Ngân hàng Quốc Dân - một năm sau tái cấu trúc!

Để vực dậy các tổ chức tín dụng, tái cấu trúc là hướng đi được xem là tất yếu!

Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố danh sách 9 tổ chức tín dụng yếu kém là các tổ chức có nợ xấu cao, lợi nhuận thấp hoặc âm liên tục dẫn đến hụt vốn điều lệ và đặc biệt là rơi vào tình trạng mất hoặc rất căng thẳng về thanh khoản… Và lối thoát khả thi cho thực trạng này của các ngân hàng chính là “Tái cấu trúc”!

Nói về câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ông Cao Sỹ Kiêm, cho hay: “Khi ông đương chức, chỉ có 5 Ngân hàng thương mại quốc doanh nên chưa có khái niệm tái cấu trúc mà chỉ là sắp xếp, củng cố lại. Hiện nay, tác động của môi trường kinh tế thế giới, thực tế phát triển và hội nhập của Việt Nam đòi hỏi phải cấp bách tái cấu trúc lại cơ cấu của nền kinh tế, hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó trọng tâm nhất là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng".

Trên thực tế, đến nay quá trình xử lý, tái cấu trúc 9 ngân hàng yếu kém đầu tiên đã gần hoàn thành. Trước hết là sự sáp nhập của 3 ngân hàng: Sài Gòn (SCB cũ), Tín Nghĩa và Đệ Nhất, tiếp theo là Habubank sáp nhập với SHB, Tập đoàn Doji đầu tư vào Ngân hàng Tiên Phong, Tập đoàn Thiên Thanh đầu tư vào Ngân hàng Đại Tín và hoạt động với tên mới Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Trong xu hướng tái cấu trúc để phát triển, nhưng có phần “đặc biệt hơn”
 
Trong xu hướng tái cấu trúc để phát triển, nhưng có phần “đặc biệt hơn”  đó là Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (tức là Ngân hàng Nam Việt - Navibank cũ), khi NCB đã được NHNN chấp thuận đề án tái cấu trúc bằng nguồn lực của chính mình. Đối với Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB, tái cấu trúc là cơ hội  để NCB thay đổi  và giành lại chỗ đứng, khẳng định vị thế của mình tại thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam.

Bước rẽ hợp lý

Thành lập năm 1995, ngân hàng Nông thôn Sông Kiên với quy mô nhỏ tại tỉnh Kiên Giang, sau 18 năm hoạt động và phát triển, định hướng kinh doanh và cơ cấu quản trị cũ đã không còn phù hợp và không theo kịp sự biến đổi của thị trường, Ngân hàng Nam Việt gần như hụt hơi khi trong 03 năm 2010-2012 đã không hoàn thành kế hoạch, nợ xấu tăng cao.

Đặc biệt, Ngân hàng Nam Việt gặp vấn đề lớn trong quản trị rủi ro, hệ thống quản trị và điều hành thiếu đồng bộ, phân bổ nguồn lực không hiệu quả … Vì thế, khi nền kinh tế Việt Nam khủng hoảng, Ngân hàng Nam Việt nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn và chỉ có tái cấu trúc mới giúp Ngân hàng thực sự thay đổi và tiếp tục phát triển.

Trước thực trạng đó, ngân hàng TMCP Nam Việt đã đề xuất với NHNN cho phép tự tái cấu trúc dựa trên các nguồn lực sẵn có. Đầu năm 2014, bắt đầu cho giai đoạn phát triển mới, Nam Việt được “thay áo mới” bằng tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cùng với hệ thống nhận diện mới trẻ trung, gần gũi và hiện đại với một chiến lược táo bạo đầy tham vọng.

Để chuyển mình…

Theo đánh giá sơ bộ, từ khi được NHNN phê duyệt thực hiện Đề án tự tái cấu trúc tháng 6/2013 đến cuối năm 2013, NCB đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 nhưng các chỉ tiêu tài chính của NCB đều thể hiện sự tăng trưởng tốt so với năm 2012.

Để có những bước tiến này, NCB đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tổ chức lại mô hình hoạt động từ Hội Sở đến Chi Nhánh theo mô hình ngân hàng nước ngoài hiện đại nhưng vẫn phù hợp với kinh tế Việt Nam. Điều chuyển nhân sự, kiện toàn bộ máy bán hàng, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân; Quyết liệt trong xử lý và thu hồi công nợ. Bộ máy quản lý rủi ro được tổ chức lại, tập trung chuyên sâu theo hai lĩnh vực chính: rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng. Cơ chế quản trị điều hành và phê duyệt tín dụng cũng được xây dựng theo hướng phân cấp, ủy quyền với hạn mức cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro.

Yếu tố con người – mấu chốt của mọi thành công - đang được cải thiện nhanh chóng. Theo đó, ưu tiên hướng tập trung thu hút nhân tài, đào tạo lực lượng nòng cốt, nhà quản lý hiệu quả để xây dựng một hệ thống vững mạnh.

Tại một điểm giao dịch của Ngân hàng NCB
Tại một điểm giao dịch của Ngân hàng NCB

Sự thay đổi quan trọng nhất của NCB có lẽ là chiến lược phát triển đã được thay đổi, phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng kinh doanh tập trung vào khách hàng cá nhân, SME, khách hàng lớn có chọn lọc với triết lý lấy khách hàng làm trung tâm, coi chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố hàng đầu để cải tiến hoạt động... Bên cạnh những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc, NCB cũng đang xây dựng những chiến lược cụ thể mang tính chất đột phá, có phân khúc rõ ràng và tập trung. 

Ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiệu quả trong hoạt động  là một chiến lược quan trọng đang được NCB tích cực triển khai. Đánh dấu đổi mới này là hệ thống Core Banking (NCB phối hợp với FPT), vừa khởi động ngày 26/05/2014.  Qua đó, giúp đơn giản hóa và kiểm soát chặt chẽ các thao tác tác nghiệp; Cải thiện việc quản trị các thông tin khách hàng và sản phẩm; Hỗ trợ thao tác vận hành sẽ dễ dàng, thuận tiện, an toàn và bảo mật hơn… tất cả mọi dịch vụ, tiện ích đều hướng đến mục tiêu  giúp khách hàng trải nghiệm một cách dễ dàng các dịch vụ của NCB.

Chia sẻ thêm về chiến lược dài hạn, Bà Trần Hải Anh – Tổng Giám đốc NCB cho biết: “Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các địa bàn kinh tế trọng điểm: Phát triển thị trường miền Bắc khi chuyển Hội sở về Hà Nội, củng cố thị trường Miền Nam cũng như các địa bàn có trụ sở của NCB trong giai đoạn 2014 – 2018; Xây dựng các điểm giao dịch trở thành những trung tâm lợi nhuận của hệ thống. Sau 2018, NCB sẽ phát triển mạng lưới theo hướng chọn lọc và phát triển tại một số  địa bàn kinh tế trọng điểm khác như vùng Tây Bắc bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên… NCB cũng đã hoàn thiện kế hoạch di chuyển Hội sở ra Hà Nội nhằm phát triển mạnh hơn kinh doanh ở thị trường miền Bắc. Song, thị trường miền Nam vẫn giữ vai trò “tâm điểm” và chiếm 65% - 70% hoạt động toàn Ngân hàng.”

  Trần Hải Anh cũng chia sẻ thêm: “Một điểm không thể không nhắc đến trong quá trình Tái cấu trúc là chiến lược phát triển thành một ngân hàng bán lẻ thân thiện, gần gũi khách hàng, đặc biệt với giới trẻ. Điều này thể hiện đồng nhất từ triết lý kinh doanh đến logo, hình ảnh, hệ thống giao diện … đều được khoác “áo mới” mang nhiều nét hiện đại, trẻ trung, màu sắc xanh đỏ hoà quyện kết hợp giữa sự thân thiện, đoàn kết, gần gũi với sự hiện đại, quyết tâm, kỷ luật trên nền màu trắng của sự liêm chính, trung thực… 

Tại một điểm giao dịch của Ngân hàng NCB
Nhìn lại một năm “tái cấu trúc tự thân”, với một số kết quả đáng khích lệ đã trở thành động lực để NCB tiếp tục chinh phục các mục tiêu mới, khẳng định vị thế. Theo đó, với tôn chỉ lấy khách hàng làm trọng tâm, NCB sẽ nâng vốn điều lệ song song với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác chiến lược, củng cố tổ chức, nhân lực, nâng cao hệ số an toàn trong hoạt động, lợi nhuận như các ngân hàng cùng quy mô…

Đến hết quý I/2014, NCB với chiến lược tập trung phát triển theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, tập trung vào phân khúc kinh doanh nhà và xe, lấy khách hàng làm trung tâm và nâng tầm chất lượng dịch vụ. NCB đã đạt được những kết quả kinh doanh đầy khả quan, khẳng định sự đúng đắn trong việc quyết liệt tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Qua gần một năm “tái cấu trúc tự thân”, năm 2013, NCB đã đón nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như UBND TP Hồ Chí Minh về việc tích cực tham gia các hoạt động kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.






 
 
 
 
 
L.An