì mới đúng là 45 ngày, còn mua vào ngày 7/2 thì chỉ được 15 ngày mà thôi.


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm